0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (131 trang)

Vai trò của đội ngũ giảng viên

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG NGHỆ HÀ NỘI TRONG BỐI CẢNH PHÁT TRIỂN MỚI (Trang 42 -42 )

Đứng ở góc độ trƣờng CĐ, ĐH, giảng viên là bộ phận quan trọng của đội ngũ cán bộ viên chức. Đó là lực lƣợng lao động trực tiếp tham gia vào quá trình đào tạo. Chất lƣợng giảng dạy của giảng viên là một trong những nhân tố quyết định đến chất lƣợng của sinh viên ra trƣờng - những kiến thức và kỹ năng về nghề nghiệp mà sinh viên theo học. Để khẳng định vai trò to lớn của nhà giáo cũng nhƣ ngƣời giảng viên, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói: “Nếu không có thầy giáo thì không có giáo dục”. Và ông cha ta cũng đã đúc kết rằng: “không thầy đố mày làm nên”. Ngành GD – ĐT cũng đã khẳng định rằng ĐNGV giữ vai trò quyết định chất lƣợng đào tạo và là lực lƣợng chủ động thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ của trƣờng ĐH, CĐ.

Điều 15 Luật Giáo dục 2005 đã khẳng định rõ vai trò của giảng viên trong các trƣờng CĐ, ĐH đƣợc thể hiện nhƣ sau: “Nhà giáo giữ vai trò quyết định trong việc bảo đảm chất lượng giáo dục. Nhà giáo phải không ngừng học tập, rèn luyện, nêu gương tốt cho người học”[21].

Vai trò của giảng viên thƣờng đƣợc nói đến với ba chức năng chính là: (1) Nhà giáo, (2) nhà khoa học, và (3) nhà cung ứng cho xã hội.

(1) Giảng viên là nhà giáo. Đây là vai trò truyền thống và tiên quyết. Một giảng viên toàn diện là ngƣời đƣợc trang bị bốn nhóm kiến thức: Kiến thức chuyên ngành, kiến thức về chƣơng trình, kiến thức về kỹ năng dạy học, kiến thức về môi trƣờng giáo dục. Giảng viên tham gia đào tạo nguồn lực con ngƣời, tạo ra lực lƣợng lao động mới, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao về chất lƣợng của nguồn nhân lực. Nguồn lực con ngƣời luôn đóng vai trò quyết định. Con ngƣời thích nghi và cải tạo tự nhiên, những máy móc thiết bị tối tân cũng là sản phẩm của trí óc con ngƣời và chúng cần có con ngƣời điều khiển. Nguồn nhân lực có chất lƣợng cao chính là động lực cho một xã hội phát triển.

(2) Giảng viên là nhà khoa học. Giảng viên có vai trò nâng cao tiềm lực khoa học công nghệ quốc gia thông qua hoạt động nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu triển khai. Đảm nhận vai trò này, giảng viên đã, đang và sẽ góp phần nâng cao năng lực khoa học công nghệ của quốc gia. Đây cũng chính là một nội dung quan trọng trong nhiệm vụ của giảng viên.

Giảng viên vừa là nhà giáo vừa là nhà khoa học. Họ hội tụ đủ cả năng lực, phẩm chất của nhà giáo lẫn nhà khoa học. Họ vừa giảng dạy, vừa tham gia NCKH. Đó là lý do mà ngƣời ta gọi giảng viên là “bộ phận đặc thù của trí thức Việt Nam”.

(3) Giảng viên là nhà cung ứng cho xã hội. Đây là vai trò mà giảng viên đang thực hiện, cái mà xã hội đánh giá cao và kỳ vọng vào ĐNGV. GV cung ứng

các dịch vụ cho nhà trƣờng, cho sinh viên, cho các tổ chức kinh tế xã hội, cho cộng đồng thông qua việc tham gia công tác quản lý, công việc hành chính, cố vấn, tƣ vấn cho sinh viên, liên hệ, hƣớng dẫn thực tập, giới thiệu việc làm, tổ chức hội nghị, hội thảo khoa học…GV đóng vai trò là cầu nối giữa khoa học và xã hội, đƣa khoa học đến với đời sống cộng động.

