Đánh giá thực trạng đội ngũ giảng viên Trƣờng Cao đẳng

Một phần của tài liệu Quản lý đội ngũ giảng viên Trường Cao đẳng Công nghệ Hà Nội trong bối cảnh phát triển mới (Trang 58)

Nội

2.2.1. Về số lượng đội ngũ giảng viên

Hiện tại, Trƣờng Cao đẳng Công nghệ Hà Nội có tổng số nhân sự là: 156 ngƣời bao gồm:

Ban giám hiệu: 02 ngƣời

Cán bộ quản lý ở các khoa, phòng ban: 12 ngƣời Giảng viên: 130 ngƣời

Bảng 2.2. Bảng thống kê số lƣợng giảng viên từ năm 2010 – 2013

Năm học 2010 – 2011 2011 – 2012 2012 – 2013

Khoa KHCB 14 19 27

Khoa CNTT 12 16 19

Khoa Điện – Điện tử 10 15 20

Khoa Cơ khí 5 8 12

Khoa Kế toán 13 18 26

Khoa TC – QT 14 21 26

Tổng số 68 97 130

(Nguồn: Phòng TCHC trường CĐ Công nghệ Hà Nội)

* Tỷ lệ giảng viên so với học sinh sinh viên

Bảng 2.3. Tỷ lệ giảng viên/học sinh sinh viên từ 2010 - 2013

Năm GV HSSV Tỷ lệ GV/HSSV

2010 – 2011 68 3117 1/45

2011 – 2012 97 3398 1/35

2012 – 2013 130 3460 1/27

(Nguồn: Phòng đào tạo TrườngCĐ Công nghệ Hà Nội)

Qua số liệu trên ta nhận thấy:

+ Tỷ lệ giảng viên/học sinh sinh viên qua các năm đều cao hơn so với quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

+ Theo Quyết định số 09/2005/QĐ - TTg ngày 11/01/2005 của Thủ tƣớng Chính Phủ về việc phê duyệt đề án “xây dựng, nâng cao chất lƣợng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục giai đoạn 2005 – 2010” thì “tỷ lệ trung bình giữa số lƣợng sinh viên/giảng viên bậc giáo dục đại học là 20 sinh viên/giảng viên”. Năm học 2012 – 2013, tỷ lệ GV/HSSV là 1/27. Nhƣ vậy những năm tiếp theo để đáp ứng nhu cầu đào tạo, nhà trƣờng cần phải có kế hoạch tuyển giảng viên để bổ

sung cho các khoa, bộ môn đáp ứng sự phát triển quy mô ngành nghề đào tạo của nhà trƣờng.

Đội ngũ GV nhà trƣờng phần lớn còn trẻ, đa dạng về ngành nghề, phân bổ ở các khoa đáp ứng đƣợc yêu cầu của công tác giảng dạy theo mục tiêu đào tạo của nhà trƣờng.

Về số lƣợng đội ngũ GV cơ hữu chiếm đa số so với số lƣợng GV thỉnh giảng đã tạo ra sự thuận lợi trong việc tổ chức, quản lý và phân công bố trí kế hoạch giảng dạy.

Mỗi năm học, căn cứ vào chỉ tiêu tuyển sinh và quy mô ngành nghề đào tạo, nhà trƣờng có tuyển dụng bổ sung ĐNGV, tăng cƣờng số lƣợng GV có kinh nghiệm giảng dạy và tổ chức các lớp đào tạo, bồi dƣỡng GV trẻ.

Tuy nhiên là trƣờng cao đẳng ngoài công lập, mới đƣợc thành lập (5 năm) nên ĐNGV có kinh nghiệm giảng dạy còn thiếu, đặc biệt là giảng viên có trình độ cao.

2.2.2.Về chất lượng đội ngũ giảng viên (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2.2.2.1. Về trình độ được đào tạo

Trình độ của ĐNGV có ảnh hƣởng rất lớn đến chất lƣợng giảng dạy nói riêng, chất lƣợng đào tạo của nhà trƣờng nói chung. Do đó, muốn nâng cao chất lƣợng đào tạo thì phải quan tâm đến chất lƣợng của ĐNGV. Thực trạng chất lƣợng ĐNGV của trƣờng CĐ Công nghệ Hà Nội trong 3 năm gần đây đƣợc thống kê nhƣ bảng 2.4.

