Mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái

Một phần của tài liệu Quan hệ gia đình trong cái nhìn so sánh giữa ca dao Nam Bộ và ca dao Bắc Bộ (Trang 34)

Người Việt luôn luôn lấy gia đình làm trung tâm của mọi mối quan hệ. Cách hành xử này có thể xuất phát từ cuộc sống khép kín, không ra khỏi cổng

làng, ít tham gia vào sự kiện lớn lao của đất nước. Vì phần đông người Việt là nông dân, họ sống và gắn bó cả đời mình với làng xã, với mảnh đất nơi chôn nhau cắt rốn. Cuộc sống của họ gói gọn trong hai mối quan hệ chính là quan hệ gia đình và quan hệ với xóm làng. Nhưng có lẽ, lí do mà gia đình trở thành trung tâm của cuộc sống của người Việt không chỉ có như vậy. Với truyền thống trọng đạo lý, nặng nghĩa tình từ ngàn xưa, việc đặt gia đình với những người thương yêu nhất của mình như cha mẹ, như anh em ở vị trí quan trọng nhất của đời sống tinh thần, tình cảm của người Việt là chuyện hoàn toàn có thể lý giải được. Gia đình là tổ ấm, là nơi che chở cho mỗi người từ khi cha mẹ sinh ra. Cho nên có thể nói rằng, mối quan hệ gia đình đầu tiên mà mỗi người biết tới chính là mối quan hệ với cha mẹ mình. Cha mẹ sinh ra rồi giãi nắng dầm sương nuôi nấng ta thành người. Trong mỗi bước trưởng thành của con người đều có bàn tay nâng đỡ, đều có giọt mồ hôi mặn chát của mẹ cha. Do vậy người Việt xưa mới luôn tâm niệm “thờ cha, kính mẹ”. Đó không chỉ là đạo lý mà còn là tình nghĩa sâu nặng của con cái đáp đền lại sự hi sinh của cha mẹ dành cho mình. Chính vì thế, ca dao về quan hệ của cha mẹ và con cái của Nam Bộ và Bắc Bộ cùng thống nhất với nhau ở một số đặc điểm nội dung tiêu biểu mà đặc điểm đầu tiên chính là nội dung “tình yêu thương, sự hi sinh của cha mẹ dành cho con cái”. Với ca dao Bắc Bộ, ta khắc khoải với hình ảnh cánh cò đã theo bao người vào giấc ngủ ấu thơ qua lời ầu ơ đượm buồn của mẹ:

Con cò bay lả bay la

Bay từ cửa phủ bay ra cánh đồng Cha mẹ sinh đẻ tay không Cho nên bay khắp tây đông kiếm mồi

Trước là nuôi cái thân tôi Sau nuôi đàn trẻ, nuôi đời cò con

Con cò là hình ảnh biểu trưng cho cha mẹ nghèo, vất vả ngược xuôi để nuôi con khôn lớn. Cánh cò gầy chao trên những cánh đồng lúa mênh mông vô cùng thân thuộc với người dân Việt cho nên nó dễ gợi, dễ nhớ, dễ đồng cảm. Cái hình ảnh mảnh mai, gầy guộc mà mải miết của những cánh cò cũng thật giống với dáng hình của người mẹ tảo tần khuya sớm kiếm gạo nuôi con:

Mẹ nghèo chẳng có gì đâu Lời ru để lại sang giàu cho con

Dù cho vai áo mẹ sờn Bờ sông gánh gạo nỉ non cánh cò

Lời tâm tình của người mẹ nghèo đó để lại bao xúc cảm cho người nghe. Người mẹ nghèo tự nhận rằng mình chỉ có lời ru là của để dành cho con mà thôi. Vì thế dù cho “vai áo rách sờn”, dù cho khổ cực, vất vả người mẹ vẫn miệt mài lao động để nuôi con. Tình yêu thương đó, sự hi sinh đó, nỗi cực khổ đó chính là gia tài vô giá, là vẻ đẹp của tình mẫu tử, là sự thiêng liêng của hai tiếng gia đình mà biết bao người mẹ Việt Nam đã để lại cho con cháu mình. Sự hi sinh đó bắt nguồn từ tình yêu thương, là biểu hiện của tình yêu thương mà cha mẹ dành cho con cái:

Ước gì mẹ có mười tay Tay kia bắt ca tay này hái rau

Một tay ôm ấp con đau Một tay vay gạo, tay cầu cúng cha

Một tay luồn chỉ luồn xa Một tay bếp núc cửa nhà con ơi

Ước mơ của mẹ kỳ lạ mà giản đơn như vậy đó. Mẹ mong mình có nhiều “tay”, nhiều sức lực để cáng đáng được nhiều việc, để lo lắng được cho con. Hái rau, bắt cá lo cho con bữa ăn, ôm ấp, che chở con khi con đau yếu. Lòng mẹ giản dị như vậy đó nhưng cũng thật là vĩ đại, bao la.

