Nội dung từng đơn vị bài học cụ thể

Một phần của tài liệu ử dụng câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn trong kiểm tra đánh giá kết quả học tập môn tiếng Việt lớp 10 cơ bản tại trường Trung học Chuyên tỉnh Kon Tum (Trang 64)

III. TỔNG QUAN

2.1.1.2.Nội dung từng đơn vị bài học cụ thể

Bài 1: Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ

Hoạt động giao tiếp là hoạt động trao đổi thông tin của con ngƣời trong xã hội, đƣợc tiến hành chủ yếu bằng phƣơng tiện ngôn ngữ (dạng nói hoặc viết), nhằm thực hiện những mục đích về nhận thức, về tình cảm, hành động…

Mỗi hoạt động giao tiếp gồm hai quá trình: tạo lập văn bản (do ngƣời nói hoặc ngƣời viết thực hiện) và lĩnh hội văn bản (do ngƣời nghe, ngƣời đọc thực hiện). Hai quá trình này diễn ra trong quan hệ tƣơng tác.

Trong hoạt động giao tiếp có sự chi phối của các nhân tố: nhân vật giao tiếp, hoàn cảnh giao tiếp, nội dung giao tiếp, mục đích giao tiếp, phƣơng tiện và cách thức giao tiếp.

Bài 2: Văn bản: Văn bản là một tổ chức hoàn chỉnh, là sản phẩm của hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ, gồm nhiều câu, nhiều đoạn, luôn hƣớng đến một nội dung giao tiếp nhất định. Có nhiều kiểu văn bản nhƣ văn bản hành chính, văn bản chính luận, văn bản khoa học, văn bản báo chí….

Bài 3: Đặc điểm của ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết: Ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết có những đặc điểm về hoàn cảnh sử dụng trong giao tiếp, về các phƣơng tiện cơ bản và yếu tố hỗ trợ, về từ ngữ và câu văn. Vì thế cần nói và viết cho phù hợp với các đặc điểm riêng đó.

Bài 4: Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt: Ngôn ngữ sinh hoạt là lời ăn tiếng nói hằng ngày, dùng để thông tin, trao đổi ý nghĩ, tình cảm,…đáp ứng những nhu cầu trong cuộc sống. Ngôn ngữ sinh hoạt chủ yếu thể hiện ở dạng nói, cũng có thể ở dạng viết. Trong văn bản văn học, lời thoại của nhân vật là dạng tái hiện, mô phỏng ngôn ngữ sinh hoạt hàng ngày.

Bài 5: Thực hành phép tu từ ẩn dụ và hoán dụ

Ẩn dụ là một hiện tƣợng ngôn ngữ đồng thời là một hiện tƣợng tƣ duy. Ẩn dụ là biện pháp tu từ (có trong mọi ngôn ngữ) chuyển đặc tính của đối tƣợng này cho đối tƣợng khác theo nguyên tắc có sự tƣơng đồng hoặc tƣơng phản về một mặt nào đó giữa chúng.

63

Hoán dụ là một phƣơng thức tu từ, thực hiện việc chuyển nghĩa của từ dựa vào sự gần nhau của các đối tƣợng, sự vật. Cũng nhƣ ẩn dụ, hoán dụ bắt nguồn từ khả năng đa dạng, đa bội của từ vựng trong chức năng định danh; đặt nghĩa bóng cho một từ vốn có nghĩa đen. Các hiện tƣợng đƣợc chuyển nghĩa cho nhau bằng phép hoán dụ thƣờng có quan hệ cặp đôi với nhau nhƣ: bộ phận và toàn thể, đồ vật và chất liệu, cái chứa đựng và cái đƣợc chứa đựng, vật phẩm và ngƣời làm ra nó….

Bài 6: Khái quát lịch sử Tiếng Việt: Chữ Nôm là một thành quả văn hóa lớn lao, biểu hiện ý thức độc lập tự chủ cao của dân tộc và là phƣơng tiện sáng tạo nên một nền văn học chữ Nôm ƣu tú, nhƣng do có nhiều hạn chế nên đƣợc thay thế bằng chữ quốc ngữ, một hệ thống chữ viết ƣu việt, có vai trò quan trọng trong đời sống xã hội và sự phát triển của đất nƣớc ta.

Bài 7: Những yêu cầu về sử dụng tiếng Việt: Khi sử dụng tiếng Việt, cần đảm bảo những yêu cầu sau:

- Về ngữ âm và chữ viết, cần phát âm theo âm thanh chuẩn của tiếng Việt, cần viết đúng theo các quy tắc hiện hành về chính tả và về chữ viết nói chung.

- Về từ ngữ, cần sử dụng từ ngữ đúng với hình thức và cấu tạo, với ý nghĩa, với đặc điểm ngữ pháp của chúng trong tiếng Việt.

- Về ngữ pháp, cần cấu tạo câu theo đúng ngữ pháp tiếng Việt, diễn đạt đúng các quan hệ ý nghĩa và sử dụng dấu câu thích hợp. Hơn nữa, các câu trong đoạn văn và văn bản cần đƣợc liên kết chặt chẽ, tạo nên một văn bản mạch lạc, thống nhất. - Về phong cách ngôn ngữ, cần nói và viết phù hợp với các đặc trƣng và chuẩn mực trong phong cách chức năng ngôn ngữ.

Bài 8: Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật: Ngôn ngữ nghệ thuật là ngôn ngữ chủ yếu dùng trong các tác phẩm văn chƣơng, không chỉ có chức năng thông tin mà còn thỏa mãn nhu cầu thẩm mĩ của con ngƣời. Nó là ngôn ngữ đƣợc tổ chức, xếp đặt, lựa chọn, tinh luyện từ ngôn ngữ thông thƣờng và đạt đƣợc giá trị nghệ thuật, thẩm mĩ.

64

Phép điệp là cách lặp đi lặp lại từ ngữ một cách có chủ ý nhằm nhấn mạnh và tạo hiệu quả nghệ thuật cho văn bản. Phép điệp tu từ có nhiều dạng nhƣ điệp nối tiếp, điệp ngắt quãng, điệp vòng….

Phép đối là hình thức đối tu từ, đối ngữ hoặc đối vế câu nhằm tạo hiệu nghệ thuật cho văn bản. Phép đối đem lại cho văn bản sự cân đối về hình thức cũng nhƣ hài hòa về nội dung

Bài 10: Ôn tập phần Tiếng Việt: Củng cố, hệ thống hóa những kiến thức cơ bản và các kĩ năng chủ yếu về tiếng Việt đã học trong năm học để nắm vững và sử dụng tốt hơn.

Một phần của tài liệu ử dụng câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn trong kiểm tra đánh giá kết quả học tập môn tiếng Việt lớp 10 cơ bản tại trường Trung học Chuyên tỉnh Kon Tum (Trang 64)