Ca dao là phương tiện chuyển tải tâm tư của tác giả dân gian. Do vậy về đặc trưng sáng tạo, ca dao thiên về tình cảm. Ca dao cũng chất chứa trong mình đời sống văn hóa, tinh thần của người Việt. Ta có thể tìm thấy trong ca dao những hình ảnh gần như trọn vẹn của bức tranh xóm làng, của cuộc sống, của người Việt xưa. Do vậy ca dao Bắc Bộ và Nam Bộ khi phản ánh mối quan hệ gia đình đều gắn với hình ảnh thiên nhiên tươi đẹp, với hoạt động lao động, đời sống xã hội, truyền thống văn hóa Việt Nam.
Tiểu kết:
Cùng những đặc điểm tương đồng về điều kiện lịch sử, xã hội, tự nhiên cũng như đặc trưng thể loại, sự giao lưu văn hóa, ca dao Nam Bộ và ca dao Bắc Bộ đã cho thấy những nét tương đồng. Ca dao về quan hệ gia đình của cả hai miền đều phản ánh những sắc thái tình cảm, đạo nghĩa, phong tục tập quán, môi trường thiên nhiên, lao động… tiêu biểu của người Việt xưa.
Trong khi đó, với những đặc điểm tự nhiên, xã hội, tính cách của cư dân và sự giao lưu văn hóa không tương đồng, ca dao về quan hệ gia đình của Nam Bộ và Bắc Bộ cũng có những điều khác biệt. Ca dao Bắc Bộ phản ánh làng quê điển hình của Bắc Bộ bao gồm khung cảnh thiên nhiên, phong tục tập quán truyền thống, đạo nghĩa, đạo đức ít nhiều chịu ảnh hưởng của tư
tưởng Nho giáo. Ca dao Nam Bộ thì hướng đến sự cởi mở, không khuôn mẫu, không nặng nề giáo dục với khung cảnh thiên nhiên mới mẻ và hùng vĩ. Cùng một nội dung là quan hệ gia đình trong ca dao nhưng ca dao Bắc Bộ vẫn giữ lời lẽ chau chuốt, ý tứ tỉ mỉ còn ca dao Nam Bộ thì tập trung vào việc thể hiện tình cảm là chính với lời lẽ phóng khoáng, bộc trực, giản dị nhưng cũng không kém phần mạnh mẽ.
Chương 3
SO SÁNH NGHỆ THUẬT CA DAO VỀ QUAN HỆ GIA ĐÌNH TRONG CA DAO BẮC BỘ VÀ CA DAO NAM BỘ
3.1. Trình bày sự giống và khác nhau