Phƣơngpháp trắc nghiệm tự luận

Một phần của tài liệu ử dụng câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn trong kiểm tra đánh giá kết quả học tập môn tiếng Việt lớp 10 cơ bản tại trường Trung học Chuyên tỉnh Kon Tum (Trang 32)

III. TỔNG QUAN

1.3.1.1.Phƣơngpháp trắc nghiệm tự luận

Trắc nghiệm tự luận là một phƣơng pháp kiểm tra đƣợc sử dụng khá phổ biến trƣớc đây. Một bài kiểm tra dƣới dạng trắc nghiệm tự luận đƣợc xây dựng dƣới dạng câu hỏi mở, mang tính tự luận gồm khoảng 2 đến 3 câu hỏi. Học sinh sẽ trình bày kiến thức trong một bài viết dài để giải quyết vấn đề mà câu hỏi đặt ra. Để hoàn thành tốt bài trắc nghiệm tự luận học sinh cần hiểu và nhớ kiến thức thật tốt đồng thời trình bày bài một cách lôgic, chặt chẽ, chính xác và rõ ràng. Câu hỏi dạng này thƣờng đƣợc giáo viên sử dụng để kiểm tra dạng kiến thức bao quát, đòi hỏi học sinh cần phải tƣ duy, suy luận và diễn đạt ý kiến của mình. Loại câu hỏi này còn giúp học sinh có thể tự do diễn đạt ý tƣởng, kiến thức và phát huy đƣợc óc sáng tạo, đặc biệt là trong các môn học thuộc lĩnh vực khoa học xã hội, những môn học cần có sự tƣ duy và sáng tạo cao.

Trắc nghiệm tự luận gồm các dạng thức sau: - Điền câu trả lời

 Tự luận trả lời ngắn (trả lời giới hạn)  Tự luận trả lời dài (trả lời tự do) - Tự luận miệng (vấn đáp)

- Tự luận làm ở nhà

 Tiểu luận, khoá luận  Luận văn, luận án

Trắc nghiệm tự luận đặc biệt hữu ích khi đo lƣờng các khía cạnh của thành quả học tập phức tạp nhƣ khả năng đƣa ra những nhận định sâu về một vấn đề nào đó; khả năng chọn lựa các ý tƣởng quan trọng và sắp xếp, liên kết các ý tƣởng đó; khả năng sáng tạo và khả năng viết văn. Tuy nhiên, do những hạn chế đặc trƣng nên ngƣời ta khuyến cáo là chỉ nên dùng để đo lƣờng những kết quả học tập khi không thể đo đƣợc bằng những công cụ đo khách quan hơn. Chính vì vậy, dạng câu hỏi tự luận cũng tồn tạo những ƣu, nhƣợc điểm nhất định:

31

Ƣu điểm của trắc nghiệm tự luận

Ƣu điểm chính của câu hỏi TN tự luận là dạng câu hỏi có câu trả lời tự do, cho phép kiểm tra đƣợc những vấn đề lớn, mang tính bao quát, tổng hợp từ nhiều chƣơng, nhiều phần. Hình thức kiểm tra này tạo điều kiện cho học sinh trình bày, diễn đạt tri thức theo cách hiểu riêng của mình, bên cạnh đó còn có thể bộc lộ khả năng suy luận, óc sáng tạo trong việc so sánh, sắp xếp các ý kiến, quan điểm. Khả năng giải thích, thiết lập các mối tƣơng quan giữa các dữ kiện cũng đƣợc thỏa mãn, từ đó có thể tổng kết ý kiến cho nhiều vấn đề khác nhau.

Câu hỏi tự luận tƣơng đối dễ soạn, đặc biệt là ít có sai sót trong khâu diễn đạt, ý tƣởng rõ ràng, học sinh dễ hiểu khi tiếp cận đề.