Nhìn vào bảng này ta thấy:

+ Tỷ lệ giảng viên có trình độ đại học chiếm tỷ lệ khá lớn là 49.2% . nhà trƣờng cần có các chính sách khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi để đội ngũ

này tham gia học cao học và các trình độ cao hơn trong thời gian từ nay đến năm 2017

+ Tỷ lệ giảng viên có trình độ thạc sỹ là 45.4%. Đây là nguồn lực quan trọng, nhà trƣờng cần chú tâm khuyến khích đào tạo, bồi dƣỡng để trình độ ĐNGV đƣợc nâng cao lên trong thời gian tới, đáp ứng yêu cầu giảng dạy, đào tạo khi trƣờng lên đại học.

+ Tỷ lệ giảng viên có trình độ Tiến sỹ chỉ là 3.1%

Bảng 2.4. Thống kê trình độ chuyên môn của giảng viên năm 2013

Khoa Số lƣợng

GV

Trình độ

Đại học Thạc sỹ Tiến sỹ PGS

1. Khoa Cơ khí 12 3 7 1 1

2. Khoa Điện – Điện tử 20 8 10 1 1

3. Khoa CNTT 19 9 8 1 1 4. Khoa Kế toán 26 17 8 1 5. Khoa TCNH – QTKD 26 12 14 6. Khoa KHCB 27 15 12 Tổng số 130 64 59 4 3 Tỉ lệ % 100% 49.2% 45.4% 3.1% 2.3%

(Nguồn: Phòng TCHC trường CĐ Công nghệ Hà Nội)

Nhƣ vậy, tỷ lệ giảng viên có trình độ sau đại học của trƣờng chƣa đạt đƣợc mức chuẩn theo yêu cầu của đề án đổi mới cơ bản và toàn diện giáo dục đại học Việt Nam giai đoạn 2006 – 2020. Việc thiếu vắng các giáo sƣ, phó giáo sƣ ở các khoa có ảnh hƣởng không nhỏ đến chất lƣợng đào tạo của nhà trƣờng, sẽ không chủ động đƣợc trong việc xây dựng chƣơng trình đào tạo, biên soạn tài liệu, giáo trình, tham gia các đề tài khoa học cấp bộ, ngành…Vì vậy, trong quá trình xây dựng đội ngũ cần quan tâm để đội ngũ giảng viên nhà trƣờng ngày càng có các chức danh và học vị cao hơn.

2.2.2.2. Về phẩm chất chính trị đạo đức

Bên cạnh năng lực chuyên môn thì phẩm chất đạo đức của GV cũng rất đƣợc coi trọng. Phẩm chất của ĐNGV đƣợc thể hiện ở sự gắn bó với nghề dạy học, sự quan tâm và trách nhiệm đối với HSSV, không có biểu hiện tiêu cực trong dạy học. Ngƣời GV có phẩm chất tốt thể hiện ở việc lên lớp đúng giờ, chuẩn bị hồ sơ bài giảng đầy đủ và tâm huyết với nghề.

Phần lớn ĐNGV của nhà trƣờng còn trẻ nên năng động, nhiệt tình, sáng tạo, luôn gần gũi, quan tâm đến HSSV. Đa số GV thể hiện tính gƣơng mẫu trong giảng dạy và sinh hoạt, sống giản dị, chan hòa với đồng nghiệp. Bên cạnh những phẩm chất tốt đẹp đó, có một bộ phận nhỏ trong ĐNGV chƣa thực sự yên tâm với nghề, có sự dao động trƣớc những tác động của cơ chế thị trƣờng, chuyển công tác, thay đổi nghề nghiệp, chƣa có ý thức xây dựng nhà trƣờng.

Trình độ chính trị của ĐNGV nhà trƣờng nhƣ trong bảng dƣới đây.

Bảng 2.5. Thống kê trình độ lý luận chính trị của ĐNGV

Trình độ lý luận chính trị Tổng số ĐNGV

Cao cấp Trung cấp Sơ cấp

Số lƣợng 5 8 117 130

Tỷ lệ 3.8% 6.1% 90.1% 100%

(Nguồn: Phòng TCHC trường Cao đẳng Công nghệ Hà Nội)

Căn cứ vào bảng trên ta thấy, trình độ lý luận chính trị của ĐNGV nhà trƣờng phần lớn là trình độ sơ cấp (trên 90%), trình độ trung cấp và cao cấp chiểm tỷ lệ thấp, ĐNGV nhà trƣờng chƣa có điều kiện tiếp cận do tuổi đời và tuổi nghề còn trẻ.