Những yêu cầu cơ bản về đội ngũ giảng viên của trƣờng Cao đẳng

1.4.1. Số lượng đội ngũ giảng viên trường Cao đẳng

Có đủ số lƣợng GV để thực hiện chƣơng trình giáo dục và NCKH, đạt đƣợc mục tiêu của chiến lƣợc phát triển giáo dục nhằm giảm tỷ lệ trung bình SV/GV. Số lƣợng GV đƣợc xác định trên số lƣợng HSSV và định mức biên chế theo quy định của nhà nƣớc. Khi xác định số lƣợng ĐNGV cần lƣu ý một số vấn đề:

+ Công tác tuyển sinh

+ Nhà trƣờng giam gia liên kết đào tạo với các cơ sở ngoài trƣờng

1.4.2. Chất lượng đội ngũ giảng viên trường Cao đẳng

Chất lƣợng ĐNGV phải đảm bảo trình độ chuẩn đƣợc đào tạo theo quy định, có trình độ tin học, ngoại ngữ đáp ứng yêu cầu về nhiệm vụ đào tạo và NCKH. Chất lƣợng ĐNGV là một khái niệm rộng, gồm nhiếu yếu tố cấu thành nhƣ: Trình độ đƣợc đào tạo của từng GV, thâm niên và kinh nghiệm trong công tác, năng lực cá nhân và khả năng thích ứng với công việc và môi trƣờng, sự cân bằng hài hòa giữa các yếu tố. Để đánh giá chất lƣợng ĐNGV của một trƣờng cao đẳng cần chú ý đánh giá các mặt nhƣ sau:

- Yêu cầu về phẩm chất của ĐNGV: Đạo đức, chính trị, tƣ tƣởng, thế giới quan, ý thức tổ chức kỷ luật, độc lập tự chủ, cung cách làm việc, ứng xử…

- Yêu cầu về năng lực: Khả năng thích ứng, năng lực sáng tạo, sự mềm dẻo, tính linh hoạt trong xã hội, cuộc sống; năng lực hành động, năng lực giao tiếp…

1.4.3. Cơ cấu đội ngũ giảng viên trường Cao đẳng

Khi nói đến cơ cấu ĐNGV của một trƣờng CĐ thì trƣớc hết phải nói đến cơ cấu về chuyên môn. Cơ cấu về chuyên môn cho ta cái nhìn tổng thể về sự thừa thiếu GV ở các môn học, việc phân bổ giảng dạy, tỷ lệ GV của môn học có hợp lý không.

Thứ hai, cơ cầu về trình độ đào tạo: là sự phân chia GV theo tỷ lệ các trình độ đào tạo. Trình độ GV của trƣờng CĐ bao gồm nhiều cấp trình độ về chuyên môn nhƣ thạc sỹ, cử nhân, kỹ sƣ. Việc xác định cơ cấu hợp lý của ĐNGV về trình độ đào tạo sẽ là một trong những biện pháp hữu hiệu để nâng cao chất lƣợng ĐNGV và nâng cao chất lƣợng đào tạo.

Thứ ba, cơ cấu theo lứa tuổi: Việc phân chia theo lứa tuổi của GV là cơ sở quan trọng để phân tích thực trạng, định hƣớng phát triển và có chiến lƣợc lâu dài trong công tác đào tạo bồi dƣỡng, tuyển dụng bổ sung GV phù hợp cho nhà trƣờng mà vẫn đảm bảo tính ổn định trong đào tạo, giảng dạy.

Cơ cấu giới tính: Mỗi giới tính có thế mạnh và yếu riêng, do đó tạo ra sự cân bằng giới tính sẽ góp phần tạo ra văn hóa nhà trƣờng đặc thù, nó sẽ có những tác động tích cực đến hoạt động đào tạo của nhà trƣờng. Tuy nhiên khi xem xét cơ cấu giới tính trong nhà trƣờng sẽ kéo theo nhiều khía cạnh cần đƣợc xem xét nhƣ: Chế độ chính sách cho cán bộ giáo viên nữ, thời gian nghỉ thai sản. Vì thế cơ cấu giới tính của đội ngũ giáo viên khác nhau thì các biện pháp liên quan đến đội ngũ giáo viên khác nhau thì các biện pháp liên quan tới đội ngũ cũng phải khác nhau.

