Trình bày sự giống và khác nhau

Một phần của tài liệu Quan hệ gia đình trong cái nhìn so sánh giữa ca dao Nam Bộ và ca dao Bắc Bộ (Trang 33)

Trong cuốn Kho tàng ca dao người Việt [24], các soạn giả đã chia nội dung của ca dao Việt Nam thành 9 chủ đề lớn. Theo Trần Thị Kim Liên, số lời ca dao thuộc 9 chủ đề lớn đó trên tổng số 12.487 đơn vị có thứ tự tỷ lệ từ cao xuống thấp như sau:

STT Nội dung chủ đề Số bài Tỷ lệ

%

1 Tình yêu 6445 51,6%

2 Quan hệ gia đình và xã hội 1334 10,6% 3 Những lời bông đùa khôi hài giải trí 1240 9,9% 4 Lao động và nghề nghiệp 1210 9,6% 5 Sinh hoạt văn hóa văn nghệ 655 5,2% 6 Kinh nghiệm sống và hành động 489 3,9% 7 Đất nước và lịch sử 459 3,7% 8 Những thói hư tật xấu và những tệ nạn xã

hội

351 2,8%

9 Những nỗi khổ và những cảnh sống lầm than

313 2,7%

Bảng phân loại ca dao theo chủ đề trong Kho tàng ca dao người Việt

Trong chủ đề quan hệ gia đình và xã hội, số lời thể hiện mối quan hệ tình cảm gia đình chiếm 87,9%. Điều này cho thấy số lượng của những bài ca dao về quan hệ gia đình là rất nhiều, chỉ đứng sau ca dao về tình yêu đôi lứa.

Đồng thời điều này cũng cho thấy vị trí của tình cảm gia đình trong đời sống tinh thần của người Việt xưa. Tình cảm bền chặt, gắn bó, sâu nặng đó với từng mối quan hệ trong gia đình lại có những mức độ biểu hiện khác nhau. Bảng thống kê quan hệ gia đình và xã hội dưới đây sẽ cho thấy điều đó.

TT Nội dung Số lời Tỉ lệ

%

1 Quan hệ vợ chồng 617 55,60% 2 Quan hệ giữa cha mẹ và con cái 318 28,65% 3 Quan hệ mẹ chồng nàng dâu, bố mẹ vợ, con

rể

98 8,82%

4 Anh em ruột, anh em rể, chị em dâu 35 3,15% 5 Ông bà tổ tiên và con cháu 11 0,99% 6 Quan hệ họ hàng, chú bác, cô, dì 31 2,79%

Tổng số 1110 100%

Bảng thống kê các mối quan hệ gia đình trong Kho tàng ca dao người Việt

Bảng thống kê cho thấy trong các mối quan hệ gia đình được phản ánh trong ca dao thì quan hệ vợ chồng, quan hệ giữa cha mẹ và con cái, quan hệ anh chị em là ba mối quan hệ được phản ánh nhiều nhất, đóng vai trò quan trọng nhất trong ca dao về quan hệ gia đình. Ba mối quan hệ này có thể coi là ba mối quan hệ mang tính nòng cốt với nhiều tình cảm và sự gắn bó sâu sắc tạo nên diện mạo của gia đình Việt Nam. Do vậy trong khuôn khổ của luận văn, chúng tôi sẽ xem xét quan hệ gia đình trong ca dao của hai miền Nam, Bắc thông qua ba mối quan hệ chính này.

Một phần của tài liệu Quan hệ gia đình trong cái nhìn so sánh giữa ca dao Nam Bộ và ca dao Bắc Bộ (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)