Cùng với cảm xúc yêu thương và hi sinh đó, ca dao Nam Bộ về quan hệ cha mẹ và con cái cũng ghi lại nhiều câu như:

Con ơi ở lại với bà

Má đi làm mãi tháng ba mới về Má về có mắm con ăn

Có khô con nướng, có em con bồng

Câu ca dao là lời từ biệt của người mẹ với con mình để đi làm xa. Người mẹ vỗ về, an ủi con mình mà cũng như vỗ về chính bản thân. Mẹ mong khi trở về sẽ có “mắm cho con ăn”, “khô cho con nướng” để con được đủ đầy. Có phải vì thế mà mẹ phải dứt lòng để con ở lại để đi kiếm ăn xa. Nỗi lòng của mẹ qua những điều thật nhỏ bé lại thể hiện một mong ước lớn lao: mong ước được lo lắng cho con chu toàn. Người mẹ Nam Bộ ở đây cũng thật tảo tần, vất vả:

Ví dầu cầu ván đóng đinh Cầu tre lắt lẻo gập ghềnh khó đi

Ví dầu mẹ chẳng có chi Chỉ con với mẹ chẳng khi nào rời

Người mẹ Nam Bộ cũng giống người mẹ Bắc Bộ ở câu ca trên ở cảnh “chẳng có chi”. Họ đều là những bậc cha mẹ nghèo nhưng tình yêu thương thì vô bờ bến. Họ luôn xác định sự gắn bó, sự chở che đến trọn đời mình dành cho con cái.

Anh đi làm mướn nuôi ai Cho áo anh rách cho vai anh sờn

Anh đi làm mướn nuôi con Áo rách mặc áo, vai mòn mặc vai

Có thể hình ảnh người cha ít được đề cập đến hơn người mẹ bởi không giống như mẹ cha không luôn kề cận, luôn ẵm bồng con. Cha phải lo việc chung cho cả gia đình, cha là chỗ dựa, là trụ cột của cả gia đình. Câu ca dao như lời đối đáp để người cha bày tỏ nỗi lòng mình với con. Mặc “áo rách”, mặc “vai sờn” nghĩa là mặc bản thân mình ra sao, không quản gian lao, vất vả, cha chỉ một lòng đau đáu muốn được nuôi nấng con thành người.

Những việc làm mà cha mẹ dành cho con cái của mình với họ thì thật là nhỏ bé những lại truyền tải được thông điệp yêu thương rất thiêng liêng:

Gió mùa thu mẹ ru con ngủ Năm canh chày thức đủ vừa năm

(Ca dao Nam Bộ)

Hình ảnh người mẹ bên võng, bên nôi, với đôi bàn tay bế bồng, thức trọn đêm để dỗ giấc ngủ cho con có lẽ là hình ảnh đã gắn bó với tiềm thức của bao nhiêu người Việt. Cùng với lời ru của mẹ, cùng với “con cá”, “mớ rau” mà cha mẹ kiếm về, các con đã khôn lớn và trưởng thành. Những bài ca dao về tình cảm của cha mẹ dành cho con cái qua nhiều thế hệ cũng được đắp bồi thêm nhưng tình thương yêu, sự hi sinh của cha mẹ thì vẫn luôn luôn sâu sắc và khắc khoải vẹn nguyên như thế.

Nhận cho mình những tình cảm cao cả như vậy từ cha mẹ nên người con Việt Nam ở cả hai miền Nam Bộ và Bắc Bộ cùng thể hiện chung một thái độ trân trọng, biết ơn sâu đậm. Ca dao về quan hệ của cha mẹ và con cái của Nam Bộ và Bắc Bộ vì thế cũng thống nhất trong nội dung “làm con phải làm tròn chữ hiếu với cha mẹ”.

Chữ hiếu đó đầu tiên thể hiện ở sự yêu thương kính trọng, biết ơn cha mẹ: Có con nghĩ mẹ thương thay

Chín tháng mười ngày mang nặng đẻ đau (Ca dao Bắc Bộ)

Công ơn của cha mẹ với con cái phải kể trước nhất là công sinh thành. Câu ca dao thể hiện sự ghi nhận công lao to lớn đó của người con đối với cha mẹ mình. Nhờ cha mẹ mà có con trên cõi đời này. Chín tháng mười ngày mẹ hoài thai con, từ lúc con chưa ra đời mẹ đã trải nhiều vất vả. Không có gì tội tình bằng không mẹ hay không cha, chịu kiếp mồ côi:

