Mối quan hệ vợ chồng

Một phần của tài liệu Quan hệ gia đình trong cái nhìn so sánh giữa ca dao Nam Bộ và ca dao Bắc Bộ (Trang 47)

Theo thống kê của Nguyễn Thị Kim Liên thì trong chủ đề gia đình và các mối quan hệ xã hội, mảng ca dao về tình nghĩa vợ chồng chiếm tỉ lệ 55,6% (617/1110 bài). Điều này cho thấy đây là một vấn đề khá được quan tâm trong ca dao và trong đời sống tinh thần của người Việt. Có thể nói trong

quan hệ gia đình thì mối quan hệ vợ chồng là mối quan hệ cơ bản, rường cột chi phối các mối quan hệ còn lại. Gia đình khởi nguồn từ chính sự gắn bó trọn đời của người vợ, người chồng. Mối quan hệ vợ chồng cũng có thể nói là mối quan hệ có nhiều cung bậc cảm xúc nhất trong các mối quan hệ gia đình. Có thể kể ra đây rất nhiều tình cảm, tâm trạng trong mối quan hệ vợ chồng như yêu thương, thề hẹn, giận hờn, ghen tuông, oán trách. Trong cộng đồng xưa đặc biệt là cộng đồng ở Bắc Bộ, cuộc sống có nhiều rào cản khuôn phép khiến cho người Việt khó có thể trực tiếp bộc lộ suy nghĩ, tâm tư của mình. Ca dao phát triển đem đến cho nhân dân hình thức giãi bày, thể hiện tình cảm vừa cô đọng, vừa hàm súc, vừa mượt mà uyển chuyển. Do vậy, ca dao chính là phương tiện hữu hiệu để người vợ, người chồng Việt giãi bày, tâm sự. Điều này đã tạo nên số lượng đáng kể và nội dung phong phú của những câu ca dao về quan hệ vợ chồng.

Trong xã hội cũ hôn nhân hạnh phúc của mỗi cá nhân thường không phải do người đó tự quyết định. Xã hội với sự chi phối của tư tưởng Nho giáo khiến cho cuộc sống bị ràng buộc bởi vòng lễ giáo do vậy việc hôn nhân đại sự mang tính trọng đại lại càng bị kiểm soát chặt chẽ, bị chi phối bởi nhiều vấn đề khác hơn. Trong thời đại đó, hôn nhân luôn luôn gắn với quan niệm “Cha mẹ đặt đâu con ngồi đó” vì vậy hầu hết hôn nhân đều không bắt đầu từ tình yêu. Những người phải chịu đựng các cuộc hôn nhân không tình yêu đó có thể tìm thấy rất nhiều trong xã hội. Tình yêu, khát vọng tình yêu của họ không được đáp đền, bản thân họ cũng không đủ khả năng để phản kháng, để chống lại vòng kiềm tỏa của cả một hệ thống tư tưởng xã hội. Họ chỉ biết thể hiện nỗi thất vọng, đau buồn của mình qua những lời oán than:

Bị ép duyên nên tôi phải kêu trời Giá duyên ai gá, bỏ tiếng đời em mang

Bí lên ba lá Trách ba trách má, Không ngắt ngọn làm giàn, Để bí bò lan, Trách hường nhan, Vô duyên bạc phận,

Duyên nợ gần không đặng xứng đôi (Ca dao Nam Bộ)

Cha mẹ bảo ưng em đừng mới phải Em nỡ lòng nào bạc ngãi bỏ anh

(Ca dao Nam Bộ)

Tiếng oán than đó lúc gửi cho mẹ cha, lúc gửi cho người thương đã nghe lời mẹ cha mà bỏ duyên tình, lúc lại là trách giận bản thân mình không thể tự quyết số phận của bản thân:

Ăn chanh ngồi gốc cây chanh Bác mẹ ép gả cho anh học trò

(Ca dao Bắc Bộ)

Cha ơi liệu cơm gắp mắm Ép gả con vào cố đấm ăn xôi

Bây giờ do dáng con người Mẹ cha gả bán cho nơi chẳng vừa

Trái duyên khôn ép, khôn ưa Trách mình đã lỡ, trách cha đã lầm

Thông qua ca dao, người Việt đã thổ lộ hết nỗi lòng, bày tỏ quan niệm của mình, than thân trách phận, cất tiếng nói phản kháng những lề thói đã làm tổn thương hôn nhân của họ.

