Mục tiêu chung của môn học

Một phần của tài liệu ử dụng câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn trong kiểm tra đánh giá kết quả học tập môn tiếng Việt lớp 10 cơ bản tại trường Trung học Chuyên tỉnh Kon Tum (Trang 66)

III. TỔNG QUAN

2.1.2.1.Mục tiêu chung của môn học

Môn Ngữ văn nói chung, tiếng Việt nói riêng đƣợc xem là một môn học nền tảng cung cấp cho học sinh kiến thức về ngôn ngữ - công cụ giao tiếp – góp phần tạo nên trình độ văn hóa cơ bản cho con ngƣời. Môn học tạo một phần tích lũy ban đầu để hình thành các năng lực đọc,viết, năng lực cảm thụ thẩm mỹ, hƣớng tới bồi dƣỡng cho học sinh tình yêu dành cho ngôn ngữ mẹ đẻ.

Mục tiêu của môn học đƣợc chƣơng trình sách giáo khoa xác định rất cụ thể. Về mặt tri thức, học sinh phải chỉ ra thế nào là hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ,

đặc điểm của ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết, hiểu thêm về Lịch sử tiếng Việt, các loại hình tiếng Việt, văn bản và phong cách chức năng ngôn ngữ, trau dồi và làm giàu vốn từ. Về mặt kĩ năng, chƣơng trình chú trọng rèn luyện kĩ năng sử dụng tiếng Việt qua các bài luyện tập cách dùng từ, viết câu, cách đọc hiểu nghĩa từ, nghĩa câu, ghĩa đoạn, sử dụng các biện pháp tu từ và cách chữa lỗi tiếng Việt. Chƣơng trình còn chú trọng vào tinh thần và thái độ học tập của học sinh đối với phân môn tiếng Việt, giáo dục học sinh tinh thần yêu và tự hào về ngôn ngữ Việt, luôn có ý thức giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt. Có thể biểu diễn mỗi quan hệ giữa các bậc mục tiêu dƣới dạng sơ đồ 2.1

65

Sơ đồ 2.1: Mối quan hệ giữa các bậc mục tiêu

Sơ đồ 2.1 biểu diễn mối quan hệ giữa các bậc mục tiêu trong kiểm tra đánh giá. Trên cơ sở mục tiêu chung của môn học, giáo viên xác định các mục tiêu về mặt kiến thức, kĩ năng và thái độ. Nhƣ sơ đồ đƣợc xây dựng, kiến thức mà học sinh đƣợc giáo viên truyền đạt chính là nền tảng vững chắc giúp học sinh hình thành kĩ năng sử dụng tiếng Việt qua các bài luyện tập cách dùng từ, viết câu, cách đọc hiểu nghĩa từ, nghĩa câu, nghĩa đoạn, sử dụng các biện pháp tu từ và cách chữa lỗi tiếng Việt. Trong mối quan hệ tƣơng tác đó, kĩ năng là điều kiện cần thiết giúp học sinh củng cố và nắm giữ kiến thức đƣợc tiếp thu một cách hiệu quả nhất. Tƣơng tự, mục tiêu về kĩ năng và thái độ cũng có mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau dựa trên cơ sở kĩ năng là điều kiện hỗ trợ để hình thành thái độ và tình cảm của học sinh đối với môn học. Ngƣợc lại, thái độ chính là cơ sở để học sinh một lần nữa củng cố những kĩ năng cần thiết. Trong mối quan hệ tác động qua lại nhƣ đã phân tích, giữa kiến thức và thái độ cũng có mối quan hệ chặt chẽ. Chúng là nền tảng, là điều kiện và cơ sở để hình thành và phát triển kiến thức và thái độ đối với môn học một cách tốt nhất. Trên cơ sở các mục tiêu chung, giáo viên xây dựng mục tiêu cụ thể cho từng đơn vị bài học dựa trên ba mức: Kiến thức, kĩ năng và thái độ. (Trong đó mục tiêu bồi dƣỡng về thái độ đối khi chƣa đƣợc giáo viên xác định cụ thể).