Trƣớc những yêu cầu, nhiệm vụ đặt ra cho nhà trƣờng trong giai đoạn phát triển mới, đa số giảng viên xác định rõ và ý thức đầy đủ về vai trò, nhiệm vụ của mình, luôn có ý thức phấn đấu, rèn luyện, trau dồi chuyên môn, nghiệp vụ và phẩm chất chính trị. Hiện tại, Đảng bộ nhà trƣờng có 41 đảng viên. Trong đó có 32

đảng viên là giảng viên chiếm tỷ lệ 78%. Nhiều năm qua Đảng bộ luôn đƣợc công nhận danh hiệu Đảng bộ “trong sạch, vững mạnh”. Đồng thời, nhà trƣờng cần đào tạo ĐNGV trẻ giác ngộ lý tƣởng cách mạng để sớm đứng vào hàng ngũ của Đảng Cộng sản Việt Nam. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2.2.2.3. Phẩm chất năng lực chuyên môn

Năng lực của ngƣời GV đƣợc hình thành trên cơ sở hệ thống tri thức chuyên môn, sƣ phạm và những hoạt động thực tiễn trong giáo dục, đào tạo. Năng lực chuyên môn của ĐNGV nhà trƣờng đƣợc đánh giá nhƣ sau:

- Năng lực về dạy học: Việc nâng cao trình độ chuyên môn cho ĐNGV đã đƣợc nhà trƣờng chú trọng. Tuy nhiên, năng lực về dạy học – năng lực sƣ phạm của ĐNGV cũng đƣợc lãnh đạo nhà trƣờng quan tâm đặc biệt. Bởi lẽ, bên cạnh trình độ chuyên môn thì năng lực sƣ phạm để chuyển tải kiến thức cho HSSV cũng rất quan trọng. Bảng 2.6. Thống kê trình độ sƣ phạm của ĐNGV Loại hình đào tạo Tổng số ĐNGV Tốt nghiệp ĐHSP Trình độ SP bậc 1 Trình độ SP bậc 2 Số lƣợng 130 36 43 51 Tỷ lệ 100% 27.7% 33.1% 39.2%

(Nguồn: Phòng TCHC trường Cao đẳng Công nghệ Hà Nội)

Từ bảng trên ta thấy, tỷ lệ GV tốt nghiệp ở các trƣờng ĐH sƣ phạm là không nhiều, tỷ lệ GV có chứng chỉ sƣ phạm bậc 1, 2 chiếm đa số. Vì vậy, ĐNGV nhà trƣờng đa số đều không đƣợc đào tạo cơ bản và chính quy về sƣ phạm. Trong thời gian qua, nhà trƣờng đã luôn quan tâm bồi dƣỡng cho ĐNGV về năng lực sƣ phạm để họ giảng dạy tốt hơn và nâng cao chất lƣợng đào tạo cho nhà trƣờng.

Do đƣợc nhà trƣờng chú trọng về công tác bồi dƣỡng nghiệp vụ sƣ phạm nên phần lớn GV nhà trƣờng biết tự thiết kế bài giảng, lựa chọn nội dung và

phƣơng pháp dạy học hợp lý, thực hiện tốt công tác soạn bài, lập lịch giảng dạy, biết quản lý tốt và thực hiện tốt quy chế đào tạo. Bên cạnh đó, việc đổi mới phƣơng pháp giảng dạy, lấy ngƣời học làm trung tâm nhằm phát huy tính tích cực của HSV cũng đƣợc nhà trƣờng khuyến khích GV sử dụng trong dạy học, tuy nhiên kết quả đạt đƣợc cỏn hạn chế. Tình trạng thầy đọc, trò chép vẫn còn diễn ra ở một số lớp học. Việc khai thác và sử dụng phƣơng tiện hiện đại hỗ trợ cho giảng dạy nhƣ máy chiếu, máy trợ giảng còn thấp.

2.2.2.4. Về trình độ tin học, ngoại ngữ

ĐNGV nhà trƣờng có trình độ tin học và ngoại ngữ đạt chuẩn B trở lên. Bài giảng điện tử đƣợc nhiều GV sử dụng đã phát huy hiệu quả. Một số GV có trình độ ngoại ngữ tốt, có tham khảo đƣợc tài liệu nƣớc ngoài để hoàn thiện và làm phong phú, sâu sắc bài giảng của mình. Tuy nhiên, số lƣợng GV có năng lực đó còn thấp. Nhà trƣờng có lắp đặt mạng LAN/Internet trong toàn trƣờng giúp cho ĐNGV trao đổi, tìm kiếm thông tin hữu ích, thuận tiện, mọi ngƣời đếu có thể tìm cho mình những kiến thức bổ ích phục vụ cho giảng dạy và học tập.

