0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (131 trang)

Nguyên nhân tồn tại

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG NGHỆ HÀ NỘI TRONG BỐI CẢNH PHÁT TRIỂN MỚI (Trang 69 -69 )

- Công tác quản lý ĐNGV của nhà trƣờng chƣa áp dụng đồng bộ những biện pháp phù hợp với tình hình thực tiễn.

- Nội dung hoạt động chuyên môn ở các bộ môn, khoa chƣa đi vào chất lƣợng, còn mang tính hình thức, thiếu sáng tạo. Do đó, chƣa tạo động lực và thu hút sự quan tâm đúng mức của ĐNGV, hiệu quả còn thấp.

- Chƣa có chính sách khuyến khích động viên GV tham gia học tập nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và NCKH.

- Các điều kiện đảm bảo cho ĐNGV thực hiện các hoạt động chuyên môn còn hạn chế. Cơ sở vật chất và phƣơng tiện dạy học chƣa đáp ứng yêu cầu.

- ĐNGV chƣa đƣợc quan tâm đúng mức về các chế độ đãi ngộ và điều kiện làm việc.

2.3. Thực trạng công tác quản lý đội ngũ giảng viên của trƣờng

Trƣờng Cao đẳng Công nghệ Hà Nội mới đƣợc thành lập và đi vào hoạt động trong năm năm gần đây, đã đạt đƣợc một số thành công bƣớc đầu. ĐNGV nhà trƣờng đa dạng về chuyên môn, ngành nghề, tuy nhiên so với yêu cầu nhiệm vụ thì trình độ, năng lực đội ngũ còn bất cập, cơ cấu không đồng bộ. Để thực hiện mục tiêu đào tạo và định hƣớng phát triển nhà trƣờng trong tƣơng lai, nhà trƣờng cần phải có sự phấn đấu vƣơn lên về nhiều mặt. Đặc biệt là chú trọng công tác quản lý ĐNGV. Bởi vì, ĐNGV có vai trò quyết định đến chất lƣợng đào tạo của nhà trƣờng.

Hiện nay, nhà trƣờng đang thực hiện mục tiêu mở rộng quy mô đào tạo, nâng cao chất lƣợng, đa dạng hóa các hình thức đào tạo và kiện toàn cơ sở vật chất để đáp ứng yêu cầu nâng cấp thành trƣờng đại học. Trọng tâm là ĐNGV phải phát triển, đạt chuẩn và đáp ứng yêu cầu của trƣờng Đại học. Đây là một trong những yêu cầu cấp thiết đang đặt ra cho nhà trƣờng.

Qua điều tra, phân tích các ý kiến của ĐNGV và cán bộ quản lý về thực trạng công tác quản lý đội ngũ giảng viên tại trƣờng về các khâu lập kế hoạch, quy hoạch, tuyển chọn, đào tạo bồi dƣỡng, chế độ chính sách và đánh giá, đã thu đƣợc các kết quả cụ thể sau:

2.3.1. Công tác quy hoạch phát triển đội ngũ giảng viên

Quy hoạch về đội ngũ giảng viên là quá trình thực hiện đồng bộ các chủ trƣơng, biện pháp để tạo nguồn và xây dựng đội ngũ CBCNV, giảng viên. Thực

hiện khảo sát mức độ đánh giá về công tác quy hoạch ĐNGV của nhà trƣờng thu đƣợc kết quả nhƣ sau:

Bảng 2.8. Thống kê mức độ đánh giá về quy hoạch ĐNGV

Nội dung

Mức độ đánh giá (Đơn vị: %)

Rất hợp lý Hợp lý Chƣa hợp lý CBQL GV CBQL GV CBQL GV

Quy hoạch về mặt số lƣợng 2 2 29 15 69 83

Quy hoạch về mặt cơ cấu 8 10 16 13 76 77

Theo kết quả khảo sát ở bảng trên ta thấy công tác quy hoạch ĐNGV về mặt số lƣợng, phần lớn ý kiến (78% CBQL và 85% GV) cho rằng lả chƣa hợp lý. Chỉ có một tỷ lệ rất nhỏ 2% CBQL và GV cho là rất hợp lý.

