Cách dùng phương ngữ

Một phần của tài liệu Quan hệ gia đình trong cái nhìn so sánh giữa ca dao Nam Bộ và ca dao Bắc Bộ (Trang 75)

Nếu coi tiếng Việt phổ thông làm chuẩn thì sự thống nhất ngôn ngữ của một vùng rộng lớn được gọi là phương ngữ, của một vùng nhỏ được gọi là thổ ngữ… Dựa vào sự gắn bó lịch sử của con người với các vùng sinh thái, địa lý, vùng văn hóa, vùng ngôn ngữ, nước ta có các cùng phương ngữ lớn là Bắc Bộ, Nam Bộ, Trung Bộ.

Phương ngữ là một biểu hiện đa dạng của ngôn ngữ. Ca dao vừa sử dụng ngôn ngữ hàng ngày và sử dụng ngôn ngữ thơ nên khi xem xét ca dao, không thể không chú ý tới phương ngữ. Bắc Bộ là vùng đất cổ. Hàng ngàn năm qua, con người cư trú, tạo lập thành những làng xóm lâu đời có thể chế, phong tục, tập quán, ngôn ngữ bền vững. Tiếng Việt phổ thông có 23 phụ âm đầu và 6 thanh. Ở một số địa phương, một vài phụ âm hoặc thanh âm có thể đọc nhẹ hoặc mất dấu, thêm dấu. Ca dao Bắc Bộ ghi nhận đặc điểm ngữ âm phương ngữa ở việc phát âm khá nhiều tiếng đầy đủ 23 phụ âm đầu. Riêng âm s và x, r, tr, ch đọc chưa có sự phân biệt, nhấn mạnh rõ ràng chính xác khi phát âm như vùng Trung Bộ.

Về từ ngữ, phương ngữ Bắc Bộ được phân biệt bằng hệ thống các danh từ gọi tên cha mẹ (mẹ còn được gọi bằng từ u, bu, bầm, mợ, bố còn được gọi là bằng các từ thầy, cậu, cha), ở hệ thống các từ chỉ họ hàng: bác (chỉ người hơn tuổi bố mẹ không phân biệt trai gái), chú, cô kém tuổi bố mẹ không phân

biệt nội ngoại. Trong ca dao về quan hệ gia đình cách gọi “thầy mẹ”, “cha mẹ” khá phổ biến:

Nuôi con cho được vuông tròn

Mẹ thầy dầu dãi xương mòn gối long Con ơi cho trọn hiếu trung

Thảo ngay một dạ kẻo luống công mẹ thầy

Anh em nào phải người xa Cùng bác mẹ một nhà cùng thân

Yêu nhau như thể tay chân Anh em hòa thuận hai thân vui vầy

Trách cha trách mẹ em lầm Cho nên em phải khóc thầm hôm mai

Trách chàng chẳng dám trách ai Trách chàng chê nụ hoa nhài không thơm

Phương ngữ Bắc Bộ còn được nhận ra trong ca dao về quan gia đình ở cách xưng hô thân tình của vợ chồng: mình - ta, anh - mình, em - mình, anh - em:

Anh đi em ở lại nhà

Hai vai gánh vác mẹ già con thơ Lầm than bao quản muối dưa

Anh đi anh liệu hơn thua với đời

Ở đây có cảnh có tình Có sông tắm mát có mìnhta

Đánh tranh ta lợp gian nhà Sớm ra nước biếc chiều ra rong đình

Nhởn nhơ vui thú cảnh tình Nọ con sáo sậu, trên cành líu lo

Phương ngữ Nam Bộ khác với phương ngữ Bắc Bộ đã để lại dấu ấn đậm đà trong ca dao. Phương ngữ Nam Bộ hình thành cùng với quá trình hình thành chữ quốc ngữ và mảnh đất Nam Bộ cũng chính là nơi gieo mầm cho sự phát triển của chữ quốc ngữ. Môi trường đó đã làm cho phương ngữ Nam Bộ sớm có được sự thống nhất về không gian, khắc phục các khác biệt địa phương và phát triển nhanh từ khẩu ngữ thành ngôn ngữ văn học. Phương ngữ Nam Bộ thể hiện cách nói, cách sử dụng từ ngữ, kiểu phát âm riêng của con người Nam Bộ. “Phương ngữ Nam Bộ còn là nơi chứa đựng các yếu tố văn hóa, phong tục tập quán, sinh hoạt xã hội của con người và vùng đất Nam Bộ. Tìm hiểu phương ngữ Nam Bộ được thể hiện qua ca dao Nam Bộ là một cách khẳng định thêm sự độc đáo, sắc sảo, phong phú và đa dạng của con người Nam Bộ trong việc sử dụng lời ăn, tiếng nói của mình” (Trần Phỏng Diều).

Phương ngữ Nam Bộ được nhận ra với sắc thái đậm đà của giọng điệu, ngữ âm. Tiếng Việt phổ thông có 23 phụ âm đầu, phương ngữ Nam Bộ chỉ có 19, bớt đi 3 âm cong lưỡi: r, s, tr và một phụ âm môi răng (v). Các âm trong phương ngữ Nam Bộ đều được phát âm nhẹ hơn so với tiếng Việt phổ thông, sự biến đổi nhiều ở thanh hỏi và ngã không được phân biệt trong phương ngữ Nam Bộ.