Những lời oán than đó cho thấy người Việt luôn tâm niệm hôn nhân hạnh phúc là phải khởi nguồn từ tình yêu, từ sự chia sẻ, đồng cảm chứ không thể từ địa vị, hay vật chất. Cái nhìn của các nhân vật trữ tình trong ca dao đã thể hiện tâm niệm trên rất rõ ràng, thẳng thắn mà chân chất. Người Việt tin rằng bằng lao động, qua lao động họ có thể xây dựng hạnh phúc gia đình. Chính vì vậy, ca dao Bắc Bộ và Nam Bộ cùng thống nhất với nhau ở nội dung ca ngợi cuộc sống gia đình, ca ngợi sự gắn bó của vợ chồng. Ca dao thể hiện sự trân trọng của nhân dân với hạnh phúc gia đình, tình cảm vợ chồng và vai trò của tình cảm vợ chồng trong đời sống:

Vợ chồng nghĩa nặng tình sâu

Thương cho đến thưở bạc đầu vẫn thương (Ca dao Bắc Bộ)

Lầu nào cao bằng lầu ông Chánh Bánh nào trắng bằng bánh bò bông

Đạo nào sâu bằng đạo vợ chồng Đêm nằm nghĩ lại nước mắt hồng tuôn rơi

(Ca dao Nam Bộ)

Khi cuộc sống có nhiều trói buộc thì việc người ta có được tình yêu hay có được hôn nhân hạnh phúc là một điều vô cùng quý giá. Điều này lí giải cho thái độ trân trọng của người Việt với hôn nhân và tình cảm gia đình. Điều này cũng là minh chứng cho quan niệm mang tính chất hai chiều của người Việt: hôn nhân hạnh phúc là phải có tình yêu và tình yêu thật sự thì phải hướng tới hôn nhân. Ca ngợi tình cảm vợ chồng keo sơn, ca ngợi cuộc sống gia đình

chính là ca ngợi giá trị muôn đời của tình yêu thương chân chính. Quan niệm này đã khiến tình cảm vợ chồng trở nên thiêng liêng, cao quý, trở thành “nghĩa vợ chồng”, “đạo vợ chồng”:

Vợ chồng nghĩa trọng Nhân nghĩa tình thâm Xa nhau muôn dặm cũng tầm Gặp nhau hớn hở tay cầm, lời trao

(Ca dao Nam Bộ)

Vợ chồng là nghĩ tào khang Xuống khe bắt ốc lên ngàn hái rau

(Ca dao Bắc Bộ)

Vì đạo nghĩa vợ chồng mà khi đã gắn bó với nhau là gắn bó đến cuối cuộc đời, gắn bó keo sơn, không gì có thể chia lìa được:

Chồng như giỏ vợ như hom

Đá vàng chung dạ, cháo cơm chung lòng (Ca dao Nam Bộ)

Lấy chồng thì phải theo chồng Chồng đi sứ sự phải bồng con theo (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Quản chi vượt suối qua đèo

Nắng mưa thiếp chịu, đói nghèo thiếp cam (Ca dao Bắc Bộ)

Tình nghĩa vợ chồng sâu nặng như vậy cho nên người ta có thể chấp nhận mọi khó khăn, gian khổ để gìn giữ lời vàng đá đã trao cho nhau. Trong ca dao nói chung và ca dao Bắc Bộ và Nam Bộ nói riêng, ta có thể thấy có rất nhiều câu nói về cảnh vợ chồng bần hàn, nghèo túng những hạnh phúc, chan

chứa yêu thương. Hạnh phúc gia đình của người Việt là hạnh phúc mà không sợ thiếu thốn vật chất tầm thường nào có thể chia rẽ:

Lấy chồng thợ mộc sướng sao Mạt cưa dấm bếp vở bào nấu cơm

Vỏ bào thì cháy như rơm Mạt cưa dấm bếp thì thơm như trầm

Râu tôm nấu với ruột bầu

Chồng chan vợ húp gật đầu khen ngon

Lấy anh thì sướng hơn vua Anh đi đánh giậm được cua kềnh càng

Đêm về nấu nấu rang rang Chồng chan vợ húp lại càng hơn vua

(Ca dao Bắc Bộ)

Cuộc sống vất vả, thiếu thốn của cặp vợ chồng nghèo hiện lên trong ca dao thật rõ ràng với “râu tôm”, “ruột bầu”, “con cua”. Nhưng những thứ vật chất quả thật rất giản dị, nhỏ bé đó trong con mắt người vợ người chồng lại là những sản vật “hơn vua”. Sự so sánh kỳ lạ đó hợp lý ở cái tình, ở cái lòng của người thưởng thức. Chỉ cần có nhau, vợ chồng thuận hòa, hạnh phúc cùng chia sẻ, cận kề bên nhau thì món nào chẳng là món ngon, vật nào chẳng là vật qúy. Cái không khí “chồng chan vợ húp”, “nấu nấu rang rang” đó đã làm nổi bật lên sự đầm ấm, nổi bật lên sự lạc quan, tin tưởng của người Việt vào hạnh phúc của mình. Cuộc sống thanh bần không còn là gánh nặng, không thể làm mờ đi nét tươi vui, hòa hợp trong cuộc sống vợ chồng. Không khí đó ta cũng có thể tìm thấy trong ca dao Nam Bộ:

Chồng người xe ngựa người thương Chồng em khố đũi em thương em chiều

Cá trê nấu với canh bầu

Chồng chan vợ húp gật đầu khen ngon

Như vậy, đi đến đâu ta cũng bắt gặp những câu ca dao ca ngợi cuộc sống dù còn nghèo khổ nhưng lại ấm áp tình nghĩa vợ chồng. Đó vừa là hiện thực cuộc sống vừa là mơ ước, vừa là lòng tin son sắt của người Việt vào mối quan hệ vợ chồng.

Vì còn nhiều vất vả, khó nghèo như vậy nên hình ảnh vợ chồng người Việt thuở xưa thường gắn với cảnh lao động, cảnh chân lấm tay bùn. Tinh thần lạc quan của họ tiếp tục nảy nở trong việc cùng nhau lao động. Quan hệ vợ chồng gắn bó với nhau trong lao động, trong lao động tình yêu nảy nở. Bức tranh lao động của người chồng người vợ do vậy cũng chính là bức tranh hạnh phúc của gia đình:

Trời mưa cho ướt lá cau Vợ chồng hí hửng rủ nhau đi bừa

Bừa xong thì cũng là vừa

Gieo mạ chuẩn bị cho mùa cấy chiêm (Ca dao Bắc Bộ)

Ca dao Bắc Bộ đã ghi lại khung cảnh gia đình vui vẻ hòa nhịp lao động trên những cánh đồng với lòng phơi phới hướng về tương lai. Cảnh lao động trong câu ca dao này mang lại niềm vui, mang lại niềm hi vọng bởi lao động chân chính, lương thiện chính là cơ sở vững chắc cho hạnh phúc gia đình. Khi cả vợ cả chồng cùng góp tay chung sức thì họ có quyền tin tưởng vào một tương lai no đủ:

Chồng chài, vợ lưới, con câu Lân la khúc vịnh, không giàu đủ ăn

Từ những câu ca dao này, ta thấy tình cảm vợ chồng thật thiêng liêng, cao cả, ta thấy sức mạnh của câu “thuận vợ thuận chồng tát bể Đông cũng cạn”. Gắn bó với nhau như vậy, chia sẻ ngọt bùi với nhau như vậy nên người Việt hết sức đề cao lòng yêu thương và sự thủy chung. Nội dung này có thể nói là nội dung không thể thiếu khi nhắc tới ca dao về quan hệ vợ chồng:

Chồng em áo rách em thương

Chồng người áo gấm xông hương mặc người

Anh đi em ở lại nhà

Hai vai gánh vác mẹ gìa con thơ Lầm than bao quản muối dưa Anh đi anh liệu hơn thua với đời

(Ca dao Bắc Bộ)

Có thể nói, thông qua ca dao, nhân dân đã khẳng định có được hạnh phúc gia đình là do người vợ, người chồng biết giữ đạo nghĩa, giữ lòng thủy chung:

Em đừng than ngắn thở dài Nghĩa em anh giữ nào phai tấc lòng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đôi ta đã tạc chữ đồng Tử sinh sinh tử một lòng có nhau

(Ca dao Nam Bộ)

Đặc biệt, ở những câu ca dao nói về tình cảm thủy chung trong quan hệ vợ chồng này, ta thấy rõ vai trò của người phụ nữ. Người phụ nữ biết khéo léo, biết nhường nhịn, biết son sắt với chồng thì mới vun vén, vun đắp được một gia đình hạnh phúc dài lâu. Trong xã hội phụ quyền, người phụ nữ là người phải nỗ lực nhiều hơn để giữ gìn tình yêu, tình cảm trong hôn nhân của mình:

Chim quyên ăn trái ổi tàu

Thương nhau bất luận khó giàu mà chi Chữ rằng chi tử vu quy

Làm thân con gái phải đi theo chồng

Thương chồng nấu cháo le le Nấu canh bông bí nấu chè hạt sen

(Ca dao Nam Bộ)

Ở những câu ca dao với chủ đề này tiếng nói tâm tình của người phụ nữ Nam Bộ hay Bắc Bộ cũng đều có cùng âm hưởng. Họ cũng một lòng hướng về chồng, hướng về gia đình, nhiều khi nhận hết cả khó khăn, vất vả cho riêng mình. Người phụ nữ lo tất cả việc nhà, lo việc “tầm thường, cỏn con” để chồng tập trung làm những việc lớn lao hơn, giúp đời, giúp nước chẳng hạn. Đạo lý thủy chung của người vợ đã tôn vinh vẻ đẹp của người phụ nữ Việt Nam, vẻ đẹp công dung ngôn hạnh vẹn toàn, chịu khó chịu thương:

Em thời canh cửi trong nhà Nuôi anh đi học đỗ khoa bảng vàng

Trước là vinh hiển tổ đường Bõ công đèn sách lưu công đời đời

Tình cảm của người phụ nữ Việt Nam thật đáng quý, đáng trân trọng. Họ yêu thương chồng bằng cả tấm lòng, thủy chung với chồng theo đạo đức của người vợ hiền, chu toàn với gia đình bằng cách sống theo bổn phận làm vợ làm mẹ của mình. Ca dao cả hai miền vì thế không chỉ đề cao sự thủy chung trong mối quan hệ vợ chồng còn đề cao tấm lòng thủy chung của người vợ, ca ngợi vẻ đẹp của người phụ nữ Việt Nam.

Nhắc tới quan hệ vợ chồng, ca dao không chỉ nhắc tới đạo nghĩa, đạo lý mà còn cần nhắc đến nhiều trạng huống tình cảm khác. Những sắc màu tình

cảm vợ chồng này mới chính là thế giới muôn màu mà ca dao nắm bắt và chuyển tải. Khác với những thể loại còn lại của văn học dân gian, ca dao có lợi thế trong việc giúp nhân vật trữ trình bày tỏ tâm tư, suy nghĩ cho nên ca dao cũng đi sâu khai thác những rung động trong tâm hồn của quan hệ vợ chồng. Một trong những tình cảm lớn lao và tha thiết nhất, được cả ca dao Bắc Bộ và ca dao Nam Bộ mô tả kĩ càng, phong phú trong mối quan hệ vợ chồng chính là nỗi nhớ thương:

Thiếp nhớ chàng tấm phên hư, nuột lạt đứt Chàng nhớ thiếp khi đắng nước nghẹn cơm