Công tác quy hoạch ĐNGV về cơ cấu cũng có mặt tƣơng đồng, đa số ý kiến của CBQL và GV (trên 70%) đều cho thống nhất ý kiến là ĐNGV có cơ cấu chƣa hợp lý. Điều đó cho thấy sự chƣa đúng đắn về công tác quy hoạch ĐNGV nhà trƣờng. Do đó, Ban giám hiệu cần có định hƣớng đúng đắn về công tác quy hoạch ĐNGV.

Nguyên nhân là do nhà trƣờng mới đƣợc thành lập, trong những năm đầu còn tập trung nguồn nhân lực và đầu tƣ nhiều để phát triển chƣơng trình đào tạo, cơ sở vật chất phục vụ công tác đào tạo, do vậy công tác quản lý của nhà trƣờng còn hạn chế trong khâu thực hiện quy hoạch.

2.3.2. Về công tác tuyển dụng và sử dụng đội ngũ giảng viên

Sau 5 năm thành lập và phát triển, nhà trƣờng luôn chú trọng công tác phát triển ĐNGV thông qua tuyển dụng trên cơ sở nhiệm vụ đào tạo và định hƣớng phát triển của nhà trƣờng. Để công tác tuyển dụng đƣợc diễn ra thuận lợi và hiệu quả, nhà trƣờng chú trọng việc xây dựng kế hoạch tuyển dụng. Kế hoạch tuyển dụng dựa trên nhu cầu về số lƣợng GV cần có, dựa vào kết quả kiểm kê số lƣợng

GV, HSSV hiện tại và số lƣợng HSSV dự kiến tuyển sinh trong năm tới của nhà trƣờng.

Để đảm bảo chất lƣợng ĐNGV tuyển dụng đƣợc, nhà trƣờng đã đề ra một số yêu cầu cụ thể đối với từng vị trí. Trong đó có ƣu tiên những ngƣời có học hàm, học vị, có kinh nghiệm công tác, giảng dạy ở các trƣờng CĐ, ĐH khác.

Công tác tuyển dụng áp dụng hai hình thức là xét tuyển và thi tuyển. Thông báo tuyển dụng đƣợc thông báo rộng rãi, công khai trên các phƣơng tiện truyền thông và website của trƣờng.

Là trƣờng ngoài công lập, và ý thức đƣợc tầm quan trọng của chất lƣợng ĐNGV trong giáo dục và đào tạo nên công tác tuyển dụng của nhà trƣờng tƣơng đối nghiêm túc. Các GV đƣợc tuyển dụng vào trƣờng phải trải qua thời gian thử việc 02 tháng và tập sự 01 năm, sau đó mới đƣợc ký hợp đồng chính thức. Trong khoảng thời gian 02 tháng thử việc để ngƣời đƣợc tuyển dụng thể hiện năng lực và cũng là khoảng thời gian nhà trƣờng đánh giá, nhận xét và đƣa ra quyết định tuyển dụng chính thức. GV đƣợc tuyển dụng phải có cam kết làm việc lâu dài tại trƣờng, cam kết thực hiện nâng cao trình độ.

Tuy nhiên số lƣợng GV tuyển đƣợc chƣa nhiều. Lý do của tình trạng này là do cơ chế, chính sách đãi ngộ của nhà trƣờng chƣa thực sự thu hút và hấp dẫn đối với GV. Một số GV sau khi làm việc tại trƣờng đã chuyển công tác khác.

ĐNGV sau khi đƣợc bố trí vào vị trí công tác đều phải học tập nghiên cứu để có thể đảm nhận dạy đƣợc 02 môn phù hợp với chuyên ngành đào tạo. Tuy vậy, hiện nay nhà trƣờng vẫn phải thuê thỉnh giảng là các GV ở các trƣờng CĐ, ĐH khác mới có thể đảm nhiệm hết các môn học của các ngành đào tạo trong trƣờng.