2.2.2.5. Về năng lực giáo dục

Dạy học không chỉ là dạy chữ, mà quan trọng hơn là thông qua dạy chữ để dạy ngƣời. Mỗi giảng viên không chỉ cần có năng lực dạy học mà còn cần có năng lực giáo dục. Ngƣời giảng viên không những truyền đạt kiến thức mà còn là tấm gƣơng trong việc hình thành ở HSSV thái độ, lý tƣởng. Năng lực giáo dục đƣợc thể hiện ở khả năng nắm bắt tâm lý HSSV, khả năng thuyết phục, cảm hóa, khả năng làm công tác quần chúng…

Là trƣờng ngoài công lập, trƣờng Cao đẳng Công nghệ Hà Nội có chất lƣợng đầu vào là HSSV trung bình khá chiếm đa số, nhƣng ĐNGV nhà trƣờng đã nắm bắt đƣợc tâm lý và mức độ nhận thức của HSSV, đã gắn kết công tác giáo dục tình cảm vào bài giảng chuyên môn. Nhà trƣờng có một đội ngũ GV làm công tác

chủ nhiệm rất nhiệt tình, có tinh thần trách nhiệm cao, biết phối hợp giữa các tổ chức trong nhà trƣờng và gia đình HSSV để kịp thời uốn nắn và động viên khuyến khích HSSV học tập đạt kết quả tốt nhất. Từ khi thành lập đến nay, nhà trƣờng luôn giữ vững môi trƣờng sƣ phạm trong sạch, là nhà trƣờng không có tệ nạn ma túy, cờ bạc… Mặc dù vậy, Công tác giáo dục vẫn luôn cần phải đổi mới và chú trọng, các mặt đã đạt đƣợc cần đƣợc phát huy hiệu quả hơn nữa.

2.2.2.6. Năng lực tự học và nghiên cứu khoa học

Một mục tiêu quan trọng nhằm quản lý và phát triển ĐNGV mà nhà trƣờng đề ra là năng lực tự học của GV. GV cần phát huy tích cực năng lực tự học của mình để bắt kịp với sự phát triển của nền kinh tế tri thức. Hàng năm nhà trƣờng cũng tổ chức các lớp bồi dƣỡng, các hội nghị, hội thảo để GV tham gia. NCKH là một nhiệm vụ bắt buộc đối với giảng viên ĐH, CĐ. Tuy nhiên hoạt động NCKH ở trƣờng còn chƣa phát triển. Đề tài nghiên cứu còn ít và chƣa sát thực. Cơ sở vật chất phục vụ nghiên cứu còn sơ sài. Nhà trƣờng chƣa có quy định bắt buộc về NCKH đối với GV. NCKH là bắt buộc nhƣng vẫn có thể bù bằng giảng dạy và các công việc khác. Nhà trƣờng chƣa có chế độ khuyến khích nên việc thúc đẩy hoạt động NCKH đối với ĐNGV còn hạn chế và nhiều bất cập.

2.2.3.Về cơ cấu đội ngũ giảng viên

2.2.3.1. Cơ cấu giới tính

Một trong những điều kiện đảm bảo cho mọi hoạt động của tổ chức đƣợc diễn ra một cách hài hòa, thống nhất là phải có sự cân bằng về giới tính. Giới tính đang là vấn đề đƣợc Đảng và Nhà nƣớc hết sức quan tâm, nhất là trong công tác quy hoạch, xây dựng và phát triển đội ngũ công chức hiện nay. Trong mỗi nhà trƣờng, cơ cấu giới tính phù hợp sẽ tạo đƣợc môi trƣờng, bầu không khí sƣ phạm thi đua sôi nổi, góp phần nâng cao chất lƣợng dạy và học.