Tóm lại, để đánh giá về trình độ của ĐNGV nói chung và trƣờng cao đẳng nói riêng thì chúng ta phải đánh giá tổng thể các yếu tố cấu thành nhƣ: số lƣợng, chất lƣợng và cơ cấu của ĐNGV. Đó là ba giá trị thuộc tính tiêu biểu của vấn đề khi xem xét đội ngũ giáo viên.

Hình 1.5. Những tiêu chí đánh giá trình độ phát triển của ĐNGV Các lĩnh vực quản lý đội ngũ giảng viên trong nhà trƣờng

Công tác quản lý ĐNGV là một hoạt động tổng hợp gồm nhiều phƣơng diện trong hoạt động của nhà trƣờng. Quản lý ĐNGV chính là quản lý những con ngƣời làm công tác giảng dạy ở các trƣờng CĐ, ĐH. Quản lý ĐNGV ở trƣờng CĐ, ĐH gồm những nội dung sau:

1.1.1. Quy hoạch phát triển đội ngũ giảng viên

Quy hoạch phát triển ĐNGV là tiến trình dự báo đề ra các chính sách và biện pháp nhằm đảm bảo về số lƣợng, chất lƣợng và cơ cấu ĐNGV nhằm đáp ứng nhu cầu công việc và mục tiêu phát triển của nhà trƣờng.

Để lập quy hoạch ĐNGV đạt hiệu quả cao và khả thi, trƣớc hết cần phải xác định đƣợc mục tiêu và kế hoạch công việc của nhà trƣờng. Từ đó dự báo nhu cầu nhân sự cần thiết dựa trên một số phƣơng pháp nhƣ là phân tích xu hƣớng diễn biến của ĐNGV nhà trƣờng trong thời gian từ ba đến năm năm về cơ cấu, số lƣợng, chất lƣợng. ĐẶC TRƢNG CỦA ĐỘI NGŨ Chất lƣợng của đội ngũ Số lƣợng của đội ngũ Trình độ đào tạo Sự hài hòa giữa các yếu tố Cơ cấu về chuyên môn Cơ cấu về trình độ Cơ cấu về lứa tuổi Cơ cấu về giới tính Cơ cấu của đội ngũ

Lập kế hoạch dự báo, tiến hành quy hoạch ĐNGV sao cho đồng bộ về cơ cấu, đảm bảo về số lƣợng, chất lƣợng của đội ngũ. Việc xây dựng kế hoạch phát triển ĐNGV của nhà trƣờng cần căn cứ vào chiến lƣợc phát triển của nhà trƣờng trong 5 năm, 10 năm và những quy định mức độ cụ thể cần thực hiện hàng năm.

1.5.2. Tuyển chọn, sử dụng đội ngũ giảng viên

Tuyển chọn cán bộ, giảng viên là một khâu rất quan trọng để tạo nên một đội ngũ có đủ sức thực hiện mục tiêu giáo dục của nhà trƣờng. Về lý luận, lựa chọn cán bộ bao gồm các nội dung chính nhƣ: tuyển chọn, đề bạt, luân chuyển và tạo

nguồn cán bộ dự bị

Tuyển chọn giảng viên đƣợc hiểu là quá trình tìm kiếm, lựa chọn nhân sự để thỏa mãn nhu cầu sử dụng của nhà trƣờng và bổ sung lực lƣợng lao động cần thiết nhằm thực hiện mục tiêu của nhà trƣờng. Công tác tuyển dụng giảng viên đƣợc thực hiện dựa trên kế hoạch về đội ngũ giảng viên đã đƣợc xây dựng. Tuyển dụng gồm hai khâu là tìm kiếm nhân sự và lựa chọn nhân sự. Đây là một quá trình phức tạp và quan trọng, quyết định đến chất lƣợng đội ngũ giảng viên tuyển dụng đƣợc. Công tác tuyển dụng nhân sự có vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển của nhà trƣờng. Các bƣớc của công tác tuyển dụng giảng viên đƣợc thực hiện nhƣ sau:

a. Định danh công việc cần tuyển dụng b. Thông báo tuyển dụng

c. Thu nhận và xử lý hồ sơ d. Tổ chức thi tuyển

e. Đánh giá ứng viên f. Quyết định tuyển dụng g. Hội nhập nhân viên mới

Theo quy định của luật giáo dục 2005: “Việc tuyển chọn nhà giáo cho trƣờng Cao đẳng, trƣờng Đại học đƣợc thực hiện theo phƣơng thức ƣu tiên tuyển chọn các sinh viên tốt nghiệp Đại học loại khá, giỏi, có phẩm chất đạo đức tốt và những ngƣời có đủ trình độ đại học, sau đại học có kinh nghiệm hoạt động thực tiễn trong giảng dạy và nghiên cứu khoa học, có nguyện vọng trở thành giảng viên, giáo viên để tiếp tục đào tạo về chuyên môn và nghiệp vụ sƣ phạm.

Bố trí và sử dụng đội ngũ giảng viên là quá trình sắp đặt nhân sự vào các vị trí công việc của nhà trƣờng, khai thác và phát huy tối đa năng lực làm việc của giảng viên nhằm đạt hiệu quả cao nhất. Mục tiêu của bố trí và sử dụng đội ngũ giảng viên phải đảm bảo đúng số lƣợng, đúng ngƣời, đúng nơi, đúng chỗ và đúng thời hạn. Bố trí và sử dụng đội ngũ giảng viên phải dựa trên kế hoạch đã định, dựa trên nhu cầu công việc thực tế và năng lực cá nhân của mỗi giảng viên.

Sử dụng ĐNGV là khâu trung tâm trong công tác cán bộ. Vì có sắp xếp, sử dụng hợp lý, đúng ngƣời, đúng việc thì mới giúp cho mọi ngƣời phát huy đƣợc tài năng, nâng cao chất lƣợng công tác. Điều đó đòi hỏi ngƣời quản lý phải làm tốt những công việc sau:

- Hiểu rõ chuyên môn, nghiệp của của GV. Bố trí đúng ngƣời, đúng việc, phân công giảng dạy phù hợp giúp họ phát huy đƣợc thế mạnh cá nhân.

- Nắm bắt đƣợc sở trƣờng cá nhân của GV để phân công lao động hợp lý và có thể điều chỉnh kịp thời, phù hợp.

- Thƣờng xuyên thanh tra, kiểm tra chất lƣợng ĐNGV nhằm xây dựng ĐNGV mạnh về chuyên môn, vững vàng về tƣ tƣởng chính trị, đạo đức tốt.

Để đảm bảo sử dụng tốt ĐNGV, cần coi trọng quản lý GV về thời gian, năng xuất và chất lƣợng lao động. Đối với giảng viên là quản lý giờ lên lớp, tiến độ thực hiện công tác, kết quả giảng dạy của giáo viên, kết quả học tập của sinh viên. Để

quản lý lao động của cán bộ, giảng viên, hiệu trƣởng cần phải phân công cho các phó hiệu trƣởng, tổ trƣởng, nhóm trƣởng chuyên môn giúp mình trong công tác quản lý.