Khảo sát mức độ đánh giá về công tác tuyển dụng ĐNGV của nhà trƣờng đối với CBQL và GV trong trƣờng thu đƣợc kết quả sau:

Bảng 2.9. Thống kê mức độ đánh giá về công tác tuyển dụng, sử dụng ĐNGV Nội dung Mức độ đánh giá (Đơn vị: %) Rất hợp lý Hợp lý Chƣa hợp lý CBQL GV CBQL GV CBQL GV XD kế hoạch tuyển dụng 7 8 85 82 8 10 XD chính sách thu hút 10 8 78 86 12 6 BGH chỉ đạo vể tuyển dụng, sử dụng ĐNGV 12 13 86 76 2 11 Việc bố trí, sử dụng đội ngũ giảng viên đúng chuyên môn, nghiệp vụ

14 17 79 75 7 8

Duy trì, phát huy vai trò chủ động, tích cực của ĐNGV

12 14 81 77 7 9

Cán bộ quản lý và GV khi đƣợc hỏi về công tác tuyển dụng, bố trí sử dụng ĐNGV của nhà trƣờng đều cho rằng:

Có 85% CBQL và 82% GV cho rằng công tác xây dựng kế hoạch tuyển dụng là hợp lý.

Có 78% CBQL và 85% GV cho rằng việc xây dựng các chính sách thu hút của nhà trƣờng là hợp lý.

Có 86% CBQL và 76% GV cho rằng sự chỉ đạo của Ban giám hiệu về tuyển dụng, sử dụng ĐNGV là hợp lý.

Có 79% CBQL và 75% GV cho rằng việc bố trí, sử dụng ĐNGV đúng chuyên môn, nghiệp vụ là hợp lý

Có 81% CBQL và 77% GV cho rằng nhà trƣờng đã duy trì và phát huy đƣợc vai trò của động tích cực của ĐNGV là hợp lý.

Rất ít CBQL và GV trong nhà trƣờng đánh giá công tác tuyển dụng, bố trí sử dụng ĐNGV là chƣa hợp lý.

Từ kết quả khảo sát trên chúng ta thấy rằng, công tác tuyển dụng, sử dụng ĐNGV của nhà trƣờng đã rất đƣợc chú trọng và thực hiện tƣơng đối tốt. Hàng năm, công tác tuyển dụng cũng đã bổ sung một số lƣợng cán bộ GV theo yêu cầu của nhà trƣờng. Tuy nhiên, vì là trƣờng ngoài công lập, cơ chế chính sách cũng chƣa thực sự phù hợp nên thƣờng tuyển dụng không đủ số lƣợng, chủ yếu GV tuyển dụng đƣợc là nữ, và là những SV mới tốt nghiệp, tuổi còn trẻ, kinh nghiệm chƣa nhiều. Vì vậy, chất lƣợng ĐNGV chƣa thực sự đáp ứng yêu cầu.

Công tác bố trí, sử dụng đội ngũ giáo viên có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với việc nâng cao chất lƣợng giảng dạy và chất lƣợng đào tạo cũng nhƣ các hoạt động khác của nhà trƣờng. Việc bố trí, sử dụng giáo viên đúng ngƣời, đúng việc, đúng chuyên môn không những phát huy đƣợc chính năng lực, sở trƣờng của họ mà còn giúp họ yên tâm công tác, nhiệt tình với công việc, đồng thời đảm bảo sự đoàn kết trong nội bộ cơ quan, đơn vị. Việc bố trí, sử dụng đội ngũ giáo viên của trƣờng những năm gần đây có nhiều đổi mới và ngày càng hợp lý hơn. Cụ thể hầu hết các giáo viên đều đƣợc bố trí giảng dạy đúng chuyên môn đƣợc đào tạo, nhà trƣờng đã mạnh dạn bố trí, sử dụng những giáo viên trẻ, có năng lực, có ý chí vƣơn lên, có tinh thần trách nhiệm với công việc đƣợc giao, sớm đƣợc sắp xếp đứng trên bục giảng. Một số giáo viên trẻ tiêu biểu, có trình độ chuyên môn tốt đƣợc đồng nghiệp và học sinh tín nhiệm, đã đƣợc bố trí là tổ trƣởng, phụ trách các khoa, tổ bộ môn.