Mưa lâm râm ướt đầm lá hẹ Em thương người có mẹ không cha

(Ca dao Nam Bộ)

Lụt nguồn trôi trái bòn bon Cha thác, mẹ còn chịu chữ mồ côi

Mồ côi tội lắm ai ơi

Đói cơm không ai biết, lỡ lời không ai phân (Ca dao Nam Bộ)

Từ lời than, lời thương những đứa con mồ côi, ta có thể thấy sự trân trọng của người con đối với cha mẹ mình. Qua đó “chữ hiếu” dặn lòng của người con còn được thể hiện qua hành động đền đáp, phụng dưỡng, chăm lo cho cha mẹ:

Đói lòng ăn hột chà là Để cơm nuôi mẹ mẹ già yếu răng

(Ca dao Nam Bộ)

Ba đồng một khía cá buôi Cũng mua cho được mà nuôi mẹ già

(Ca dao Nam Bộ)

Ở đây, ta lại ghi nhận được sự hi sinh của con cái dành cho cha mẹ mình. Để chăm sóc, phụng dưỡng cho cha mẹ, người con cũng không quản

những thiếu thốn, thiệt thòi cho mình. Mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái trong ca dao người Việt đến đây đã cho thấy được một mối dây liên kết, một tình cảm đầy yêu thương và đạo nghĩa của người Việt. Cha mẹ yêu thương, che chở cho con thì con cũng một dạ đáp đền. Đó phải chăng là vẻ đẹp nhân văn cao cả trong tâm hồn và tính cách của người Việt mà ca dao Nam Bộ và Bắc Bộ đã cùng chuyển tải. Người con ở Nam Bộ lo cho cha mẹ như vậy thì người con ở Bắc Bộ lại nhắn gửi như sau:

Ai về tôi gửi buồng cau

Buồng trước kính mẹ, buồng sau kính thầy Ai về tôi gửi đôi giày

Phòng khi mưa gió để thầy mẹ đi

Sự quan tâm, chăm sóc của người con thật tỉ mỉ, thật cẩn thận. Qua sự quan tâm đó, ta cũng thấy được thái độ nâng niu hết mực của người con với cha mẹ cũng giống như câu ca dao sau:

Mẹ già như chuối ba hương Như xôi nếp mật, như đường mía lau

(Ca dao Nam Bộ)

Hình ảnh người mẹ già được so sánh với những sản vật quý giá trong cuộc sống để thể hiện sự nâng niu, sự quý trọng của người con. Tấm lòng hiếu thảo của con cái đã được thể hiển rõ ràng trong thái độ và trong sự chăm sóc ân cần miếng ăn, giấc ngủ cho cha mẹ. Có thể nói lòng hiếu thảo đã trở thành thước đo nhân phẩm đạo đức của con người. Do vậy ngoài việc đề cao đạo hiếu thì ca dao của hai miền Nam, Bắc cũng lên tiếng phê phá, chê trách những đứa con chưa làm tròn bổn phận, nghĩa vụ của mình:

Mẹ già hết gạo treo niêu Mà anh khăn đỏ, khăn điều vắt vai

Mẹ già ở chốn lều tranh

Đói no chẳng biết, rách lành chẳng hay (Ca dao Bắc Bộ)

Đi đâu mà bỏ mẹ già

Gối nghiêng ai sửa, chén trà ai dâng (Ca dao Bắc Bộ)

Như đã nói ở trên, tình cảm gia đình, tấm lòng yêu thương gắn bó trong mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái là một tình cảm hết sức tự nhiên và đẹp đẽ của con người. Những bài ca dao về mối quan hệ này của Bắc Bộ và Nam Bộ đều cho thấy được vẻ đẹp của tình yêu thương, sự hiếu nghĩa, sự hi sinh giữa cha mẹ và con cái và cho thấy cách hành xử của người Việt trong mối quan hệ mang tính căn bản của gia đình này. Đối với người Việt xưa, trong cuộc sống quần tụ nhiều thế hệ, sự gắn bó của các thành viên càng nhiều thì tình cảm gia đình lại càng là vấn đề được coi trọng và đề cao. Ca dao với tư cách là tiếng nói tâm tình của người Việt vì thế đã phản ánh được rất nhiều các khía cạnh của tình cảm gia đình mà một số đặc điểm nội dung của các bài ca dao về quan hệ cha mẹ con cái ở trên chính là minh chứng. Dù cho là ca dao của vùng đất nào nhưng khi phản ánh tinh thần nhân nghĩa, phản ánh tình cảm gia đình tha thiết của người Việt thì sẽ đều có tiếng nói chung. Sự thống nhất đó thể hiện tâm lý, thể hiện truyền thống, thể hiện tâm hồn chung của người Việt. Dù sống ở miền đất nào, là chủ nhân của vùng văn hóa nào đi nữa, đã là người Việt thì đều hướng tới những giá trị tình cảm cao đẹp như vậy. Song, bên cạnh những thống nhất đó thì không thể phủ nhận những dấu ấn riêng, những biểu hiện độc đáo của ca dao mỗi miền đối với vấn đề quan hệ gia đình trong ca dao.

