2.2.1. Do điều kiện tự nhiên, lịch sử, xã hội
Nam Bộ và Bắc Bộ nếu xét riêng thì là hai vùng đất có những đặc điểm tự nhiên, xã hội và lịch sử khác nhau nhưng tựu chung lại thì đều nằm trên dải đất hình chữ S, trải qua những thay đổi lịch sử và xã hội chung nhiều thời kỳ, giai đoạn. Do vậy văn hóa của nhân dân hai miền có những điểm giống nhau dẫn tới sản phẩm văn hóa như văn học dân gian nói chung hay ca dao nói
riêng cũng có nhiều điểm tương đồng. Chủ nhân của ca dao của Nam Bộ và Bắc Bộ phần lớn cũng đều là nông dân với phong cách sống, lao động tương đối giống nhau nên đối với những đối tượng cụ thể thường có chung tâm tư, tình cảm. Hơn nữa, do cùng chung một nguồn gốc lịch sử, xã hội nên ca dao Bắc Bộ và ca dao Nam Bộ đều phản ánh phong tục, tập quán, xúc cảm, suy tư của dân tộc Việt ở cả hai miền.
Bên cạnh những điểm giống nhau đó thì Bắc Bộ và Nam Bộ cũng có những đặc điểm khác biệt về tự nhiên, xã hội và lịch sử. Trong khi Bắc Bộ được coi là vùng đất “cũ” với nền văn hóa lâu đời, chịu nhiều ảnh hưởng Nho giáo thì Nam Bộ là vùng đất “mới” cởi mở, phóng khoáng đã tiếp thu và tự phát triển, sáng tạo cho mình nhiều nét văn hóa mới. Về điều kiện tự nhiên, Bắc Bộ là vùng đồng bằng màu mỡ, trù phú nhưng mật độ dân số lại đông nên người dân có thói quen thâm canh cây lúa. Hoạt động lao động của người dân thường gắn với cánh đồng và thường là hoạt động sản xuất nông nghiệp. Ca dao Bắc Bộ do vậy dù phản ánh vấn đề gì cũng thường có bối cảnh gắn liền với chính hoạt động sản xuất nông nghiệp đó. Nam Bộ có đồng bằng sông Cửu Long rộng lớn và màu mỡ với sông ngòi chằng chịt nên ngoài cây lúa Nam Bộ còn sở hữu rất nhiều sản vật tôm cá gắn liền với đời sống sông nước. Ca dao Nam Bộ do vậy luôn mang trong mình hình ảnh thiên nhiên vừa hoang dã vừa gần gũi, hình ảnh của sông ngòi, của các hoạt động lao động trên sông nước.
Thiết chế làng xã ở Bắc Bộ là thiết chế làng xã điển hình tiêu biểu cho lãng xã ở nước ta với nên giáo dục ảnh hưởng Nho giáo được chăm sóc cẩn trọng. Con người Bắc Bộ luôn hướng tới hình ảnh nho nhã, lịch thiệp và theo đuổi sự nghiệp chữ nghĩa, văn chương. Vì thế cách thể hiện tâm tư, tình cảm của họ trong ca dao Bắc Bộ luôn kín đáo, bóng, gió, vòng vo với lời lẽ cầu kỳ, chau chuốt. Các câu ca dao ngoài ý nghĩa thể hiện tình cảm còn có một ý
nghĩa vô cùng quan trọng nữa là giáo dục đạo đức, truyền tụng đạo nghĩa cho nhân dân. Làng quê Nam Bộ không phải là làng quê “kiểu mẫu” như ở Bắc Bộ. Nó là nơi tập hợp của những người dân tứ xứ tụ về đây, nương tựa vào nhau đấu tranh với thiên nhiên để tồn tại. Nam Bộ là miền đất mới nên người dân Nam Bộ không chịu nhiều áp lực của thể chế xã hội đã tồn tại lâu đời ở những làng xã cổ truyền. Người Nam Bộ quảng giao, phóng khoáng, cởi mở, hồn nhiên. Họ thẳng thắn, bộc trực, tự nhiên và hài hước. Khi vui thì thật hoan hỉ mà khi buồn thì thật sầu bi. Ca dao Nam Bộ vì thế cũng là những lời mộc mạc, “có sao nói vậy”, tươi mới, hóm hỉnh khá khác biệt với ca dao Bắc Bộ.
