Cách dùng từ gốc Hán và điển tích, điển cố Hán

Một phần của tài liệu Quan hệ gia đình trong cái nhìn so sánh giữa ca dao Nam Bộ và ca dao Bắc Bộ (Trang 80)

Từ gốc Hán và điển tích, điển cố Hán đều xuất hiện trong ca dao Bắc Bộ và ca dao Nam Bộ nhưng khác nhau về mức độ. Khoảng 60% đến 70% ngôn ngữ tiếng Việt là từ gốc Hán. Hơn một ngàn năm chịu sự đô hộ của phong kiến phương Bắc và chịu ảnh hưởng của văn hóa Trung Hoa, người Việt đã có những sự tiếp thu, vay mượn từ gốc Hán để long phú thêm vốn từ của mình. Hầu hết các từ gốc Hán đều được sử dụng để tạo nên sắc thái biểu cảm trang trọng, hàm súc, cô đọng.

Ca dao Bắc Bộ sử dụng từ gốc Hán và điển tích điển cố ít hơn so với ca dao Nam Bộ. Ca dao Bắc Bộ sử dụng chủ yếu từ thuần Việt. Nhân dân lao động không cần phải học rộng biết nhiều cũng có khả năng hiểu được nội dung của các bài ca dao như sau:

Lấy ai mà chẳng là chồng Lấy anh lái lợn ăn lòng sớm mai

Cái bống đi chợ đường ngoài Mua một mớ tép với hai quả bầu

Về nhà con khóc đã lâu Vứt ịch quả bầu mà bế lấy con

Một tay vạch yếm chon con rúc vào Con ơi con khóc làm sao Để mẹ đau ruột như dao cắt lòng

Theo Nguyễn Phương Châm trong cuốn Hát ví đồng bằng Hà Bắc có 691 lời thì có 22 lời có từ gốc Hán (chiếm 3,1%), trong Ca dao dân ca Nam Bộ [16] có 1858 lời thì có 281 lời dùng có từ gốc Hán và điển tích Hán (chiếm gần 10%). Thống kê này đã cho thấy rõ ràng tương quan giữa số lượng những câu ca dao sử dụng từ gốc Hán và điển tích Hán của Bắc Bộ và Nam Bộ.

Điển tích Hán trong ca dao Bắc Bộ cũng không nhiều chủ yếu là những điển tích cổ, quen thuộc như vợ chồng Ngâu, Ngưu Lang, Chức Nữ, ông Tơ bà Nguyệt:

Vợ chồng cũng muốn vợ chồng đời Trách ông Tơ bà Nguyệt se rời mối dây

Ngoài điển tích Trung Hoa, ca dao Bắc Bộ còn sử dụng điển tích trong Truyện Kiều và các nhân vật của tác phẩm này của Nguyễn Du. Chúng ta có thể thấy điều đó qua những câu ca dao về quan hệ gia đình sau:

Bây giờ anh khéo khôn ngoan Sau anh tư túi tôi làm gì anh Anh mà bắt chước Thúc Sinh

Thì anh đừng trách vợ mình Hoạn Thư

Sông sâu nước phẳng như tờ Nỗi niềm tâm sự bây giờ hỏi ai Chìa vàng, khóa ngọc còn dài?

Sông Tiền Đường thiếu những lời tài hoa Đôi ta còn cả mẹ cha

Ca dao Nam Bộ cũng thống nhất với ca dao Việt Nam ở chỗ sử dụng từ gốc Hán và điển tích, điển cố song điều đáng chú ý là ca dao Nam Bộ sử dụng các yếu tố đó với tần số nhiều hơn hẳn ca dao Bắc Bộ. Mặc dù chữ Hán được coi là một kiểu ngôn ngữ bác học, khá khó hiểu với người dân lao động nhưng ca dao Nam Bộ đã sử dụng từ gốc Hán rất linh hoạt, sáng tạo, kết hợp với từ thuần Việt để làm hay hơn, trang trọng hơn những lời ca dao bình dị. Người Nam Bộ nói chệch một số từ Hán: nhân thành nhơn, đường thành đàng, nhất thành nhứt, nghĩa thành ngãi.