Đối với mối quan hệ cha mẹ và con cái thì sự khác biệt giữa ca dao Nam Bộ và ca dao Bắc Bộ có thể thấy ở một số điểm như sau:

1. Ca dao về quan hệ giữa cha mẹ và con cái của Nam Bộ phần đông chỉ thể hiện tình cảm trực tiếp giữa hai đối tượng chính của mối quan hệ này, không có sự mở rộng hay hướng tới tình cảm với ông bà, tổ tiên như ca dao Bắc Bộ. Đối với ca dao Bắc Bộ, trong nội dung đạo hiếu của người con với cha mẹ thì ngoài biết ơn công sinh thành, trách nhiệm lo lắng, chăm sóc cho cha mẹ, phụng dưỡng cha mẹ khi về già thì “hiếu” còn có ý nghĩa là bổn phận thờ cúng ông bà, tổ tông.

Ca dao Bắc Bộ tiếp thu nhiều giá trị của ca dao truyền thống, phát triển trên không gian văn hóa làng xã nơi quần tụ những “gia đình” lớn là những người cùng huyết thống cho nên ca dao Bắc Bộ luôn đề cao việc hướng tới tổ tông. Quan hệ gia đình là chỗ dựa tinh thần vững chắc cho mối cá nhân, là nguồn, là cội để mỗi người hướng tới, trở về sau những khó khăn, vất vả của cuộc sống cho nên từ tình cảm yêu kính mẹ cha, ca dao Bắc Bộ đã hướng con người tới tình cảm hiếu nghĩa với tổ tiên, ông bà. Đó là một phần của đạo lý “uống nước nhớ nguồn” được truyền lại từ thế hệ trước cho thế hệ sau trong gia đình:

Con người có tổ có tông Như cây có cội như sông có nguồn

(Ca dao Bắc Bộ)

Trong cuộc sống khép kín nơi xóm làng, người Việt chịu sự chi phối của mối quan hệ huyết thống tức là mối quan hệ dòng họ gia đình trong đó quan hệ huyết thống là hạt nhân, là cơ sở cho những mối quan hệ khác. Tình cảm gia đình, dòng họ là tình cảm nảy sinh tự nhiên từ sự gắn bó máu thịt. Ca dao Bắc Bộ có nhiều câu thể hiện sự trân trọng đối với mối dây liên kết này, mối dây thiêng liêng kết nối mọi người trong “gia đình”:

Khôn ngoan đá đáp người ngoài Gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau

Chữ “hiếu” với ý nghĩa bổn phận phụng thờ tổ tông được coi như lời nhắc nhở với mỗi người khi muốn báo đáp công ơn của cha mẹ

Trứng rồng lại nở ra rồng Hạt thông lại nở cây thông rườm rà

Có cha có mẹ rồi mới có ta Làm nên thời bởi mẹ cha vun trồng

Khôn ngoan nhờ đức cha ông, Làm nên phải đoái tổ tông phụng thờ

Những lời ca dao như trên rất khó tìm thấy trong ca dao Nam Bộ về tình cảm ông bà, cha mẹ với con cháu. Người dân Nam Bộ hầu hết là những người dân tứ xứ đổ về mảnh đất này khẩn hoang. Họ hầu hết là đơn độc và chỉ gắn bó với gia đình nhỏ của mình. Ý thức về một “gia đình” lớn, về mối quan hệ huyết thống “một giọt máu đào hơn ao nước lã” có thể vì thế đã không còn đậm đặc như ở Bắc Bộ. Những người dân tứ xứ về với Nam Bộ, chiến đấu với thiên nhiên, đối mặt với những thử thách của điều kiện sống còn hoang sơ nên họ phải tương trợ lẫn nhau, cưu mang nhau. Họ trọng nghĩa khí, trọng giao hảo chứ không quá đặt nặng mối quan hệ họ hàng, dòng họ như ở Bắc Bộ nữa. Nhưng nói như vậy không có nghĩa là người Nam Bộ không nhớ đến tổ tông ông bà mình chỉ là họ không đặt nặng và ít đề cập đến. Khi đề cập đến thì các câu ca dao cũng rất giản dị, chân thành, không câu nệ:

Chữ rằng vấn tổ tầm tông

Một phần của tài liệu Quan hệ gia đình trong cái nhìn so sánh giữa ca dao Nam Bộ và ca dao Bắc Bộ (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)