2.2.2. Do giao lưu và ảnh hưởng văn hóa
Ca dao Nam Bộ và ca dao Bắc Bộ có nhiều nét giống nhau do có nhiều đặc điểm tương đồng về văn hóa, do ảnh hưởng của người Việt ở Bắc Bộ vẫn theo dấu chân lưu dân vào với vùng đất mới Nam Bộ. Hầu hết người Nam Bộ đều có gốc gác là người Kinh từ Bắc Bộ và Trung Bộ di cư vào. Đến với miền đất mới, họ vẫn mang theo mình truyền thống văn hóa đã bén rễ lâu đời trong đó là những câu ca dao đặc sắc mà họ vẫn còn ghi nhớ. Ca dao Bắc Bộ với lời lẽ chuẩn mực, ngôn từ chau chuốt đã trở thành chuẩn mực của ca dao Việt Nam. Khuôn mẫu chuẩn mực đó đã được sử dụng như nền tảng đầu tiên để người Nam Bộ tiếp tục sáng tác ca dao. Trong quá trình này, những đặc điểm văn hóa tươi mới của Nam Bộ qua tư duy sáng tạo của các tác giả dân gian đã tạo được dấu ấn, tạo được bộ mặt riêng cho ca dao Nam Bộ.
Sự khác nhau giữa ca dao Bắc Bộ và ca dao Nam Bộ chủ yếu nằm ở quá trình giao lưu văn hóa. Đồng bằng châu thổ Bắc Bộ là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của nước ta nên có sự giao lưu văn hóa khá là mạnh mẽ. Trong khu vực, Bắc Bộ chủ yếu giao lưu với nền văn minh Trung Hoa do lịch sử hàng ngàn năm Bắc thuộc và vị trí địa lý cận kề. Trong khi đó, với lịch sử
300 năm phát triển mới mẻ của mình, Nam Bộ đã diễn ra quá trình giao lưu văn hóa sôi động, tạo ra được nhiều nét văn hóa mới. Sự giao lưu ở Nam Bộ chủ yếu diễn ra giữa các tộc người, giữa cư dân địa phương với nhau và hay với Mã Lai, Inđônêxia, Campuchia, Trung Quốc và cả phương Tây. Sự khác biệt về đối tượng và quá trình giao lưu văn hóa này đã dẫn đến sự khác nhau trong việc biểu hiện nội dung mà một trong số đó là quan hệ gia đình giữa ca dao Bắc Bộ và ca dao Nam Bộ.
2.2.3. Do đặc trưng thể loại
Ca dao là phương tiện chuyển tải tâm tư của tác giả dân gian. Do vậy về đặc trưng sáng tạo, ca dao thiên về tình cảm. Ca dao cũng chất chứa trong mình đời sống văn hóa, tinh thần của người Việt. Ta có thể tìm thấy trong ca dao những hình ảnh gần như trọn vẹn của bức tranh xóm làng, của cuộc sống, của người Việt xưa. Do vậy ca dao Bắc Bộ và Nam Bộ khi phản ánh mối quan hệ gia đình đều gắn với hình ảnh thiên nhiên tươi đẹp, với hoạt động lao động, đời sống xã hội, truyền thống văn hóa Việt Nam.
Tiểu kết:
Cùng những đặc điểm tương đồng về điều kiện lịch sử, xã hội, tự nhiên cũng như đặc trưng thể loại, sự giao lưu văn hóa, ca dao Nam Bộ và ca dao Bắc Bộ đã cho thấy những nét tương đồng. Ca dao về quan hệ gia đình của cả hai miền đều phản ánh những sắc thái tình cảm, đạo nghĩa, phong tục tập quán, môi trường thiên nhiên, lao động… tiêu biểu của người Việt xưa.
