Chuẩn bị cho việc soạn thảo một bài trắc nghiệm

Một phần của tài liệu ử dụng câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn trong kiểm tra đánh giá kết quả học tập môn tiếng Việt lớp 10 cơ bản tại trường Trung học Chuyên tỉnh Kon Tum (Trang 47)

III. TỔNG QUAN

1.4.1.1.Chuẩn bị cho việc soạn thảo một bài trắc nghiệm

Cần phải phân tích nội dung chƣơng trình giảng dạy, liệt kê các mục tiêu giảng dạy cụ thể hay các năng lực cần đƣợc đo lƣờng. Đối với từng mục tiêu cụ thể phải quyết định số lƣợng câu hỏi cần thiết tùy thuộc vào mức độ quan trọng của từng mục tiêu và các khía cạnh khác nhau cần đƣợc đo.

Các mục tiêu phải đƣợc phát biểu dƣới hình thức có thể quan sát đƣợc, đo đƣợc. Để làm đƣợc điều này giáo viên cần nắm rõ các mức độ kiến thức theo thang đo Bloom, từ đó có những câu hỏi gần với mục đích đo của mình nhất. Đặc biệt tránh những câu hỏi phát biểu dƣới dạng mơ hồ, yêu cầu không rõ ràng đối với học sinh hay sử dụng các từ ngữ trừu tƣợng, khó hiểu, gây hoang mang cho học sinh.

Bài trắc nghiệm phải là một mẫu tiêu biểu cho những điều đã giảng dạy. Mẫu tiêu biểu này có tác dụng bao quát toàn bộ kiến thức mà giáo viên đã truyền đạt, tránh trƣờng hợp bài trắc nghiệm quá ngắn hoặc quá dài. Bên cạnh đó, tầm quan trọng của các mục tiêu giáo viên nêu trong lúc giảng dạy phải đƣợc thể hiện trong khi lấy mẫu câu hỏi. Lập bảng trọng số (hay ma trận hai chiều) chi tiết trƣớc khi soạn câu hỏi. Bảng trọng số này có thể soạn thảo theo đề mục của bài học hoặc nội dung chƣơng trình học. Bảng trọng số này là một công cụ hữu ích để ngƣời soạn thảo bài trắc nghiệm chuẩn bị các câu hỏi phù hợp với mục tiêu kiểm tra đánh giá. Hệ thống phân loại câu hỏi đƣợc biết đến nhiều nhất là nguyên tắc phân loại các mục tiêu giáo

46

dục. Nguyên tắc phân loại này cung cấp sự phân loại các mục tiêu giáo dục và các câu hỏi trắc nghiệm trong các lĩnh vực về nhận thức. Theo Bloom có sáu mức độ:

Bảng 1.2: Thang đo mục tiêu giáo dục Bloom

Cấp độ Các động từ minh hoạ

Kiến thức: Nhớ lại và ghi nhớ ngữ liệu đã

học trƣớc đây, bao gồm các sự việc, sự kiện cụ thể, con ngƣời, ngày tháng, phƣơng pháp, quy trình, khái niệm, nguyên tắc và các luận thuyết.

gọi tên, tìm tƣơng ứng, liệt kê, chọn lựa, kể lại, trình bày, xếp loại...

Hiểu: hiểu và nắm ý nghĩa của một việc gì

đó, bao gồm việc chuyển đổi từ một dạng biểu tƣợng này sang một dạng biểu tƣợng khác (Ví dụ: từ phần trăm sang phân số), giải thích, lý giải, tiên đoán, suy đoán, nói lại ƣớc tính, khái quát hoá và những dạng thức khác thể hiện khả năng lĩnh hội.

Giải thích, chuyển đổi, diễn giải, đoán trƣớc, ƣớc tính, sắp xếp lại, nói lại cho rõ nghĩa, tóm lƣợc...

Áp dụng: sử dụng những ý trừu tƣợng, các

quy tắc hoặc các phƣơng pháp trong những tình huống cụ thể và mới lạ.

Thay đổi, trình diễn, bổ sung, điều chỉnh, dàn dựng, giải quyết, áp dụng, sử dụng, chỉ ra...

Phân tích: phân tích một thông tin giao tiếp

thành những phần hợp thành hoặc các thành tố và hiểu đƣợc mối quan hệ giữa chúng.

Phân biệt, so sánh, phân nhỏ, lập sơ đồ, liên hệ, phân loại, phân hạng...

Tổng hợp: sắp xếp và kết hợp các thành tố và

các bộ phận thành những mẫu thức và cấu trúc mới.

tạo ra, kết hợp, lắp ráp, thiết lập, dự đoán, lập đồ án, đề xuất, hợp nhất...

Đánh giá: đáng giá chất lƣợng, giá trị của một việc

gì đó theo những tiêu chí đã đƣợc xác định.

chứng minh là đúng, phê phán, quyết định, đánh giá, xét đoán, tranh luận, kết luận ...

47

Một phần của tài liệu ử dụng câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn trong kiểm tra đánh giá kết quả học tập môn tiếng Việt lớp 10 cơ bản tại trường Trung học Chuyên tỉnh Kon Tum (Trang 47)