Mục tiêu

Kiến thức Kĩ năng Thái độ

Hỗ trợ Nền tảng Cơ sở Nền tảng Nền tảng Nền tảng Điều kiện Nền tảng Điều kiện Nền tảng Cơ sở, nền tảng Nền tảng

66

2.1.2.2. Mục tiêu cụ thể từng đơn vị bài học (đƣợc xác định theo ba mức: Kiến thức, kĩ năng, thái độ).

Bài 1: Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ

+ Kiến thức: Học sinh nêu đƣợc các kiến thức cơ bản về hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ. + Kĩ năng: Thực hiện kĩ năng phân tích, lĩnh hội và tạo lập văn bản trong giao tiếp. + Thái độ: Yêu thích hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ mẹ đẻ.

Bài 2: Văn bản

+ Kiến thức: Học sinh nêu đƣợc khái niệm văn bản, chỉ ra đƣợc đặc điểm của văn bản. + Kĩ năng: Xác định đúng các kiểu văn bản ứng với các loại hình văn bản khác nhau.

Bài 3: Đặc điểm của ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết

+ Kiến thức: Chỉ rõ đặc điểm, các mặt thuận lợi và hạn chế của ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết để diễn đạt tốt khi giao tiếp.

+ Kĩ năng: Có kĩ năng trình bày miệng hoặc viết văn bản phù hợp với đặc điểm của ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết.

Bài 4: Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt

+ Kiến thức: Học sinh nêu đƣợc các khái niệm ngôn ngữ sinh hoạt, phong cách ngôn ngữ sinh hoạt với những đặc trƣng cơ bản của nó.

+ Kĩ năng: Nâng cao kĩ năng phân tích và sử dụng ngôn ngữ theo phong cách ngôn ngữ sinh hoạt.

Bài5: Thực hành phép tu từ ẩn dụ và hoán dụ

+ Kiến thức: Học sinh nhắc lại đƣợc khái niệm của phép tu từ ẩn dụ và hoán dụ, biết đƣợc những kiến thức phức tạp hơn về phép tu từ ẩn dụ và hoán dụ.

+ Kĩ năng: Thể hiện đƣợc kĩ năng phân tích giá trị biểu đạt và sử dụng hai phép tu từ nói trên.

+ Thái độ: Sử dụng nhiều hơn các biện pháp tu từ trong khi tạo lập văn bản nhằm nâng cao hiệu quả giao tiếp.

Bài 6: Khái quát lịch sử Tiếng Việt

+ Kiến thức: Học sinh nêu đƣợc một cách khái quát về nguồn gốc, các mối quan hệ họ hàng, quan hệ tiếp xúc, tiến trình phát triển của tiếng Việt và hệ thống chữ viết

67 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

của tiếng Việt. Thấy rõ sự phát triển của tiếng Việt gắn bó với lịch sử phát triển của đất nƣớc, của dân tộc.

+ Kĩ năng: Xác định chính xác các thông tin liên quan đến quá trình hình thành và phát triển của tiếng Việt.

+ Thái độ: Bồi dƣỡng tình cảm quý trọng tiếng Việt-tài sản lâu đời và vô cùng quý báu của dân tộc.

Bài 7: Những yêu cầu về sử dụng tiếng Việt

+ Kiến thức: Học sinh nêu đƣợc những yêu cầu về sử dụng tiếng Việt.

+ Kĩ năng: Sử dụng tiếng Việt chuẩn mực, đảm bảo các yêu cầu về ngữ âm, chữ viết, chính tả và các nội dung liên quan đến việc sử dụng tiếng Việt.

+ Thái độ: Có ý thức rèn luyện thói quen và năng lực sử dụng tiếng Việt theo các yêu cầu đó.

Bài 8: Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật

+ Kiến thức: Học sinh nêu đƣợc khái niệm ngôn ngữ nghệ thuật, phong cách ngôn ngữ nghệ thuật với các đặc trƣng cơ bản của nó.

