II.NỘI DUNG ÔN TẬP 1 Các khái niệm

Một phần của tài liệu giao an gdcd 7 moi 2014 (Trang 49)

I. CÁC CHUẨN MỰC ĐẠO ĐỨC

II.NỘI DUNG ÔN TẬP 1 Các khái niệm

1. Các khái niệm

- Sống giản dị - Trung thực - Tự trọng

C2: Nêu ý nghĩa của các chuẩn mực đạo đức trên?

C3: Học sinh chúng ta phải làm gì để rèn luyện các chuẩn mực đạo đức đó? GV: Nhận xét, kết luận

Hoạt động 3:

GV: Phát phiếu học tập HS: Điền vào phiếu học tập GV: Nhận xét và cho điểm

GV: Tổ chức hái hoa dân chủ, mỗi bông hoa là một câu hỏi thảo luận các chuẩn mực trên

HS: Làm việc theo nhóm, bàn

GV: Nhận xét và chữa một số bài tập tình huống trong SGK

- Đạo đức và kỷ luật - Yêu thương con người - Tôn sư trọng đạo

2. Ý nghĩa

- Đối với bản thân, gia đình, xã hội…

3. Trách nhiệm của học sinh

- Học tập, rèn luyện theo đúng các chuẩn mực đạo đức

III. BÀI TẬP:

Bài tập 1: Học sinh làm bài tập trên phiếu

Bài tập 2: Trò chơi hái hoa dân chủ

4. Củng cố:

GV: Yêu cầu học sinh đưa ra một số câu ca dao, tục ngữ nói về các chuẩn mực đạo đức

HS: Trả lời cá nhân

GV: Nhận xét, chốt nội dung bài học

5. Dặn dò:

Về nhà ôn tập kỹ 09 bài đã học

Học thuộc nội dung bài học: định nghĩa, biểu hiện, ý nghĩa Chuẩn bị tiết sau kiểm tra học kỳ I./.

Học kì I

Tuần 16

Ngày soạn: 02/ 12/2012 Ngày giảng: + 7A

+ 7B

Tiết 16: KIỂM TRA HỌC KỲ I

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

1. Kiến thức:

Giúp học sinh khắc sâu nội dung bài học và vận dụng vào thực tế

2. Kỹ năng:

Giải quyết tình huống thường gặp biết điều chỉnh hành vi cho phù hợp

3. Thái độ:

Có thái độ đứng đắn rõ ràng trước những những chuẩn mực đạo đức, cư xử đúng mục đối với mọi nười xung quanh.

II. CHUẨN BỊ:

Thầy: Giáo án, SGK, SGV, đề bài, đáp án Trò: Đồ dùng học tập, giấy kiểm tra.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

1. Tổ chức:

Sĩ số: + 7A: + 7B:

2. Kiểm tra bài cũ: GV nhắc nhở HS trước khi làm bài 3. Bài mới:

Đề bài

I. Trắc nghiệm: (3 điểm)

Câu 1: (1 điểm)

Biểu hiện nào dưới đây thể hiện không khoan dung? (Khoanh tròn vào chữ

cái trước câu em chọn)

A. Nhường nhịn bạn bè, em nhỏ B. Mắng nhiếc người khác nặng lời C. Không chê bai người khác

D. Góp ý giúp bạn sửa khuyết điểm Câu 2: (1 điểm)

Biểu hiện nào dưới đây biểu hiện gia đình văn hóa?( Khoanh tròn chữ cái

trước câu em chọn)

A. Gia đình nhiều con. B. Cha mẹ đánh nhau

D. Anh chị em mắng chửi nhau. Câu 3: (1 điểm)

Biểu hiện nào dưới đây thể hiện sự đoàn kết tương trợ? (Khoanh tròn vào

chữ cái trước câu trả lời đúng)

A. Thông cảm chia sẻ khi khó khăn B. “Góp sức” làm bài trong giờ kiểm tra.

C. Đoàn kết tương trợ không tạo nên sức mạnh

D. Đoàn kết tương trợ không hòa nhập với mọi người.

II. Tự luận: (7 điểm) (Đáp án làm ra giấy kiểm tra đã chuẩn bị)

Câu 1: (2 điểm)

Thế nào là sống giản dị? HS cần rèn luyện đức tính giản dị như thế nào? Bác Hồ sống giản dị được thể hiện qua truyện đọc: “ Bác Hồ trong ngày Tuyên ngôn Độc lập” như thế nào?