1.5.3. Đào tào, đạo tạo lại và bồi dưỡng đội ngũ giảng viên

Đào tạo, đào tạo lại và bồi dƣỡng đội ngũ giảng viên là quá trình cung cấp các kiến thức, hoàn thiện các kỹ năng, rèn luyện các phẩm chất nghề nghiệp cho giảng viên nhằm đáp ứng yêu cầu trong quá trình thực hiện công việc của họ ở cả hiện tại và tƣơng lai. Đào tạo và bồi dƣỡng giúp giảng viên bù đắp đƣợc những thiếu hụt trong học vấn, truyền đạt cho họ những kinh nghiệm thiết thực trong lĩnh vực chuyên môn, cập nhật kiến thức, mở rộng tầm hiểu biết. Từ đó giúp giảng viên hoàn thành tốt những công việc đƣợc giao, chú trọng vào những công việc hiện tại. Phát triển đội ngũ giảng viên thƣờng đƣợc biểu hiện thông qua thăng tiến, đề bạt giảng viên vào các vị trí công tác cao hơn hoặc giao cho họ làm những công việc có yêu cầu cao hơn, quan trọng hơn. Phát triển đội ngũ giảng viên không chỉ nhằm có đƣợc một nguồn nhân lực đảm bảo về chất lƣợng, số lƣợng mà còn là một hình thức đãi ngộ nhân sự thông qua việc làm và hƣớng đến công việc tƣơng lai. Đào tạo bồi dƣỡng là nền tảng của phát triển đội ngũ giảng viên. Đào tào bồi dƣỡng và phát triển đội ngũ giảng viên có vai trò giúp họ thực hiện tốt hơn công việc của mình cũng nhƣ góp phần thỏa mãn nhu cầu thành đạt của họ. Đào tạo bồi dƣỡng và phát triển đội ngũ giảng viên còn nhằm làm cho nhà trƣờng thực hiện đƣợc mục tiêu chung, tạo ra sự chủ động thích ứng với các biến động và nhu cầu tƣơng lai của chính nhà trƣờng, làm tăng sự ổn định và năng động của tổ chức dẫn đến sự thành công và phát triển của nhà trƣờng.

Việc đào tạo, đào tạo lại và bồi dƣỡng cho đội ngũ giảng viên có thể tiến hành bằng nhiều phƣơng thức khác nhau để tạo điều kiện tốt nhất cho giảng viên:

- Những ngƣời yếu về trình độ chuyên môn - nghiệp vụ thì đƣợc đào tạo lại. - Tổ chức thƣờng xuyên hệ thống bồi dƣỡng chuyên môn - nghiệp vụ theo từng chuyên đề ngắn hạn, có tính cập nhật những kiến thức mới, hiện đại.

- Tổ chức cho đội ngũ giảng viên tham gia các hội thảo khoa học trong và ngoài nƣớc; tổ chức tham quan, học tập, tìm hiểu ở các trƣờng tiên tiến trong nƣớc và nƣớc ngoài.

Tóm lại, đào tạo bồi dƣỡng ĐNGV những kiến thức chuyên môn – nghiệp vụ, những kiến thức văn hóa, xã hội là việc làm cần đƣợc thực hiện thƣờng xuyên. Nhà trƣờng phải chú trọng bồi dƣỡng tƣ tƣởng chính trị, đạo đức cho GV để mỗi ngƣời không ngừng phát triển và tự hoàn thiện mình.

1.5.4. Kiểm tra, đánh giá dội ngũ giảng viên

Kiểm tra là quá trình xem xét thực tiến để thực hiện các nhiệm vụ đánh giá thực trạng, khuyến khích những nhân tố tích cực, phát hiện những sai lệch và đƣa ra những quyết định điều chỉnh nhằm giúp các đối tƣợng hoàn thành nhiệm vụ và góp phần đƣa toàn bộ hệ thống đƣợc quản lý tới một trình độ cao hơn. Để công tác kiểm tra, đánh giá ĐNGV nhà trƣờng đạt đƣợc những mục tiêu đã đề ra trƣớc hết cần xây dựng chuẩn đánh giá và phƣơng pháp đánh giá. Các hình thức và biện pháp để đánh giá giảng viên có thể sử dụng là:

+ Tự đánh giá: ngƣời GV tự xây dựng kế hoạch đánh giá đƣợc các hoạt động của mình thông qua quá trình giảng dạy. Đây là một hình thức đánh giá quan trọng để có đƣợc nguồn thông tin giá trị cho ngƣời quản lý.

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG NGHỆ HÀ NỘI TRONG BỐI CẢNH PHÁT TRIỂN MỚI (Trang 42 -42 )

×