Theo Nguyễn Phương Châm thống kê các từ gốc Hán trong Ca dao dân ca Nam Bộ, những từ gốc Hán thường gặp nhất thuộc chủ đề tình yêu, gia đình như: phụ mẫu, mẫu thân, quân tử… và nhóm tổ hợp về đạo nghĩa: đạo nghĩa, đạo nghĩa vợ chồng, nghĩa phu thê, đạo cang thường:

Anh em cốt nhục đồng bào

Vợ chồng là đạo lẽ nào chẳng thương

Hết dầu đèn cháy tới tim

Một ngày gá nghĩa cũng niềm phu thê

Một ngày cũng đạo phu thê

Trăm năm ghi tạc lời thề cùng nhau

Ngoài xu hướng chung là thể hiện tình cảm một cách trang trọng, ca dao Nam Bộ còn có xu hướng sử dụng từ gốc Hán với mục đích châm biếm, nói thẳng, với những hình ảnh cụ thể pha chút bông đùa:

Đó vàng đây cũng kim ngân

Ca dao Nam Bộ sử dụng từ gốc Hán vô cùng linh hoạt. Phần lớn từ gốc Hán được dùng xen vào giữa những dòng thơ, không kể là dòng lục hay dòng bát :

Thương thay chín chữ cù lao Tam niên nhũ bộ biết bao nhiêu tình

Niềm kim thạch nghĩa cù lao

Bên tình bên hiếu ở sao cho toàn

Một số bài ca dao Nam Bộ còn sử dụng cả câu chữ Hán trong một hoặc hai dòng mở đầu. Câu Hán ngữ vẫn tạo ra được sự ràng buộc chặt chẽ về nghĩa cũng như về vần đối với các dòng thơ còn lại trong lời ca dao:

Đại mộc lưu giang bất đắc hồi cố dã

Ruộng đất mại rồi chuộc lại cho ai

Họa hổ họa bì nan họa cốt Tri nhân tri diện bất tri tâm

May không chút nữa em lầm

Khoai lang khô khó xắt lát tưởng nhân sâm bên Tàu

Chúng ta có thể thấy dòng thơ Việt ngữ đi kèm thường có nội dung diễn giải cho câu Hán ngữ. Ca dao thứ nhất có nghĩa là cây lớn đã ở dưới sông không quay về chỗ cũ được nữa cũng như ruộng đã bán đi rồi khó mà chuộc lại được. Câu ca dao thứ hai có hai câu Hán ngữ. Hai câu đó có nghĩa là vẽ hổ vẽ được da mà khó vẽ được xương, nhìn người nhìn mặt biết được lòng. Như vậy cũng giống như việc dễ nhầm lẫn giữa khoai lang khô khó xắt và nhân sâm bên Tàu. Ca dao Nam Bộ có đến mấy chục lời có lối lắp ghép Hán - Việt độc đáo như vậy. Thực ra, người nghệ sĩ dân gian đã có sáng tạo khi

dùng câu Việt làm rõ cho câu Hán ngữ, nhằm chuyển tải ý nghĩa rõ ràng hơn đến người tiếp nhận bình dân.

Ca dao Nam Bộ còn có một số lời sử dụng phần lớn là từ chữ Hán, từ Việt chỉ mang vai trò từ nối, đưa đẩy:

Lộ bất hành bất đáo Chung bất khả bất minh

Lâu nay tôi chẳng biết mình

Ngày ngày minh bạch nhân tình trí tri

Nhất ngôn trúng vạn ngôn dụng Nhứt ngôn bất trúng thì vạn sự bất thành

Anh đừng có năng thuyết bất năng hành mà hại em

Câu ca dao thứ nhất ba dòng 26 tiếng chỉ có 7 tiếng là từ thuần Việt, câu thứ hai bốn dòng 24 tiếng chỉ có 8 tiếng là từ thuần Việt. Nhưng nhìn chung, những lời ca dao như thế này không nhiều, không phổ biến vì chúng khá khó hiểu so với đa số dân chúng.

Tuy tần số xuất hiện không nhiều nhưng những điển cố, điển tích Hán đã thêm một lần minh chứng cho nhận định người Nam Bộ ưa thích sử dụng Hán ngữ và còn lưu giữ được nhiều vốn từ đó trong ca dao.Những nhân vật như Lý Bạch, Bá Nha… những địa danh như sông Ngân, cầu Ô cũng có mặt trong ca dao Nam Bộ:

Sông Ngân nguyện bắc cầu Ô Thước

Duyên nợ này không trước thì sau

Ngoài ra, ca dao Nam Bộ còn sử dụng điển tích trong truyện nôm Việt Nam như Truyện Kiều, Lục Vân Tiên, Nhị Độ Mai:

Trên trăng dưới thủy, bấy lâu nay em tu bỉ đợi mình

Những nhân vật trong các vở tuồng trên sân khấu Nam Bộ thế kỉ trước như Tiên Bửu, Đồng Kim Lân cũng xuất hiện trong ca dao.