Uu điểm dễ nhận thấy nhất là chúng cho phép chúng ta đánh giá trực tiếp các kỹ năng viết. Bên cạnh đó, câu hỏi tự luận còn đo đƣợc các kết quả học tập phức tạp mà không thể đo đƣợc bằng những công cụ khác: khả năng sắp đặt hay phác hoạ, khả năng thẩm định, khả năng chọn lựa các ý tƣởng quan trọng và tìm mối quan hệ giữa các ý tƣởng ấy, khả năng viết văn, khả năng sáng tạo.

Một ƣu điểm khác của câu hỏi tự luận là sự thoải mái trong việc thiết kế câu hỏi. Ƣu điểm này là một nhân tố quan trọng cho giáo viên sử dụng rộng rãi, giúp họ tiết kiệm đƣợc khá nhiều thời gian cho việc soạn thảo đề thi. Nhƣng đôi khi, chính ƣu điểm nổi bật này dẫn đến sai lầm, đó là việc soạn thảo nhanh sẽ khiến giáo viên ít chú ý đến mục tiêu đánh giá môn học.

Một ƣu điểm hết sức quan trọng và dễ dàng nhận thấy nữa của câu hỏi tự luận là sự đóng góp của nó vào việc học bài của học sinh. Để có một phần trả lời tốt và đầy đủ cho câu hỏi tự luận, học sinh cần phải học và hiểu bài một cách kĩ lƣỡng, chuẩn bị tốt kiến thức cho lần kiểm tra hoặc thi sau đó. Việc tập trung học và hiểu bài đó thƣờng phù hợp với yêu cầu của giáo viên và thực sự thúc đẩy học sinh trong học tập.

Nhƣợc điểm của trắc nghiệm tự luận

Nhƣợc điểm hay đƣợc nhắc đến nhất của câu hỏi tự luận là việc chấm điểm không mang lại độ tin cậy cao. Trong nhiều năm, với nhiều nghiên cứu khác nhau ngƣời ta nhận thấy rằng trên cùng một bài luận nhƣng lại có những điểm số khác

32

nhau đƣợc chấm bởi các giáo viên khác nhau, thậm chí trên cùng một giáo viên cũng cho điểm khác nhau trong những lần chấm khác nhau. Nguyên nhân của việc độ tin cậy thấp là do giáo viên không xác định rõ những kết quả học tập đƣợc đo cũng nhƣ sai lầm trong công tác lập dàn ý cho đáp án.

Câu hỏi tự luận là cần có khối lƣợng thời gian lớn cho việc chấm bài. Để việc chấm bài đƣợc thực hiện một cách chu đáo, tỉ mỉ và có sự phản hồi lại cho học sinh đòi hỏi giáo viên đầu tƣ thời gian

Nội dung kiểm tra trong bài tự luận có giới hạn. Một vài câu hỏi trong một bài trắc nghiệm tự luận chỉ đo lƣờng đƣợc một lƣợng kiến thức nhất định, trong khi đó có rất nhiều nội dung bị bỏ qua. Tính chất không đầy đủ này khiến cho những câu hỏi tự luận đặc biệt không hiệu quả đối với việc đo lƣờng khả năng nhận biết các thông tin thực tế. Bên cạnh đó, câu hỏi tự luận khó để hạn chế nạn copy, gian lận trong thi cử, đặc biệt là tình trạng học tủ rất phổ biến trong học sinh. Kèm theo đó là tình trạng học vẹt, cố học cho thuộc bài để thi, kiểm tra mà không hiểu sâu sắc nội dung bài học. 1.3.1.2. Phƣơng pháp trắc nghiệm khách quan

Phƣơng pháp trắc nghiệm khách quan có thể chia làm bốn loại

a, Loại điền khuyết hay câu trả lời ngắn

Đây là dạng TNKQ có câu trả lời tự do, đƣợc trình bày dƣới hai dạng thức. Nếu là một lời phát biểu còn thiếu thì gọi là điền vào chỗ trống, nếu đƣợc trình bày dƣới dạng câu hỏi thì cần có câu trả lời ngắn.