Câu 2: (2 điểm)

Em hiểu thế nào là giữ gìn truyền thống tốt đẹp của gia đình dòng họ? Em làm gì để giữ gìn truyền thống tốt đẹp của gia đình dòng họ mình?

Câu 3: (3 điểm)

Thế nào là tự tin? Ý nghĩa của tự tin? Viết hai câu ca dao tục ngữ danh ngôn nói về tự tin? Theo em nếu không có tính tự tin khi tham gia các hoạt động sẽ như thế nào? ĐÁP ÁN: I. TRẮC NGHIỆM: ( 3 điểm) Câu 1: (1 điểm) - Đáp án B Câu 2: (1 điểm) - Đáp án C Câu 3: (1 điểm) - Đáp án A

II. TỰ LUẬN: (7 điểm)

Câu 1: (2 điểm)

*Khái niệm: (0,5 điểm)

- Là sống phù hợp với điều kiện hoàn cảnh của bản thân, gia đình và xã hội… Không xa hoa lãng phí, không cầu kì kiểu cách, không chạy theo những nhu cầu vật chất và hình thức bề ngoài.

*Cách rèn luyện: (1 điểm)

- Không sống xa hoa lãng phí, thẳng thắn chân thật, gần gũi hòa hòa hợp với mọi người trong cuộc sống hàng ngày.

*Tấm gương sáng đó là Bác Hồ: ( 0,5 điểm)

- Bác Hồ là Chủ tịch nước nhưng luôn sống giản dị phù hợp với hoàn cảnh của đất nước sự giản dị đó không làm tầm thường con người Bác mà ngược lại làm cho con người Bác trở nên trong sáng cao đẹp hơn .

- Bác Hồ giản dị trong lời nói văn phong (các bài viết), trong cử chỉ trang phục... -- Cụ thể trong truyện:” Bác Hồ trong ngày Tuyên ngôn Độc lập”: Bác cười đôn hậu, vẫy chào đồng bào thân mật, Bác mặc bộ quần áo ka-ki, đội mũ vải đã bạc màu, đi đôi dép cao su bình dị, giọng nói ấm áp, gần gũi, dễ hiểu:” Tôi nói đồng

bào nghe rõ không?”, Người đã xóa tan tất cả những gì còn xa cách giữa Chủ tịch

nước với mọi người và Người thực sự là vị “Cha già” kính yêu của dân tộc Việt Nam.

Câu 2: (2 điểm)

*. Khái niệm: (0, 5 điểm)

- Là tiếp nối, phát triển làm rạng rỡ thêm truyền thống. * Liên hệ: (1,5 điểm)

- Trân trọng tự hào, phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ, sống trog sạch, lương thiện không làm gì tổn hại đến thanh danh gia đình dòng họ.

- HS: Học tập tốt, không xa vào tệ nạn xã hội, tiếp nối truyền thống của gia đình, dòng họ…

Câu 3: (3 điểm)

*.Khái niệm: (0,.5 điểm)

- Là tin tưởng vào khả năng của bản thân, chủ động trong mọi việc, tự quyết định và hành động một cách chắc chắn, không hoang mang, dao động.

*. Ý nghĩa tự tin: (1 điểm)

Giúp con người có thêm sức mạnh nghị lực và sức sang tạo, làm nên sự nghiệp lớn. Nếu không có tự tin con người sẽ trở nên yếu đuối, bé nhỏ.

* Ca dao tục ngữ danh ngôn: (0,5điểm) 1. “ Chớ tấy song cả mà ngã tay chèo”

2. “ Có cứng mới đứng đầu gió”

* Nếu không tự tin thì khi tham gia mọi hoạt động sẽ không thanh công, không đạt kết quả như văn nghệ không trình diễn được….(1 điểm)

4. Củng cố:

GV: Thu bài và nhận xét giờ làm bài

7A:...bài 7B:...bài

5. Dặn dò:

Ôn lại các chuẩn mực đạo đức đã học.

Một phần của tài liệu giao an gdcd 7 moi 2014 (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(150 trang)
w