Ca dao Nam Bộ còn sử dụng điển thích Hán được “Việt hóa” như sao Hôm, sao Mai, Dã Tràng, Ngưu Lang- Chức Nữ. Trong ca dao Nam Bộ phần lớn điển tích, điển cố có nguồn gốc, xuất xứ từ lịch sử, văn hóa Trung Quốc đều gắn với chủ đề tình yêu - hôn nhân. Những điển tích thể hiện nội dung về tình yêu- hôn nhân nhuông Tơ- bà Nguyệt, ba sinh, ba Khương, kim cải, Châu Trần, mai trúc… xuất hiện trong ca dao truyền thống tiếp tục được sử dụng.

Trong số những điển tích Trung Hoa được sử dụng thì điển tích ông Tơ - bà Nguyệt xuất hiện với tần số cao tuyệt đối (37 lần). Với văn hóa Trung Hoa xưa không có bà Nguyệt mà chỉ có Nguyệt lão. Điển tích này đã được người Việt bình dân hóa thành một cặp âm dương: ông - bà. Điển tích này ở ca dao Việt Nam thể hiện quan niệm về hôn nhân - định số, nghĩa là việc kết hôn không phải muốn là được, không phải từ chối là xong, tất cả đều do một lực lượng huyền bí sắp đặt. Niềm tin này với người Nam Bộ là một niềm tin mạnh mẽ. Ca dao Nam Bộ cho thấy cách ứng xử của người dân với ông Tơ - Bà Nguyệt luôn theo hai hướng: khi tình yêu tốt đẹp thì các chàng trai, cô gái chấp nhận định số, định số là đúng. Khi tình yêu tan vỡ hoặc không thành từ đầu thì người ta oán trách ông Tơ - bà Nguyệt tức là định số là một cái gì đó sai lầm.

Có những điển tích xuất hiện trong ca dao ở các vùng khác như: Ngưu Lang - Chức Nữ, biển Sở non Tần, duyên Tần Tấn nhưng cũng có khá nhiều điển tích chỉ thấy duy nhất ở ca dao Nam Bộ:

Dầu ai gieo tiếng ngọc Dầu ai đọc lời vàng Trớ trêu khúc nhạc cầu hoàng

Điển tích về nàng Văn Quân như sau: Tư Mã Tương Như thời Hán sáng tác bản nhạc phượng cầu hoàng (chim trống gọi chim mái). Nàng Văn Quân vì mê khúc nhạc mà bỏ nhà đi theo Tư Mã Tương Như. Người Việt ở Nam Bộ cũng rất mê hát bội nên những điển tích trong các vở tuồng cũng theo vào ca dao:

Anh không thương em thì đừng nói chuyện sập sò Giả như Tiên Bửu đưa đò Giang Tân

Tiên Bửu là tên nhân vật trong vở tuồng cùng tên. Giang Tân là tên bến đò trong vở tuồng này. Vở tuồng San Hậu là vở tuồng được người Nam Bộ mê nhất nên các nhân vật trong vở tuồng này cũng theo vào ca dao đối đáp:

Ai mà dựng cờ trên núi Ai mà bán muối chợ Đông Ai mà dâng áo cho chồng? Ai mà đối đặng, má hồng em ưng.

Trình Giảo Kim dựng cờ trên núi

Hà Nguyệt Cô bán muối chợ Đông

Liễu Kim Huê dâng áo cho chồng Anh đây đổi đặng má hồng tính sao?

Ca dao Nam Bộ vẫn có những điển tích riêng, hay nếu sử dụng những điển tích chung với ca dao các vùng khác thì ca dao Nam Bộ vẫn tạo ra cho mình một cách dùng riêng. Khi người bình dân sử dụng điển tích thì họ mở dụng phạm vi điển tích đó được sử dụng. Một số nhân vật được biết đến với tư cách là những nhà quân sự, nhà du thuyết, võ tướng như Lã Vọng, Trương Nghi, Tô Tử, Quan Công, Tào Tháo… cũng được dùng trong đề tài tình yêu- hôn nhân:

Bướm bắt bông như Quan Công ngộ Tào Tặc

Tình huống chàng trai, cô gái gặp nhau gắn với tình huống Quan Công ngộ Tào Tặc dựa trên liên tưởng bên ngoài. Đặc điểm này phản ánh một kiểu tư duy “cảm giác- trực quan”. Một điển tích khác cũng được các tác giả Nam Bộ sử dụng dựa trên liên tưởng tương cận đó là điển tích chín chữ cù lao trong Kinh Thi:

Tôi thương mình chín chữ cù lao

Còn chút xíu nữa tại sao không thành?

Chín chữ cù lao là chín điều khó khăn, vất vả gắn với công lao nuôi dưỡng con cái của cha mẹ nhưng ở ca dao Nam Bộ điển tích này còn được dùng để chỉ công lao của chàng trai trong mối quan hệ với người yêu.

Một phần của tài liệu Quan hệ gia đình trong cái nhìn so sánh giữa ca dao Nam Bộ và ca dao Bắc Bộ (Trang 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)