Trong khi đó, với những đặc điểm tự nhiên, xã hội, tính cách của cư dân và sự giao lưu văn hóa không tương đồng, ca dao về quan hệ gia đình của Nam Bộ và Bắc Bộ cũng có những điều khác biệt. Ca dao Bắc Bộ phản ánh làng quê điển hình của Bắc Bộ bao gồm khung cảnh thiên nhiên, phong tục tập quán truyền thống, đạo nghĩa, đạo đức ít nhiều chịu ảnh hưởng của tư
tưởng Nho giáo. Ca dao Nam Bộ thì hướng đến sự cởi mở, không khuôn mẫu, không nặng nề giáo dục với khung cảnh thiên nhiên mới mẻ và hùng vĩ. Cùng một nội dung là quan hệ gia đình trong ca dao nhưng ca dao Bắc Bộ vẫn giữ lời lẽ chau chuốt, ý tứ tỉ mỉ còn ca dao Nam Bộ thì tập trung vào việc thể hiện tình cảm là chính với lời lẽ phóng khoáng, bộc trực, giản dị nhưng cũng không kém phần mạnh mẽ.
Chương 3
SO SÁNH NGHỆ THUẬT CA DAO VỀ QUAN HỆ GIA ĐÌNH TRONG CA DAO BẮC BỘ VÀ CA DAO NAM BỘ
3.1. Trình bày sự giống và khác nhau
3.1.1. Về thể thơ
Nói đến ca dao là nói đến thể thơ lục bát vì hầu hết các câu ca dao đều được viết theo thể thơ lục bát. Đây chính là thể thơ chủ yếu, đặc trưng của ca dao. Đa phần thể thơ lục bát trong ca dao được gieo vần theo cách tiếng thứ sáu của câu lục bắt vần với tiếng thứ sáu của câu bát.
Sơ đồ Dòng thơ Vị trí tiếng 1 2 3 4 5 6 7 8 Dòng 6 tiếng Bằng Trắc Bằng(vần) Dòng 8 tiếng Bằng Trắc Bằng(vần) Bằng(vần) Ví dụ:
Cái ngủ mày ngủ cho lâu
Mẹ mày đi cấy đồng sâu chưa về
Ngoài ra còn có một kiểu gieo vần khác là tiếng thứ sáu của câu lục gieo vần với tiếng thứ tư của câu bát.
Sơ đồ
Dòng thơ Vị trí tiếng
1 2 3 4 5 6 7 8
Dòng 6 tiếng Trắc Bằng(vần)
Ví dụ:
Có phúc lấy được vợ già
Sạch cửa sạch nhà lại ngọt cơm canh
Một số nhà nghiên cứu như Bùi Văn Nguyên, Nguyễn Văn Hoàn, Phan Ngọc đều cho rằng cách hiệp vần ở tiếng thứ tư của câu bát xuất hiện sớm hơn cách hiệp vần của tiếng thứ sáu.
Thể thơ lục bát của ca dao từ lâu đã được coi là thể thơ dân tộc. Trong thơ ca truyền thống, thể thơ lục bát được ưa chuộng bởi nhịp điệu uyển chuyển, linh hoạt, có nhiều ưu thế phù hợp với việc biểu đạt nội dung. Thể thơ lục bát đã giúp bảo lưu lâu bền những giá trị của ca dao do đặc tính dễ thuộc, dễ nhớ, dễ truyền khẩu của nó. Do vậy thể thơ lục bát là thể thơ đặc trưng của ca dao. Theo thống kê trong cuốn Kho tàng ca dao người Việt [24] trên tổng số 11.825 bài ca dao thì có 10.035 đơn vị là các bài ca dao theo thể lục bát và lục bát biến thể. Trong công trình Thi pháp ca dao [26] trong số 1015 lời ca của cuốn Ca dao Việt Nam có 973 là theo thể lục bát (chiếm 95%), các thể còn lại (song thất, song thất lục bát, hỗn hợp, bốn tiếng…) chiếm 5%. Nhịp điệu của thể thơ lục bát cũng là một lí do khiến cho thể thơ này được ưa chuộng trong ca dao. Không chỉ là kiểu nhịp 2/2/2 ở câu trên và 2/2/2/2 ở câu dưới, nhịp điệu của thể thơ lục bát uyển chuyển, linh hoạt và biến hóa vô cùng. Hơn nữa, với đặc điểm của ca dao là không giới hạn về độ ngắn dài của tác phẩm thì lục bát càng cho thấy rõ khả năng trong việc thể hiện nội dung hết sức đa dạng của hiện thực và diễn đạt thế giới xúc cảm nhiều màu sắc.