Cơ cấu về giới tính của ĐNGV nhà trƣờng mất cân đối. Nhiều năm gần đây vẫn chƣa đƣợc cải thiện. Tỷ lệ GV nữ chiếm phần lớn trong tổng số ĐNGV của nhà trƣờng. Sự mất cân bằng về giới tính đƣợc thể hiện rõ nét nhất ở Khoa Kế toán (100% nữ) và Bộ môn ngoại ngữ (100% nữ). Bảng 2.7. Bảng thống kê số lƣợng GV nữ trong ĐNGV Năm học 2010 – 2011 2011 – 2012 2012 – 2013 Tổng số GV 68 97 130 GV nữ 52 70 93 Tỷ lệ nữ (%) 76.5% 72.1% 71.5%

(Nguồn: Phòng TCHC trường Cao đẳng Công nghệ Hà Nội)

Trong những năm gần đây, do hạn chế về GV nam, nhà trƣờng đã chú trọng trong công tác tuyển dụng, nhƣng tỷ lệ GV nữ vẫn chiếm phần lớn trong ĐNGV nhà trƣờng. GV nữ phần lớn còn trẻ, thâm niên công tác còn hạn chế, vì vậy mà kinh nghiệm giảng dạy và NCKH còn ít. Nhà trƣờng cần phải quan tâm tạo điều kiện cho đội ngũ này đƣợc đào tạo, bồi dƣỡng. Nhiều giảng viên nữ đã rất tích cực tham gia học tập, tự bồi dƣỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Tính đến tháng 9 năm 2013, đã có 24 giảng viên nữ đi học cao học và có 21 giảng viên đã hoàn thành khóa học và có bằng thạc sỹ.

2.2.3.2. Cơ cấu về độ tuổi

Cơ cấu về độ tuổi của ĐNGV cũng ảnh hƣởng đến chất lƣợng giảng dạy và chiến lƣợc phát triển của nhà trƣờng. Qua thống kê về độ tuổi của ĐNGV nhà trƣờng cho thấy, phần đông GV có độ tuổi dƣới 30 (93/130 ngƣời, chiếm 71.5%). GV có độ tuổi trên 30 chiếm tỷ lệ thấp. Nguyên nhân là do trƣờng mới thành lập đƣợc 5 năm, nên đa số là giảng viên trẻ, mới ra trƣờng, thâm niên công tác chƣa nhiều.

Nhìn chung, ĐNGV còn trẻ rất nhiệt tình, hang say trong công việc, nhạy bén với công nghệ thông tin và những kiến thức khoa học mới, cầu tiến nên thuận tiện cho việc quy hoạch phát triển và bồi dƣỡng. Tuy nhiên, ĐNGV này cũng có hạn chế là kinh nghiệm giảng dạy và công tác chƣa nhiều.

Nếu công tác đào tạo, bồi dƣỡng đƣợc chú trọng đầu tƣ thì chắc chắn đội ngũ sẽ phát triển và nhà trƣờng cũng phát triển.

Số lƣợng GV ở độ tuổi từ 31 đến 40 là 27/130 ngƣời. Ở độ tuổi này, GV vừa có kiến thức, vừa có kinh nghiệm, lại có nhiệt huyết với nghề. Tuy nhiên, đội ngũ này lại chiếm tỷ lệ còn hạn chế trong nhà trƣờng.

Số lƣợng GV ở độ tuổi 41 – 50 và ngoài 60 tuổi là 10/130 ngƣời. Ở độ tuổi này, GV có nhiều kinh nghiệm và là lực lƣợng nòng cốt trong việc bồi dƣỡng cho GV trẻ. Tuy nhiên, cũng có bất cập là lực lƣợng này còn tham gia thỉnh giảng ở nhiều nơi nên hạn chế về thời gian đối với công việc bồi dƣỡng.

2.2.4. Đánh giá chung về đội ngũ giảng viên

Trƣờng cao đẳng Công nghệ Hà Nội là trƣờng mới đƣợc thành lập và phát triển, bên cạnh sự quan tâm chỉ đạo của các cấp, các ngành nên nhà trƣờng đã không ngừng lớn mạnh. Tập thể cán bộ, giảng viên đã đoàn kết một lòng, cùng chí hƣớng thực hiện các nhiệm vụ chính trị để xây dựng nhà trƣờng, đƣa trƣờng ngày một phát triển. Qua việc điều tra, phân tích thực trạng đội ngũ giảng viên của trƣờng trong thời điểm hiện tại, có thể rút ra đƣợc những điểm mạnh và những

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Quản lý đội ngũ giảng viên Trường Cao đẳng Công nghệ Hà Nội trong bối cảnh phát triển mới (Trang 58)