Mối quan hệ anh em

Một phần của tài liệu Quan hệ gia đình trong cái nhìn so sánh giữa ca dao Nam Bộ và ca dao Bắc Bộ (Trang 60)

Quan hệ anh chị em trong gia đình như đã nói ở trên là một trong ba mối quan hệ cơ bản, là tình cảm huyết thống gắn bó bền chặt. Tình cảm của anh chị em trong gia đình là cội nguồn của sự yên ấm, sự đoàn kết tạo nên sức mạnh vượt qua khó khăn cho cả gia đình. Nói đến quan hệ anh chị em trong gia đình là phải nói tới sự yêu thương, gắn bó. Ca dao của miền nào cũng đều có nội dung này là nội dung chính của mảng ca dao về quan hệ anh em:

Anh em như thể chân tay Rách lành đùm bọ dở hay đỡ đần

Cắt dây bầu dây bí Chứ ai nỡ cắt dây chị dây em

Anh em cùng mẹ cùng cha Tương cà mắm muối một nhà yên vui

Dẫu rằng bát cháo chia đôi Củ khoai xẻ nửa hơn ai đầy nồi

Tình cảm anh em luôn luôn được ví với từng ngón tay trên một bàn tay, ví với một sợi dây kết nối không gì chia cắt. Sự gắn bó đối với mối quan hệ anh em không chỉ mang ý nghĩa thông thường của nó mà mang ý nghĩa thiêng liêng, ý nghĩa máu thịt. Có lẽ bởi vậy, cùng với nội dung gắn bó thì quan hệ anh em trong ca dao bao giờ cũng thể hiện tình yêu thương sâu đậm:

Phận nghèo cay đắng trăm bề Thương em chị biết lấy gì nuôi em

Ước gì chị hóa ra chim

Tha mồi nuôi mẹ nuôi em trên cành Tha rơm đồng cỏ mông mênh Về xây tổ ấm mái đình cây đa

(Ca dao Bắc Bộ)

Em ăn một hớp cháo hoa

Nước mát chị chảy chan hòa năm canh (Ca dao Bắc Bộ)

Lời nguyện ước của người chị ở câu ca dao đầu tiên chính là biểu hiện sâu sắc của tình yêu thương mà người chị dành cho em mình. Trong cảnh đói nghèo, người chị mang trong mình nỗi lo canh cánh chuyện nuôi em. Người chị cũng đồng thời thể hiện ước nguyện được hi sinh, được lao động để có thể

chăm sóc chở che cho em mình. Để rồi một hạnh phúc nho nhỏ của em “ăn một hớp cháo hoa” cũng có thể khiến cho lòng chị có được niềm hạnh phúc dạt dào “nước mát chị chảy chan hòa năm canh”

Tình yêu thương tự nhiên, nhuần nhị mà sâu đậm đó của người chị ở Bắc Bộ đã tìm được tiếng đồng cảm ở rất nhiều người chị, người anh, người em Nam Bộ:

Em tôi khát sữa bú tay Ai cho bú thép ngày ngày cám ơn

Tình cảm anh em ruột thịt qua những câu ca dao về sự gắn bó, tình yêu thương đã được đề cao. Yêu thương, gắn bó tạo nên sức mạnh cho cá nhân mà cũng cho cả gia đình. Ca dao cũng phản ánh ước mong đông anh, nhiều em của người Việt xưa:

Muốn cho lắm cỗi nhiều cành Muốn cho lắm chị nhiều anh cậy nhờ

Nhưng bên cạnh đó, ca dao cũng vẫn có cái nhìn nhiều chiều với mối quan hệ này. Ca dao Bắc Bộ và Nam Bộ cũng đều có bài chê trách, phê phán những người không trọng mối dây liên kết với anh em mình:

Chị em ta bánh đa bánh đúc Chị em người dùi đục cẳng tay

Anh em bất nghĩa chi khoèo Anh dữ như mèo tôi lại là trâu

Anh em thật thậm là hiền

Chỉ một đồng tiền làm mất lòng nhau

Vì thất vọng với những người anh em như vậy mà ca dao hai miền cũng có nhiều câu không đề cao tình cảm anh em nữa:

Anh em bốn bể là nhà

Người dưng khác họ cũng là anh em

Anh em có ngãi thì đãi anh em Anh em vô ngãi thì đừng anh em

Bên cạnh mối quan hệ anh em ruột thịt, ca dao cũng đề cập tới mối quan hệ anh em không cùng huyết thống nhưng với một cái nhìn khá thờ ơ:

Đắng cay cũng chị em ta

Dù ngọt như mía cũng là người dưng

Đắng cay cũng thể ruột rà (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Ngọt ngào cho lắm cũng là người dưng

Những câu ca dao với nội dung như trên thường xuất hiện ở ca dao Bắc Bộ. Bắc Bộ là vùng đất “cũ” với làng xóm quần tụ, gia đình sum vầy cho nên tính chất máu mủ, ruột thịt vẫn luôn luôn được xem trọng. Với gia đình là trung tâm của đời sống thì mối quan hệ anh em ruột thịt đặc biệt quan trọng. Tính huyết thống luôn được đưa lên hàng đầu và rất được coi trọng ở Bắc Bộ. Trong khi ở vùng đất “mới” Nam Bộ, người tứ xứ luôn phải dựa vào nhau để cùng đối mặt với những khó khăn, sóng gió trong cuộc sống còn nhiều bấp bênh do vậy họ trọng nghĩa khí, ưa quảng giao và không còn nặng ý thức máu mủ, ruột rà nữa. Những câu ca dao đề cao mối quan hệ máu mủ này không phổ biến trong ca dao Nam Bộ.

Bên cạnh đó, ca dao hai miền còn có một số lượng bài nhỏ nói về các mối quan hệ anh em khác như anh em dâu, rể, chị dâu, em chồng. Những mối quan hệ này thường không nặng nghĩa tình, và thường thể hiện tính chất phức tạp:

Em chồng ở với chị dâu

Những mối quan hệ anh em này sở dĩ không được xem trọng và thể hiện những khía cạnh phức tạp là do không có sự gắn kết của huyết thống. Người Việt trọng mối quan hệ liên quan trực tiếp đến những người trong gia đình. Sau mối quan hệ ruột thịt của bố mẹ với con cái, anh chị em ruột với nhau thì người Việt còn đề cao mối quan hệ họ hàng, quan hệ anh em thân tộc mà ví dụ cụ thể là quan hệ cô dì, chú bác, cậu mợ… Quan niệm “một giọt máu đào hơn ao nước lã” đã kết nối những người trong họ tộc lại với nhau. Tình đoàn kết kết, sức mạnh của mối quan hệ này có thể giúp suy trì sự yên ấm, bình ổn cho gia đình, giúp đỡ gia đình vượt qua khó khăn, sóng gió. Những mối quan hệ này cũng thường được ca dao Nam Bộ và Bắc Bộ mô tả trong tình cảm ruột rà, gần gũi, đỡ đần:

Chi bằng có chú đỡ anh Có cô đỡ cậu có mình đỡ ta

Dì ruột thương cháu như con Rủi mà không mẹ cháu còn cậy trông

Bên cạnh mối quan hệ gần gũi đó, ca dao hai miền cũng chỉ ra những mối quan hệ xa cách, không cùng máu mủ, không gần gũi:

Chồng cô với lại chồng dì

Tiếng kêu bằng dượng tình thì lãng lênh

Một phần của tài liệu Quan hệ gia đình trong cái nhìn so sánh giữa ca dao Nam Bộ và ca dao Bắc Bộ (Trang 60)