Phương ngữ Nam Bộ còn cho thấy cách phát âm địa phương hay hiện tượng đọc chệch âm khá nhiều so với tiếng phổ thông như nghĩa đọc thành ngỡi, sinh đọc thành sanh, hoa đọc thành huê, bệnh đọc thành bịnh…:

Ai ơi lỡ hội chồng con

Về đây vá ngỡi vuông tròn được không

Trời sinh bông trắng nhụy huỳnh

Bà ngoại đẻ má má đẻ mình dễ thương Đờn tranh dây xế dây xang

Phương ngữ Nam Bộ cũng xuất hiện ở hệ thống từ ngữ về tiếng đệm, tiếng xưng hô, cách gọi, cách nói phong phú mang sắc thái riêng của người Nam Bộ đã đi vào ca dao. Người dân Nam Bộ thường gọi tên theo thứ tự thay cho tên danh từ riêng cụ thể: anh Hai, chị Ba, cô Tư, bà Sáu, ông Mười… :

Cô Ba cô Bảy có chồng

Xe hơi chạy trước ngựa hồng chạy sau

Trong ca dao về quan hệ gia đình, người Nam Bộ gọi cha mẹ là ba má:

ơi đừng gả con xa

Chim kêu vượn hú biết nhà đâu (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bí lên ba lá Trách ba với

Không ngắt ngọn làm giàn, Để bí bò lan…

Phương ngữ Nam Bộ dễ dàng được nhận ra qua nhóm từ chỉ đối tượng liên quan đến tự nhiên và môi trường sống ở Nam Bộ. Ta có thể thấy những từ đó ở các sản vật miệt vườn, sản vật đồng ruộng trù phú và đặc biệt là các từ chỉ các đối tượng liên quan đến sông nước và cuộc sống của nhân dân Nam Bộ trên sông nước. Theo thống kê của Bùi Mạnh Nhị, phương ngữ Nam Bộ có 18 từ chỉ các loại ghe và 22 từ chỉ các loại nước. Phương ngữ Nam Bộ có cách gọi tên sự vật, hiện tượng khác với tiếng phổ thông và tiếng Bắc Bộ: trái (quả), khổ qua (mướp đắng), sầu đâu (xoan), bông trang (mẫu đơn), bình bát (hồng xiêm), bông quỳ (bông sen)…

Hệ thống từ ngữ chỉ địa hình Nam Bộ cũng có nhiều khác biệt so với Bắc Bộ như giồng, bưng, kinh, cồn, rạch, hòn, cù lao:

Đưa em về tới bờ bưng

Sắc thái của phương ngữ Nam Bộ còn được thể hiện trong cách đệm từ. Nếu Bắc Bộ dùng “nhé” thì Nam Bộ dùng “nghen”, “bớ”, “cha chả”:

Bên dưới có sông bên trên có chợ Hai đứa mình kết vợ chồng nghen

Ngôn ngữ ca dao Nam Bộ lúc nào cũng tràn đầy sức sống, sinh động, sôi nổi, và trực tiếp mang đến những cảm nhận mới lạ, thú vị. Ví dụ như : “trống điểm ba nhịp sáu ình ình”, đờn cò “đứt dây cái bụt quên hò xự xang”… Hàng loạt danh từ, động từ, tính từ có mức độ đặc tả kèm theo: “Trời sáng phức”, “áo rách te”, “khăn ướt mèm”, “yêu đại”, “thương quăn thương quýt”…

Ca dao Nam Bộ chưa bị gò bó vào những khuôn mẫu của ngôn ngữ truyền thống nên có khả năng tạo ra rất nhiều từ ngữ sáng tạo và giàu sức biểu hiện, biểu cảm như vậy.

Trong ca dao Nam Bộ, người ta thường thích nhấn mạnh vào các thái cực tình cảm, các tình huống trái ngược nhau như vui - buồn, sống - chết. Ngôn ngữ trong ca dao Nam Bộ luôn mạnh bạo, dứt khoát pha chút bông đùa, hài hước. Hệ thống từ láy trong ca dao Nam Bộ cũng rất phong phú và lạ tai. :

Gió đưa bụi chuối tùm lum

Ma dữ như hùm ai dám làm dâu

Các từ láy: rỏng rảnh, tùm lum, chờ bơm, lui cui, lúc cúc, liu riu, re re, líu ríu trong ca dao Nam Bộ mang vẻ tươi mới, lạ lẫm, tinh nghịch phản ánh tính cách của người dân Nam Bộ. Phong cách diễn đạt của phương ngữ Nam Bộ trong ca dao vừa chân thành, hồn nhiên vừa khỏe khoắn, phóng khoáng khác hoàn toàn với vẻ bóng bẩy, chau chuốt, vòng vo như ca dao Bắc Bộ.

Phương ngữ Nam Bộ tuy ra đời muộn hơn so với phương ngữ của các địa phương khác nhưng đã nhanh chóng hình thành nên một hệ thống đa dạng và phong phú. Nó chứa đựng các yếu tố văn hóa, phong tục tập quán cùng

tính cách của người dân Nam Bộ. Từ đời sống, nó đã bước vào ca dao một cách rất tự nhiên và sáng tạo, tạo nên nét đặc trưng thú vị cho ca dao Nam Bộ.

Tựu chung lại, ta có thể thấy ca dao Bắc Bộ và ca dao Nam Bộ tương đồng với nhau ở việc cùng sử dụng phương ngữ nhưng phương ngữ lại là một đặc điểm giúp làm rõ sắc thái địa phương và sự độc đáo riêng biệt của ca dao mỗi miền. Thông qua điều này, ta nhận ra mối quan hệ giữa sự thống nhất và sắc thái địa phương của ca dao hai miền.

Một phần của tài liệu Quan hệ gia đình trong cái nhìn so sánh giữa ca dao Nam Bộ và ca dao Bắc Bộ (Trang 75)