2.3.3. Về công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giảng viên

Đảng và Nhà nƣớc ta coi Giáo dục là quốc sách hàng đầu, là vấn đề trọng tâm của đất nƣớc. Ban giám hiệu và cán bộ quản lý trƣờng Cao đẳng Công nghệ Hà Nội cũng nhận thức rõ vai trò quan trọng của ĐNGV nên rất chú trọng đến

công tác đào tạo bồi dƣỡng đội ngũ này. Một số biện pháp đào tạo bồi dƣỡng ĐNGV đƣợc nhà trƣờng thực hiện là:

* Bồi dƣỡng giảng viên thông qua dự giờ:

Ngay từ đầu năm học, nhà trƣờng đã có kế hoạch phổ biến đến từng GV về công tác dự giờ. Mỗi GV dự giờ 1 tiết/tuần. Với GV mới công tác dƣới 1 năm thì dự giờ 2 tiết/tuần. Sau mỗi tiết dự giờ đều có sự trao đổi, đánh giá, rút kinh nghiệm. Các vấn đề chính trao đổi, đánh giá là:

- Tính chính xác, khoa học về nội dung bài giảng? - Mục đích và mục tiêu của bài học?

- Về nội dung kiến thức, kỹ năng, thái độ, phƣơng pháp giảng dạy của GV có giúp HSSV đạt đƣợc mục tiêu đề ra hay không?

Từ đó rút ra những ƣu điểm, khuyết điểm của bài giảng để GV và đồng nghiệp cùng tiếp thu, học hỏi.

Để tạo cho các GV chủ động và có thể tham gia dự giờ đầy đủ, kế hoạch luôn đƣợc báo trƣớc. Ngoài những tiết dự giờ trong kế hoạch, nhà trƣờng còn khuyến khích GV thƣờng xuyên tham gia dự giờ của những GV giàu kinh nghiệm để học hỏi.

Đây là một biện pháp bồi dƣỡng trực tiếp, không tốn kém, dễ dàng phổ biến nội dung và phƣơng pháp dạy học mới. Biện pháp này thu đƣợc hai mặt. Một là GV có kinh nghiệm dự giờ GV mới ra trƣờng nhằm giúp họ nâng cao năng lực chuyên môn và ngƣợc lại cũng học hỏi từ lớp trẻ nhiều điều mới và bổ ích. Mặc khác, việc dự giờ cũng là một phƣơng tiện giao lƣu học hỏi, giúp GV mở rộng tầm nhìn, tích lũy kinh nghiệm và có thể học tập áp dụng các phƣơng pháp dạy học mới từ đồng nghiệp.

Tuy nhiên biện pháp bồi dƣỡng này cũng bộc lộ một số hạn chế nhất định. Một số GV đi dự giờ còn mang tính hình thức, góp mặt, không coi trọng bài giảng, đối phó, không đáp ứng đƣợc yêu cầu khi trao đổi, rút kinh nghiệm. Việc đánh giá còn mang tính cả nể, e dè với đồng nghiệp nên không mang tính khách quan. * Bồi dƣỡng thông qua sinh hoạt bộ môn:

Trong kế hoạch đào tạo năm học, nhà trƣờng đã chỉ đạo, mỗi tháng phải sinh hoạt khoa, bộ môn ít nhất 1 lần. Nội dung sinh hoạt là triển khai hoạt động của bộ môn trong tháng, thảo luận, trao đổi, rút kinh nghiệm hoạt động của bộ môn trong tháng vừa qua, bàn bạc thống nhất các vấn đề của bộ môn về dạy học, thực hiện kế hoạch đào tạo, giải quyết các vƣớng mắc của GV, thống nhất chƣơng trình đào tạo, chia xẻ các xử lý các tình huống sƣ phạm mà GV gặp phải…Tổ trƣởng bộ môn chịu trách nhiệm quản lý GV trong bộ môn mình.

Ƣu điểm của biện pháp bồi dƣỡng này là thông qua sinh hoạt chuyên môn ở bộ môn, GV có thể rút kinh nghiệm, trao đổi kiến thức chuyên môn, nhận ra đƣợc những thiếu sót và tìm cách khắc phục nó hiệu quả nhất. Những ngƣời cùng trong bộ môn, là những ngƣời gần gũi và đồng cảm về chuyên môn nên có thể đóng góp ý kiến dễ dàng hơn. Bộ môn là nơi các GV có thể trao đổi, học tâp nâng cao chuyên môn nghiệp vụ và trình độ nhận thức.