+ Kĩ năng: Có kĩ năng phân tích và sử dụng ngôn ngữ theo phong cách ngôn ngữ nghệ thuật.

Bài 9: Thực hành các phép tu từ: phép điệp và phép đối

+ Kiến thức: Nâng cao kiến thức về phép điệp và phép đối, nêu đƣợc khái niệm thế nào là phép điệp, thế nào là phép đối.

+ Kĩ năng: Luyện kĩ năng phân tích và kĩ năng sử dụng phép điệp và phép đối.

Bài 10: Ôn tập phần Tiếng Việt

+ Kiến thức: Củng cố, hệ thống hóa những kiến thức cơ bản.

+ Kĩ năng: Củng cố các kĩ năng liến quan chủ yếu về tiếng Việt đã học trong năm học để nắm vững và sử dụng tốt hơn.

2.2. Thực trạng kiểm tra đánh giá môn tiếng Việt lớp 10 ban cơ bản tại trƣờng TH Chuyên Kon Tum

2.2.1. Phương pháp nghiên cứu thực trạng

2.2.1.1. Khảo sát bằng phiếu điều tra

Mục đích: Phƣơng pháp khảo sát bằng phiếu điều tra nhằm thu thập thông tin về thực trạng kiểm tra đánh giá kết quả học tập của trƣờng Trung học Chuyên tỉnh

68

Kon Tum. Xem xét về tần suất kiểm tra đánh giá, kiểm tra tính khách quan, chính xác trong công tác kiểm tra và đánh giá kết quả học tập cho học sinh tại nhà trƣờng.

Phương tiện: - Phiếu lấy thông tin từ giáo viên. - Phiếu lấy thông tin từ học sinh.

Cách tiến hành: Thiết kế bảng hỏi có nội dung liên quan đến vấn đề cần khảo sát, phát phiếu cho giáo viên và học sinh trực tiếp giảng dạy, học tập chƣơng trình. Soạn thảo một số câu hỏi mở để làm cơ sở cho công tác so sánh, tổng hợp phục vụ cho việc điều tra thực trạng.

2.2.1.2. Khảo sát thông qua hồ sơgiảng dạy và hồ sơ lƣu trữ của nhà trƣờng

Mục đích: Việc khảo sát này cung cấp thông tin về quá trình giáo viên kiểm tra đánh giá học sinh, mức độ học sinh hoàn thành môn học.

Phương tiện: Hồ sơ lƣu trữ của nhà trƣờng

Cách tiến hành: Xem xét và phân tích hồ sơ lƣu trữ của nhà trƣờng. 2.2.1.3. Phƣơng pháp phỏng vấn sâu

Mục đích: Nhằm kiểm chứng kết quả thu từ phiếu điều tra, hỗ trợ cho công tác phân tích các số liệu thu thập đƣợc từ phiếu điều tra.

Phương tiện: - Các câu hỏi ý kiến của giáo viên và học sinh - Ghi chép trong quá trình đàm thoại. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Cách tiến hành: Đƣa ra các câu hỏi trong quá trình trò chuyện với giáo viên để biết ý kiến của họ về thực trạng sử dụng câu hỏi trắc nghiệm khách quan trong kiểm tra đánh giá ở nhà trƣờng. Bên cạnh đó cũng thu thập từ học sinh những thông tin phản hồi về kết quả học tập, nội dung bài thi cũng nhƣ là công tác kiểm tra đánh giá tại nhà trƣờng.

2.2.2. Thực trạng sử dụng TNKQ trong KT – ĐG kết quả học tập tại trường Trung học (TH) Chuyên Kon Tum

2.2.2.1. Thực trạng nhận thức về việc sử dụng TNKQ trong KT-ĐG kết quả học tập Để đánh giá một cách khách quan về thực trạng nhận thức về việc sử dụng Để đánh giá một cách khách quan về thực trạng nhận thức về việc sử dụng trắc nghiệm khách quan trong kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh trƣờng TH Chuyên tỉnh Kon Tum, chúng tôi tiến hành khảo sát thông qua phiếu điều tra

69

(Phụ lục-phiếu điều tra 1). Việc khảo sát đƣợc tiến hành trên 200 học sinh thuộc các khối lớp 10, 11, 12 và giáo viên giảng dạy các môn khoa học xã hội, trong đó có môn Tiếng Việt.