Câu trắc nghiệm điền khuyết yêu cầu học sinh đƣa ra một từ, một con số, một biểu tƣợng thích hợp cho một câu hỏi trực tiếp hay một lời dẫn thiếu hoàn chỉnh. Nó có thể đƣợc sử dụng để đo lƣờng những kết quả học tập ở cấp độ nhận biết đơn giản. Những câu trắc nghiệm điền khuyết có thể đƣợc thiết kế một cách dễ dàng và thoải mái sử dụng nên chúng rất đƣợc ƣa thích. Khi sử dụng câu trắc nghiệm điền khuyết, câu hỏi phải đƣợc trình bày rõ ràng và ngắn gọn, súc tích, không có những thông tin không liên quan, tránh sử dụng câu tối nghĩa, câu có quá nhiều từ hoặc từ quá khó; cấu trúc câu phức tạp; lời dẫn không rõ ràng; tài liệu minh họa không rõ ràng; có những cản trở về giới, dân tộc, chủng tộc.

33

Ƣu điểm loại điền khuyết

- Học sinh có đƣợc cơ hội trình bày những câu trả lời khác thƣờng, phát huy óc sáng tạo. - Phƣơng pháp chấm điểm nhanh hơn và đáng tin cậy hơn, mặc dù việc cho điểm có phần rắc rối hơn so với các loại trắc nghiệm khách quan khác.

- Học sinh không có cơ hội đoán mò câu trả lời nhƣ trong trƣờng hợp các loại trắc nghiệm khách quan khác, thay vào đó phải nhớ ra hoặc nghĩ ra câu trả lời.

- Loại trắc nghiệm điền khuyết dễ soạn hơn loại ghép đôi hay loại có nhiều câu trả lời để chọn lựa. Tuy nhiên chúng ta không nên lấy nguyên văn từ trong sách giáo khoa ra và chỉ bỏ bớt vài chữ hoặc sửa thành dạng câu hỏi.

- Các câu hỏi loại điền khuyết hay có câu trả lời ngắn rất thích hợp cho những vấn đề nhƣ tính toán, cân bằng phƣơng trình hoá học, nhận biết các vùng trên bản đồ hoặc giản đồ, đánh giá mức hiểu biết các nguyên lý, giải thích dữ kiện, diễn đạt ý kiến và thái độ.

- Giúp học sinh luyện trí nhớ khi học. Nếu việc học chỉ căn cứ hoàn toàn trên trí nhớ hoặc đòi hỏi nhớ mà không hiểu mới đáng công kích. Ngƣợc lại, nhớ những điều căn bản để suy luận hay áp dụng vào các trƣờng hợp khác cũng là một điều cần thiết.

- Xây dựng một câu trắc nghiệm điền khuyết là tƣơng đối dễ, ít tốn thời gian. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Yếu tố đoán mò đƣợc loại trừ bởi vì trắc nghiệm điền khuyết đòi hỏi phải nhắc lại.

Nhƣợc điểm loại điền khuyết

- Giáo viên thƣờng có khuynh hƣớng trích nguyên văn các câu từ sách giáo khoa. - Giáo viên có thể hiểu sai, đánh giá thấp giá trị các câu trả lời sáng tạo, khác ý giáo viên nhƣng vẫn hợp lý, nhất là khi học sinh đọc thêm sách và tài liệu ngoài giáo trình, nhƣ trong các môn khoa học xã hội chẳng hạn.

- Nhiều câu hỏi loại điền khuyết ngắn và gọn có khuynh hƣớng đề cập các vấn đề không quan trọng hoặc không liên quan nhau. Phạm vi khảo sát thƣờng chỉ giới hạn vào chi tiết, các sự kiện vụn vặt.

- Các yếu tố nhƣ chữ viết, đánh vần sai, có thể ảnh hƣởng đến việc đánh giá câu trả lời. - Việc chấm bài mất nhiều thời giờ hơn so với loại trắc nghiệm “đúng - sai” hoặc trắc nghiệm có nhiều câu trả lời cho sẵn để chọn.

34

- Khi có nhiều chỗ chừa trống trong một câu hỏi, học sinh có thể rối trí.