Thể thơ lục bát với những ưu thế và sự phù hợp với ca dao đã trở thành thể thơ ổn định và tiêu biểu nhất của ca dao Bắc Bộ và ca dao Nam Bộ. Song mức độ sử dụng của thể thơ này vẫn có những điểm khác biệt phản ánh sắc thái riêng của từng miền. Thể thơ lục bát trong ca dao Bắc Bộ được coi là
chuẩn mực của ca dao Việt Nam. Nó đã đạt đến hình thức cổ điển, khả năng biến đổi nhuần nhuyễn, điêu luyện. Những bài ca dao Bắc Bộ thường có số lượng câu nhiều hơn ca dao Nam Bộ. Dung lượng phản ánh hiện thực trong ca dao Bắc Bộ vì thế cũng được khai thác ở nhiều sắc thái, khía cạnh hơn. Bài ca dao Nam Bộ ngắn gọn với số lượng câu chỉ từ 2 đến 4 câu thì lại thường tập trung hơn vào việc biểu đạt cảm xúc.
Để mở rộng hơn nữa khả năng biểu đạt, biểu cảm của ca dao, người nghệ sĩ dân gian đã mở rộng thể thơ lục bát bằng cách sử dụng thể thơ này sáng tạo hơn, thoải mái hơn. Hình thức của lục bát biến thể ra đời. Có rất nhiều cách hiểu rộng hẹp khác nhau về lục bát biến thể. Theo nhà nghiên cứu Mai Ngọc Chừ thì “Lục bát biến thể ở đây được quan niệm là những câu ca dao có hình thức lục bát nhưng không khít khịt “trên sáu dưới tám” mà có sự co dãn nhất định về số lượng âm tiết (tiếng)” [9, tr16]
Lục bát biến thể có ba loại. Một là dòng lục thay đổi, dòng bát giữ nguyên: Cầm tay em như ăn bì gỏi cuốn
Dựa lưng em như uống chén rượu ngon (8/8 tiếng) (Ca dao Nam Bộ)
Hai là dòng lục giữ nguyên, dòng bát thay đổi Cây oằn vì bởi gió Nam
Xa mình vì bởi phụ mẫu tham chỗ giàu (6/9 tiếng) (Ca dao Nam Bộ)
Đấy bất nhân, đây mới bất nghĩa
Bởi chàng bạc trước, em thì bạc sau (7/8 tiếng) Ba là cả hai dòng cùng thay đổi
Đất Kỷ cang anh trồng hàng vạn thọ Anh đi cưới vợ vườn về đọ với em (8/9 tiếng)
Ca dao Nam Bộ và ca dao Bắc Bộ cùng thống nhất với nhau ở việc sử dụng thể thơ lục bát thì cũng cùng thống nhất ở việc sử dụng lục bát biến thể. Song có thể thấy rằng ca dao Nam Bộ sử dụng lục bát biến thể nhiều hơn và linh hoạt hơn. Lục bát biến thể xuất hiện là do yêu cầu của việc thể hiện một số nội dung nhất định mà tiêu biểu trong đó là nội dung bộc lộ khó khăn, lòng quyết tâm vượt qua trở ngại, chì chiết, đay nghiến, châm biếm hài hước. Số lượng âm tiết tăng hoặc giảm đóng vai trò quyết định để nhịp thơ thay đổi nhằm biểu đạt những điều khó khăn, không thuận lợi và thể hiện quyết tâm khắc phục những trở ngại đó. Nội dung này cũng khá phổ biến trong ca dao về quan hệ gia đình:
Đi ngang nhà má Cái tay tôi xá Cái cẳng tôi quỳ
Lòng thương con má, sá gì thân tôi (Ca dao Nam Bộ)
Thấy anh em cũng muốn chào Sợ rằng chị cả dắt dao trong mình Dao trong mình gươm anh cặp nách Thuận nhơn tình khoét vách sang chơi
(Ca dao Bắc Bộ)
Thể lục bát biến thể cũng mang lại những câu ca trào phúng, châm biếm dí dỏm: Lỗ mũi em thì tám gánh lông
Chồng yêu chồng bảo râu rồng trời cho…
Trống treo ai đánh cái thùng Bậu không dám dở mùng chui vô
Lục bát biến thể có mặt trong ca dao Bắc Bộ ít hơn trong ca dao Nam Bộ. Lục bát biến thể trong ca dao Bắc Bộ chiếm 8% trong khi tỉ lệ này ở ca dao Nam Bộ là 26%. Về hình thức biến thể, ca dao Bắc Bộ có hình thức biến thể nhỏ, thường chỉ thêm bớt một vài tiếng trong khi ca dao Nam Bộ thì linh hoạt về vẫn nhịp, có khi dãn tới cả dòng. Lục bát biến thể trong ca dao Nam Bộ câu chữ rất tự do miễn sao thể hiện được nỗi lòng:
Cực chẳng đã cha mẹ gả em đã đành
Chớ ăn khoai lang chấm muối ngon lành gì đâu (9/10) tiếng
Anh có vợ rồi sao anh còn giấu
Em vạch mây hồng kêu thấu ông trời xanh (8/9) tiếng
Ở cả bốn dòng lời ca dao đều bị biến đổi về số tiếng để diễn tả tâm trạng buồn bã, đau đớn, ngậm ngùi của nhân vật trữ tình bởi hiện thực oan trái. Việc tăng số tiếng ở cả hai dòng lục và bát đã có sức biểu hiện tâm trạng, tình cảm phiền muộn mà khuôn khổ 6 - 8 của lục bát chính thể không thể chuyển tải trọn vẹn được.
Như vậy, quan hệ gia đình trong ca dao Nam Bộ và ca dao Bắc Bộ đều sử dụng thể thơ lục bát và lục bát biến thể. Ca dao Bắc Bộ cho thấy một thể thơ lục bát chuẩn mực, đạt đến độ nhuần nhuyễn. Ca dao Nam Bộ thì cho thấy một thể thơ lục bát linh hoạt, uyển chuyển, có nhiều bài là thể lục bát biến thể tăng số tiếng ở cả dòng lục và dòng bát, chuyển tài được cảm xúc chân thực và nội dung sống động.
3.1.2. Về ngữ nghĩa ( văn bản tạo hình và biểu hiện)
Thao tác lựa chọn và kết hợp các đơn vị ngôn ngữ chính là hoạt động ngôn ngữ hay hoạt động sáng tác thơ, ca dao. Kết quả của thao tác này là hai dạng văn bản nghệ thuật là tạo hình và biểu hiện. Văn bản tạo hình là văn bản mà nghĩa của nó bằng nghĩa đen (nghĩa thật, nghĩa tường minh) của các từ
cộng lại. Văn bản biểu hiện là văn bản mà nghĩa của nó không phải nghĩa đen (nghĩa bóng, nghĩa ẩn ý) của các từ cộng lại. Chúng ta có thể phân biệt hai dạng văn bản tạo hình và văn bản biểu hiện nhưng trong thực tế, hai dạng văn bản có sự thâm nhập vào nhau. Trong ca dao về quan hệ gia đình, chúng ta