* Về thực trạng nhận thức chung

Nhƣ trên đã trình bày, TNKQ ra đời khá lâu trên thế giới và ở Việt Nam, việc sử dụng TNKQ vào kiểm tra đánh giá cũng đã đƣợc dần thực hiện một cách đồng bộ. Tuy nhiên, điều đó vẫn chƣa phản ánh đƣợc nhận thức chung nhất và cụ thể của các nhà quản lý giáo dục cũng nhƣ đội ngũ giáo viên trong việc sử dụng TNKQ vào kiểm tra đánh giá. Để có cái nhìn bao quát và chính xác nhất về thực trạng nhận thức của giáo viên và học sinh đối với vấn đề này, chúng tôi tiến hành khảo sát trên 200 học sinh và 35 giáo viên giảng dạy các môn khoa học xã hội với bốn mức độ cụ thể: rất cần thiết, cần thiết, sử dụng hay không cũng đƣợc và không cần thiết (Phụ lục - phiếu điều tra thực trạng). Kết quả khảo sát đƣợc thể hiện ở bảng 2.2

Bảng 2.2: Thực trạng nhận thức về việc sử dụng TNKQ trong KT-ĐG kết quả học tập của giáo viên và học sinh

Mức độ

Đối tƣợng

Rất cần thiết

Cần thiết Có hay không đều đƣợc Không Cần thiết Tổng N % N % N % N % N 100 % Giáo viên 9 25,7 12 34,2 5 14,3 9 25,8 35 100 Học sinh 73 36,5 69 34,5 24 12 34 17 200 100 Tổng 82 64 81 68,7 29 26,3 43 42,8 235

Xét kết quả khảo sát ở bảng 2.2 ta thấy hầu hết giáo viên và học sinh đều cho rằng việc sử dụng TNKQ vào kiểm tra đánh giá kết quả học tập là một việc làm cần thiết. Số giáo viên và học sinh lựa chọn ở mức độ cần thiết khá cao và tƣơng đối đồng đều (34%). Tuy nhiên vẫn có một số giáo viên và học sinh lƣỡng lự ở việc sử dụng phƣơng pháp kiểm tra đánh giá này, đặc biệt là số lƣợng chọn mức độ “không cần thiết” khá cao. Về phía giáo viên (25,8%), khi trả lời câu hỏi mở ở phiếu điều tra họ cho rằng việc làm này rất tốn thời gian, công sức và không thu thập đƣợc nhiều kết quả nhƣ mong muốn. Riêng học sinh (17%) đƣa ra một số lý do nhƣ đáp

70

án nhiễu chƣa tốt, kiến thức kiểm tra quá rộng, đề lan man, câu dẫn còn mơ hồ và thậm chí họ cho rằng rất mất thời gian để tô đáp án. Đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến việc sử dụng câu hỏi TNKQ ở trƣờng TH Chuyên Kon Tum còn nhiều bất cập.

* Về thực trạng nhận thức mục đích sử dụng TNKQ trong kiểm tra đánh giá kết quả học tập

Việc khảo sát đƣợc tiến hành trên cùng một câu hỏi đối với 35 Giáo viên và 200 học sinh nhằm thấy rõ mức độ nhận thức của họ về mục đích sử dụng trắc nghiệm khách quan trong kiểm tra đánh giá kết quả học tập (Phụ lục-phiếu điều tra thực trạng). Mỗi mục đích đƣợc xếp theo mức độ giảm dần thể hiện qua 5 tiêu chí đƣợc đánh giá theo thang điểm tƣơng ứng là: xếp vị trí thứ nhất cho 5 điểm, thứ 2 cho 4 điểm… và xếp thứ 5 cho 1 điểm.