- Thiếu yếu tố khách quan lúc chấm điểm. Mặc dầu phƣơng pháp chấm điểm loại trắc nghiệm “điền khuyết” có tính chất khách quan hơn loại tự luận, giáo viên vẫn gặp nhiều phiền phức hơn khi chấm các câu trắc nghiệm điền khuyết vì giới hạn câu trả lời đúng rộng rãi hơn.

- Câu trắc nghiệm điền khuyết khuyến khích học sinh ở mức độ thấp, chỉ dừng lại ở việc học thuộc lòng những câu trả lời phức tạp.

b, Loại đúng sai

Loại câu TN này yêu cầu học sinh đọc những câu phát biểu và phán đoán xem nội dung hay hình thức của câu đó đúng hay sai. Loại câu TN này phù hợp với việc khảo sát trí nhớ những sự kiện hoặc nhận biết các sự kiện, đánh giá độ chính xác của vấn đề, các khái niệm, nguyên tắc…. Loại này vừa có khả năng định tính vừa có khả năng định lƣợng, chỉ đòi hỏi tƣ duy và kiến thức tích lũy nhƣng lại dễ đoán mò, độ tin cậy thấp và cho xác suất đúng cao.

Những câu hỏi dạng này đánh giá kết quả học tập phù hợp cho tất cả các chủ đề. Tuy nhiên, thông thƣờng các bài TN đúng – sai dạng này rất khó cho học sinh lựa chọn vì không có cơ sở khách quan nào để xác định quan điểm nhìn nhận này là đúng hay sai. Chính vì vậy mà học sinh thƣờng phán đoán quan điểm nhìn nhận mà giáo viên thƣờng đề cập đến và đánh dấu vào những câu trả lời có liên quan. Để tránh trƣờng hợp này, tốt nhất là cho học sinh tìm hiểu các quan điểm về nhiều vấn đề khác nhau.

Một dạng câu hỏi đúng – sai thông thƣờng đó là học sinh có thể nhận biết câu này sai (vì nó không đúng) nhƣng lại không xác định đƣợc cái gì là sai. Kéo theo đó, khi học sinh trả lời câu hỏi đó là sai thì họ lại không xác định đƣợc nhƣ thế nào là đúng. Chính vì điều này mà khi soạn câu hỏi dạng này, giáo viên thƣờng có xu hƣớng xây dựng hầu hết các câu hỏi là đúng. Đây cũng có thể đƣợc xem là một cách hiệu quả để một lần nữa học sinh ôn lại kiến thức đã học. Dạng câu hỏi này có những ƣu, nhƣợc điểm nhất định

35

Ƣu điểm của dạng câu hỏi Đúng - Sai

- Loại TN này giúp học sinh có thể nắm bắt đƣợc nhiều nội dung, TN đƣợc nhiều lĩnh vực rộng lớn trong thời gian rất ngắn. Trong cùng một thời gian, học sinh có thể làm ba câu trả lời cho câu hỏi đúng-sai, trong khi đó chỉ làm đƣợc hai câu dạng nhiều lựa chọn. - Câu hỏi dạng này chiếm ít thời gian hơn trong việc soạn thảo, dễ thiết kế. Bài TN sẽ đƣợc biên soạn bằng cách lấy kiến thức cơ bản trong SGK, chuyển phần lớn các câu tƣờng thuật thành câu hỏi và thiết kế nhƣ một câu TN đúng-sai. Vì vậy các giáo viên thƣờng tránh dẫn trực tiếp các mệnh đề từ văn bản và thay đổi một chút ít từ ngữ để tạo câu hỏi. Tuy nhiên, thiết kế một câu hỏi TN đúng –sai nghèo nàn rất dễ dàng. Để xây dựng những câu hỏi không đa nghĩa mà có thể đánh giá đƣợc kết quả học tập một cách có ý nghĩa đòi hỏi rất nhiều kĩ năng.

- Dạng câu hỏi này đảm bảo đƣợc tính khách quan khi chấm bài.