Tuy nhiên, biện pháp này cũng có hạn chế nhất định. Các bộ môn hoạt động chƣa đồng đều, sinh hoạt còn mang tính hình thức, nội dung sinh hoạt chƣa phong phú, chủ yếu là triển khai kế hoạch của nhà trƣờng. Tổ trƣởng bộ môn chƣa phát huy đƣợc vai trò của mình, GV chƣa coi trọng việc sinh hoạt bộ môn, nội dung sinh hoạt chƣa có chiều sâu nên không khuyến khích đƣợc GV trao đổi, thảo luận về nội dung, hình thức và các phƣơng pháp dạy học.

Bên cạnh một số biện pháp bồi dƣỡng ĐNGV nhƣ kể trên, nhà trƣờng cũng rất chú trọng vào công tác đào tạo. Nhà trƣờng thƣờng xuyên tạo điều kiện về mặt thời gian để GV đi học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, bồi dƣỡng kiến thức về quản lý và kiến thức nghiệp vụ sƣ phạm. Số lƣợng thạc sỹ trong nhà trƣờng tăng lên theo từng năm học. Tính đến nay nhà trƣờng đã có 59 GV có trình độ thạc sỹ, chủ yếu họ tham gia học tập nâng cao trình độ sau khi công tác tại trƣờng. Điều đó chứng tỏ nhà trƣờng rất qua n tâm đến công tác đào tạo bồi dƣỡng ĐNGV. Đây không chỉ là nhu cầu đòi hỏi nâng cao trình độ của ĐNGV vì sự phát triển của nhà trƣờng mà còn là yêu cầu của quá trình tiếp cận cách quản lý khoa học, tiếp cận trình độ khoa học tiên tiến, hiện đại trên con đƣờng hội nhập và phát triển.

Tuy nhiên, do nhà trƣờng chƣa có kế hoạch chiến lƣợc về phát triển ĐNGV nên kế hoạch đào tạo bồi dƣỡng chƣa sát thực, bị động. Số lƣợng GV tham gia học tập nâng cao trình độ chủ yếu đều là tự phát, là nhu cầu tự thân, không phải là định hƣớng và quy hoạch của nhà trƣờng. Nhà trƣờng chƣa có chế độ chính sách động viên đúng mức về sự nỗ lực cố gắng của ĐNGV trong việc đào tạo bồi dƣỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.

Bảng 2.9 là bảng thống kê thể hiện mức độ đánh giá về công tác đào tạo bồi dƣỡng của ĐNGV nhà trƣờng.

Tuy nhiên, để đáp ứng yêu cầu và nhiệm vụ của nhà trƣờng trong bối cảnh phát triển, nâng cấp lên trƣờng đại học, thì công tác đào tạo, bồi dƣỡng ĐNGV rất cần đƣợc lãnh đạo nhà trƣờng quan tâm thỏa đáng. Nhà trƣờng cần xây dựng một lộ trình hợp lý, nhất là việc đào tạo ĐNGV có trình độ cao về chuyên môn và cả trình độ về tin học, ngoại ngữ, nghiệp vụ sƣ phạm.

Bảng 2.9. Thống kê mức độ đánh giá về công tác đào tạo – bồi dƣỡng

Nội dung

Mức độ đánh giá (Đơn vị: %)

Rất hợp lý Hợp lý Chƣa hợp lý CBQL GV CBQL GV CBQL GV

Đào tạo nâng cao trình độ

CBQL, GV 0 0 23 12 77 88

Cử GV đi học thạc sỹ, tiến sỹ 0 0 15 7 85 93

Bồi dƣỡng chuyên môn, NVSP 0 0 26 14 74 86

Bồi dƣỡng lý luận chính trị 0 0 41 25 59 75

Bồi dƣỡng phƣơng pháp

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG NGHỆ HÀ NỘI TRONG BỐI CẢNH PHÁT TRIỂN MỚI (Trang 69 -69 )

×