Bảng 2.3: Nhận thức về mục đích sử dụng TNKQ trong kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh

Mục đích

Giáo viên Học sinh

Điểm Điểm trung bình Thứ bậc Điểm Điểm trung bình Thứ bậc 1. Hoàn thành nhiệm vụ học tập 67 1,91 5 396 1,98 5 2. Động viên học sinh học tập 93 2,66 3 538 2,69 4 3.Xác định mức độ đạt đƣợc của mục tiêu giảng dạy và học tập.

149 4,25 1 550 2,75 3

4. Cung cấp thông tin phản hồi 131 3,74 2 768 3,84 1

5. Xếp thứ bậc cho học sinh theo thành tích đạt đƣợc qua bài kiểm tra.

84 2,4 4 740 3,7 2

Kết quả khảo sát đƣợc trình bày ở bảng 2.3 cho phép chúng tôi nhận thấy có sự khác biệt nhất định trong quá trình nhận thức về mục đích sử dụng TNKQ giữa giáo viên và học sinh. Với vai trò là ngƣời giảng dạy, truyền đạt kiến thức, cán bộ giáo viên xác định rõ mục đích quan trọng nhất của việc sử dụng TNKQ trong kiểm tra đánh giá là xác định mức độ đạt được của mục tiêu học tập đề ra. Điều này cho thấy hầu hết các giáo viên đều hiểu đƣợc tầm quan trọng của việc xác định mục tiêu

71

dạy học trƣớc hoạt động dạy của mình. Mục đích cung cấp thông tin phản hồi sau mỗi bài kiểm tra cũng đƣợc cán bộ giáo viên xếp thứ bậc cao (2) và tiếp đến là mong muốn động viên học sinh học tập, đạt kết quả cao. Tuy nhiên, khác với giáo viên, mục đích xác định mức độ đạt được của mục tiêu giảng dạy và học tập đƣợc học sinh xếp ở vị trí thứ 3 sau mục đích cung cấp thông tin phản hồi xếp thứ bậc cho học sinh theo thành tích đạt được qua bài kiểm tra.. Học sinh quan tâm nhiều đến kết quả bài kiểm tra của mình và thứ bậc sau đó trong khi ít xác định đƣợc việc học tập của mình nhằm mục tiêu gì. Việc lấy điểm và xếp thứ bậc trong thời gian học tập luôn đƣợc học sinh đặt lên hàng đầu. Tuy nhiên, sự chênh lệch này không đáng kể, chủ yếu do vai trò của giáo viên và học sinh là khác nhau.

2.2.2.2.Thực trạng KT-ĐG kết quả học tập môn TV tại trường TH Chuyên Kon Tum

Công tác kiểm tra đánh giá môn Tiếng Việt lớp 10 trƣờng TH Chuyên Kon Tum, theo khảo sát từ hồ sơ lƣu trữ của nhà trƣờng, giáo viên chủ yếu xây dựng dƣới dạng trắc nghiệm tự luận tuy thời gian gần đây có tiến hành kiểm tra trên đề trắc nghiệm khách quan. Đối với công tác ra đề thi kiểm tra trắc nghiệm khách quan, theo khảo sát trên phiếu điều tra của chúng tôi, hầu hết giáo viên đều tuân theo quy trình. Khảo sát trên 13 giáo viên trong tổ bộ môn Ngữ văn, có 9/13(chiếm 69%) giáo viên lựa chọn phƣơng án có thực hiện theo quy trình khi ra đề. Trong số các bƣớc của quy trình của phiếu điều tra đƣa ra, kết quả thu đƣợc nhƣ sau: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bảng 2.4: Tỉ lệ giáo viên thực hiện theo quy trình khi ra đề kiểm tra TNKQ

Các bƣớc của quy trình Tỉ lệ

Một phần của tài liệu ử dụng câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn trong kiểm tra đánh giá kết quả học tập môn tiếng Việt lớp 10 cơ bản tại trường Trung học Chuyên tỉnh Kon Tum (Trang 66)