Thực hiện việc soạn một bài trắc nghiệm

Một phần của tài liệu ử dụng câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn trong kiểm tra đánh giá kết quả học tập môn tiếng Việt lớp 10 cơ bản tại trường Trung học Chuyên tỉnh Kon Tum (Trang 49)

III. TỔNG QUAN

1.4.1.2.Thực hiện việc soạn một bài trắc nghiệm

- Bản sơ thảo các câu hỏi trắc nghiệm nên đƣợc soạn nhiều ngày trƣớc khi thực hiện kiểm tra. Thời gian chuẩn bị và viết các câu hỏi trắc nghiệm nhiều sẽ giúp giáo viên tránh đƣợc các sai sót không đáng có nhƣ nhầm lẫn đáp án, câu tối nghĩa, định mức điểm....Ngoài ra, bản thảo đầu tiên nên có nhiều câu hỏi hơn số câu hỏi cần dùng để giáo viên có câu hỏi để thay thế sau khi đã kiểm tra tất cả các yếu tố của bài trắc nghiệm.

- Mỗi câu hỏi nên liên quan đến một mục tiêu nhất định. Yêu cầu này liên quan mật thiết đến bảng trọng số chúng ta đã chuẩn bị ở giai đoạn trƣớc.

- Chú ý viết câu dẫn hợp lý, mỗi câu trả lời phải tự mang đầy đủ ý nghĩa hơn là phải phụ thuộc vào phần lựa chọn trong các phƣơng án trả lời. Tránh viết câu quá ngắn khiến học sinh không hiểu nghĩa hoặc quá dài gây rối, nên bỏ những chữ không cần thiết cho ý nghĩa hay nội dung câu hỏi.

- Giáo viên cần chú ý đến các nguyên tắc soạn thảo câu hỏi trắc nghiệm đa lựa chọn

1.4.1.3. Quy tắc soạn thảo câu hỏi trắc nghiệm khách quan đa lựa chọn

- Phần chính, hay câu dẫn của câu hỏi phải đƣợc diễn đạt rõ ràng, dễ hiểu và không gây nhầm lẫn. Các phƣơng án chọn trong phần trả lời phải là những câu khả dĩ, thích hợp với vấn đề đƣợc nêu. Nên tránh những câu có vẻ nhƣ thuộc dạng trắc nghiệm “đúng-sai”, không liên hệ với nhau mà đƣợc sắp chung một chỗ.

- Phần dẫn tránh dùng hai thể phủ định liên tiếp nhƣ “không thể không” mà phải rõ ràng. Ngƣời ta thƣờng nhấn mạnh khía cạnh xác định hơn khía cạnh phủ định trong kiến thức. Tuy nhiên, đôi khi học sinh cần biết những ngoại lệ cần tránh. Trong trƣờng hợp đó, việc dùng một số câu hỏi có thể phủ định là chính đáng. Tuy nhiên, khi sử dụng những thể nhƣ vậy, ngƣời soạn cần gạch dƣới hoặc viết hoa để học sinh chú ý hơn. - Các câu hỏi nhằm đo sự hiểu biết, suy luận hay khả năng áp dụng các nguyên lý vào những trƣờng hợp mới nên đƣợc trình bày dƣới hình thức mới nhằm tránh việc học sinh vận dụng trí nhớ hơn là nhờ các khả năng tƣ duy ở mức độc cao mà chúng ta cần thẩm định. - Nên có từ 3 đến 5 phƣơng án lựa chọn. Nếu ít phƣơng án lựa chọn, yếu tố may rủi sẽ tăng

48

hoặc nếu có quá nhiều phƣơng án, giáo viên khó xây dựng đƣợc các câu trả lời hay hoặc phƣơng án nhiễu tốt. Bên cạnh đó học sinh sẽ tốn rất nhiều thời gian để đọc bài.

- Phải chắc chắn có một phƣơng án trả lời đúng nhất, tránh trƣờng hợp có những phƣơng án gây tranh cãi sau khi đã ra đề. Khi viết câu hỏi, nên nhờ các giáo viên trong trƣờng đọc lại để góp ý sửa chữa các điểm chƣa chính xác hoặc còn tối nghĩa. - Xây dựng phƣơng án nhiễu nên ngắn có cùng văn phong và đồng nhất. Tính đồng nhất có thể dựa trên căn bản ý nghĩa, âm thanh, độ dài hoặc cùng từ loại.

- Loại trừ phƣơng án trả lời đúng nhất, các phƣơng án “nhiễu” khác cần đƣợc xây dựng khéo léo, đều “hấp dẫn” nhƣ nhau nhằm khuyến khích thói quen suy nghĩ tích cực của học sinh. - Độ dài các câu trả lời trong các phƣơng án cho sẵn để chọn phải tƣơng đối bằng nhau. Không nên để các câu trả lời đúng có khuynh hƣớng ngắn hơn hoặc dài hơn các phƣơng án trả lời khác.

- Để tiết kiệm khoảng in câu hỏi và thời gian cho học sinh đọc câu hỏi, các chi tiết nếu có thể xếp vào phần chính thì hãy xếp vào phần chính để các câu trả lời đƣợc lựa chọn ngắn gọn hơn.

- Không nên đặt những vấn đề không xảy ra trong thực tế trong nội dung các câu hỏi trừ trƣờng hợp cần phải kích thích trí tƣởng tƣợng của học sinh.

- Cẩn thận khi dùng các cụm từ nhƣ “không đáp án nào đúng” hoặc “tất cả các câu trên đều đúng” nhƣ một trong những phƣơng án đƣợc lựa chọn, vì về phƣơng diện văn phạm các mệnh đề này thƣờng không ăn khớp với các câu hỏi. Khi không nghĩ ra đủ các phƣơng án để chọn lựa, ngƣời viết thƣờng dùng một trong những câu trên để học sinh lựa chọn. Nếu học sinh biết chắc hai trong các phƣơng án để chọn là đúng hoặc sai thì học sinh sẽ chọn các phƣơng án nhƣ nêu trên. Do đó, nếu đƣợc dùng, các mệnh đề trên phải đƣợc sử dụng nhiều lần nhƣ các câu hỏi khác trong ý nghĩa đúng cũng nhƣ ý nghĩa sai.

- Vị trí các đáp án đúng nhất đƣợc chọn lựa nên đƣợc sắp xếp theo một “thứ tự tự nhiên” nào đó nếu có thể đƣợc.

49

Một phần của tài liệu ử dụng câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn trong kiểm tra đánh giá kết quả học tập môn tiếng Việt lớp 10 cơ bản tại trường Trung học Chuyên tỉnh Kon Tum (Trang 49)