Anh đi ba bốn năm tròn Để em giã gạo chày con một mình

(Ca dao Bắc Bộ)

Câu ca dao thể hiện nỗi cô đơn của người vợ mà cũng thể hiện sự trông ngóng khôn nguôi đối với người chồng. Tình cảnh đáng thương, đáng buồn này ta gặp nhiều trong những câu ca dao nói về cảnh chia ly, chia lìa của người vợ và người chồng. Không rõ vì hoàn cảnh gì nhưng những người đầu ấp tay kề bỗng chốc phải chia xa nhau cũng làm cho người trong cuộc rối bời tâm tư. Gửi theo bước chân người đi bao giờ cũng là nỗi nhớ thương không dứt mà gửi về cho người ở lại là ao ước được trở về của người đi. Hoàn cảnh chia lìa của người vợ, người chồng trong những câu ca dao ở Bắc Bộ và Nam Bộ có thể khác nhau: chia ly vì chiến trận, chia ly vì khoa cử, chia ly vì những cuộc khẩn hoang dài ngày… nhưng cái nội dung thương nhớ là tiếng lòng đồng điệu không ở nơi nào không tha thiết, không nồng nàn như thế:

Ai kêu ai hú bên sông

Tôi đang sắm sửa cho chồng xuống ghe Chồng xuống ghe quạt che tay ngoắt

Cất mái chèo ruột thắt từng cơn (Ca dao Nam Bộ)

Người phụ nữ Nam Bộ tiễn chồng trong khung cảnh nước trời mênh mông cho nên cái cảm xúc “ruột thắt từng cơn” đó càng nghe càng thấy thổn thức, càng thấy dứt day. Miền đất Nam Bộ là miền đất của những lưu dân, của những cuộc khẩn hoang nên cảnh chia ly, xa cách này rất đỗi quen thuộc. Những người lưu dân đi đến vùng đất mới luôn để lại sau lưng mình rất nhiều nhớ thương, rất nhiều luyến lưu với người thân ở lại.

Nỗi nhớ thắt ruột, thắt gan như vậy nhưng người vợ, người chồng Việt Nam chưa bao giờ buông xuôi, chưa bao giờ tuyệt vọng. Tinh thần lạc quan, lòng mong ước, sự hi vọng vào ngày đoàn tụ cũng là một biểu hiện của nỗi nhớ thương của họ:

Ước khi nao họp lại một nhà Chồng cày vợ cấy mẹ già đưa cơm

Ca dao là tiếng nói tâm tình của người bình dân, là phương tiện hiếm hoi để người bình dân bộc lộ những cảm xúc, suy tư riêng tư nhất của mình. Do vậy nên ngoài những tình cảm đẹp đẽ, cao thượng, tốt đẹp, ca dao cũng giúp tác giả dân gian chuyển tải những đau đớn, buồn bã, thất vọng, đắng cay của mình trong mối quan hệ vợ chồng. Đặc biệt ở đây là mảng ca dao về những cảnh hôn nhân bất hạnh, không hạnh phúc mà nạn nhân trực tiếp là những người phụ nữ:

Anh nói với em như rìu chém xuống đá Như rựa chém xuống đất

Như mật rót vào tai Bây giờ anh đã nghe ai

Bỏ em giữa chốn non đoài khổ chưa? (Ca dao Nam Bộ)

Khi anh mặt bủng da chì Tay bưng bát thuốc tay thì bát canh

Bây giờ anh đẹp anh xinh Anh lấy vợ lẽ anh tình phụ tôi (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

(Ca dao Bắc Bộ)

Những câu ca này là những lời trách than của người vợ dành cho người chồng phụ bạc. Tình cảnh của họ thật đáng thương. Họ hi sinh, chăm sóc, nâng niu chồng mình nhưng họ lại bị bạc bẽo, bị phụ tình. Thân phận người

Một phần của tài liệu Quan hệ gia đình trong cái nhìn so sánh giữa ca dao Nam Bộ và ca dao Bắc Bộ (Trang 47)