Nhƣợc điểm của dạng câu hỏi Đúng - sai

- Yếu tố hạn chế của dạng TN đúng-sai là khả năng đoán mò cao. Chỉ với hai sự lựa chọn, học sinh có cơ hội 50/50 để lựa chọn câu trả lời đúng. Tuy nhiên điều bất lợi này đƣợc bù đắp. Một số lƣợng lớn câu trả lời có thể đƣợc trả lời trong một khoảng thời gian cho phép. Một khối lƣợng kiến thức lớn đƣợc phản ánh trong điểm đạt đƣợc của học sinh. - Do khả năng đoán mò cao nên dạng câu hỏi này không đƣợc dùng để đánh giá điểm yếu của học sinh. Đối với lƣợng kiến thức và lĩnh vực kiến thức nhất định, sự phân tích kết quả trong mỗi câu trả lời do vậy mà không mang nhiều ý nghĩa. Điều này dẫn đến giá trị của dạng bài trắc nghiệm này thấp.

- Độ tin cậy đối với dạng câu hỏi này thấp, nên để kết quả đo lƣờng đáng tin cậy thì cần nhiều câu hỏi hơn trong một bài kiểm tra. Tất nhiên yếu tố này cũng giúp cho giáo viên kiểm tra đƣợc khối lƣợng kiến thức rộng nhƣng đối với những môn học hoặc những lĩnh vực kiến thức cần tập trung hơn thì chƣa thích hợp.

- Đối với những câu hỏi thuộc về các lĩnh vực khoa học xã hội, nhân văn hay nghệ thuật cần đặt trong một ngữ cảnh xác định mới đánh giá đƣợc câu hỏi đó đúng hay sai. - Ngoài ra, khi soạn dạng câu hỏi này, thƣờng có khuynh hƣớng chọn nguyên văn, nguyên mẫu các câu trong sách hoặc trong tài liệu. Điều này dễ khiến học sinh chủ

36

quan, học vẹt tuy nó rất hữu ích trong kiểm tra, khuyến khích ngƣời học có năng lực nhận thức và tƣ duy thấp.

- Đối với những học sinh yếu, những câu phát biểu sai có thể khiến họ học những điều sai lầm một cách vô ý thức.

- Khác với dạng TN nhiều lựa chọn, trong TN đúng – sai, học sinh phải quyết định giữa hai điều để chọn, nghĩa là giới hạn chọn đáp án đúng quá hẹp. Việc này có thể làm cho học sinh giỏi khó chịu hay thất vọng, thậm chí bối rối, dẫn đến suy nghĩ phức tạp về câu hỏi. Chẳng hạn nhƣ họ nghĩ rằng cần phải có điều kiện rõ ràng mới có thể quyết định lời phát biểu đúng hay sai hoặc có thể có trƣờng hợp ngoại lệ chứ không thể có trƣờng hợp hoàn toàn đúng hoặc hoàn toàn sai[7]

- Dạng bài TN đúng – sai chỉ thích hợp với các tình huống có hai khả năng xảy ra (ví dụ: phải/trái; ai tác động/ai bị tác động….) và sử dụng cho các bài tập phân biệt thực tế, quan điểm nhìn nhận, nguyên nhân và kết quả, thông tin thích hợp hoặc không thích hợp, kết luận giá trị hoặc không giá trị….

c, Loại ghép đôi (xứng hợp)

TN ghép đôi là một loại TN rất thông dụng. TN này đƣợc thiết kế dƣới dạng cột, bên mỗi cột là những thông tin kiến thức mà giáo viên muốn học sinh nối lại cho thích hợp. Nội dung ở mỗi cột có thể là số, chữ, nhóm chữ hoặc câu. Dựa trên một hệ thức tiêu chuẩn nào đó đã đƣợc định trƣớc, học sinh sẽ nối các chữ, nhóm chữ, số hoặc câu đó lại với nhau. Số phần tử trong hai cột có thể bằng nhau hoặc khác

Một phần của tài liệu ử dụng câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn trong kiểm tra đánh giá kết quả học tập môn tiếng Việt lớp 10 cơ bản tại trường Trung học Chuyên tỉnh Kon Tum (Trang 32)