Văn nghệ địa phương và du lịch

Một phần của tài liệu Du lịch cộng đồng vùng núi phía bắc Việt Nam ( nghiên cứu trường hợp bản Sả Séng, Tả Phìn, Sapa, Lào Cai và bản Lác, Chiềng Châu, Mai Châu, Hòa Bình (Trang 96)

5. Bố cục luận văn

3.1.3. Văn nghệ địa phương và du lịch

Văn học, nghệ thuật dân gian là một phần không thể thiếu trong đời sống văn hoá cộng đồng. Đó là sản phẩm tinh thần do nhân dân sáng tạo và lưu truyền qua nhiều thế hệ. Nó là sự thể hiện trực tiếp tình cảm, tư tưởng của nhân dân, cũng là sự thể hiện trực tiếp lịch sử và đời sống cộng đồng. Văn học, nghệ thuật dân gian là con đường quan trọng để khách du lịch tìm hiểu văn hoá lịch sử và phong tục tập quán của nhân dân địa phương. Việc khai thác và phát huy giá trị của văn học, nghệ thuật dân gian phục vụ du lịch đã góp phần làm phong phú nội dung hoạt động du lịch, thúc đẩy phát triển ngành du lịch, đảm bảo cho ngành du lịch phát triển bền vững.

Người Dao có chữ viết riêng, đó là chữ Nôm - Dao. Trong quá trình tồn tại và phát triển, người Dao đã sáng tạo và lưu giữ được một kho tàng sách cổ khá đồ sộ. Đó là một di sản văn hoá quan trọng góp phần tạo lập văn hoá tộc người. Trong số 200/11.000 cuốn sách cổ của người Dao mà Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh Lào Cai phối hợp với Văn phòng Quỹ Ford Foundation, Trung tâm Viện Viễn đông Bác cổ Pháp tại Hà Nội đã sưu tầm, biên dịch và xuất bản thành sách vào cuối năm 2009, các cuốn sách đều chứa đựng nguồn tư liệu quan trọng về lịch sử, văn hoá, phong tục tập quán của người Dao, lưu giữ kho tàng đồ sộ về hệ thống Truyện

bài ca giao duyên; Những bài ca đám cưới; Những bài ca tang ma; Những bài ca than thân; Những bài ca chữa bệnh và Hát qua làng. Bên cạnh kho tàng văn học truyền thống rất có giá trị, người Dao Lào Cai nói chung và Tả Phìn nói riêng còn lưu giữ và bảo tồn được nhiều điệu múa truyền thống, độc đáo như múa mừng cô dâu - chú rể, múa bắt ba ba... Các điệu múa này thường được người dân biểu diễn trong các dịp lễ tết truyền thống của dân tộc như Lễ Tết nhảy, lễ mừng nhà mới, lễ cưới…

Người Thái ở Việt Nam cũng có chữ viết riêng, thuộc hệ ngôn ngữ Tày - Thái. Nhờ có chữ viết riêng nên kho tàng văn hoá văn nghệ dân gian như truyền thuyết, ca dao, truyện thơ, văn học, dân ca... và một số luật lệ còn lưu giữ và truyền lại khá nguyên vẹn qua các bản ghi chép trên giấy bản hoặc trên lá cây. Một số tác phẩm truyện thơ nổi tiếng như Xống chụ xon xao ; Khun Lú, Nàng ửa... hay sử thi thần thoại Ẳm Ệt của người Thái Mai Châu đã được Sở Văn hoá Thông tin tỉnh Hoà Bình và UBND huyện Mai Châu biên soạn và xuất bản năm 2001 cũng đủ để cho ta thấy kho tàng văn hoá dân gian khá đồ sộ của người Thái ở Việt Nam. Ngoài kho tàng văn học dân gian, người Thái Mai Châu còn bảo lưu, gìn giữ và phát huy nhiều điệu múa truyền thống như múa xoè, múa sạp, múa quạt rất độc đáo, đã được trình diễn trên sân khấu trong và ngoài nước, hấp dẫn đông đảo khán giả và làm say lòng du khách mỗi khi về Mai Châu.

Nhờ ý thức được giá trị, tầm quan trọng của văn học dân gian đối với hoạt động du lịch mà nhiều giá trị văn học truyền thống đã được các dân tộc khôi phục, lưu giữ và truyền dạy cho con cháu thông qua hệ thống các lời mo, lời cúng, các bài dân ca, tục ngữ, hò vè; sưu tầm và biên soạn xuất bản sách... Khai thác và phát huy giá trị của văn học dân gian phục vụ du lịch là một sáng tạo mới mẻ, kích thích mạnh mẽ vào sự tò mò, khám phá của khách du lịch, từ đó nâng cao chất lượng của hoạt động du lịch, thoả mãn nhu cầu thẩm mỹ của khách du lịch.

Ở Tả Phìn, đội văn nghệ của xã được thành lập từ khá lâu (năm 2005) và có đông thành viên. Cả đội có khoảng hơn 30 người, trong đó có 8 người biểu diễn múa, 2 người hát, còn lại là kèn trống. Những làn điệu múa, dân ca của người Dao đỏ mà họ biểu diễn đều do những người phụ nữ lớn tuổi trong thôn, trong xã truyền dạy. Hoạt động biểu diễn văn nghệ tại bản Lác, Mai Châu của người Thái cũng không kém phần sôi động. Cả bản có khoảng 4 - 5 đội văn nghệ, mỗi đội có khoảng

15 thành viên. Thành viên của các đội văn nghệ đều được tuyển chọn từ các hội thi văn nghệ quần chúng. Các đội văn nghệ này do Hợp tác xã nông nghiệp quản lý và giao cho Hội phụ nữ, Đoàn thanh niên tổ chức hoạt động. Gồm các đội và tiếng trống ký hiệu của đội khi được triệu tập biểu diễn văn nghệ phục vụ khách như sau: Đội 1 là đội của Hội phụ nữ: 1 hồi 6 tiếng trống; Đội 2 là đội của Hội phụ nữ: 2 hồi 9 tiếng trống; Đội 3 là đội của Đoàn Thanh niên: Một hồi 9 tiếng trống; Đội 4 là đội của Hội phụ nữ: 2 hồi 3 tiếng trống. Các đội theo hiệu lệnh của trống mà triệu tập biểu diễn khi khách du lịch yêu cầu. Mỗi buổi biểu diễn kéo dài chừng 2 - 3 tiếng, gồm 10 - 15 tiết mục, đó là các làn điệu dân ca của các dân tộc Mông, Dao, Thái… Kết thúc buổi biểu diễn văn nghệ là màn múa sạp và mời khách chung uống rượu cần. Địa điểm biểu diễn tại chính ngôi nhà sàn nơi khách du lịch đến nghỉ.

Qua những phân tích trên đây có thể thấy, kho tàng văn học nghệ thuật phong phú của các dân tộc đã trở thành một nguồn tài nguyên vô giá tạo ra sức hấp dẫn kỳ lạ đối với khách du lịch cả trong và ngoài nước.

Một phần của tài liệu Du lịch cộng đồng vùng núi phía bắc Việt Nam ( nghiên cứu trường hợp bản Sả Séng, Tả Phìn, Sapa, Lào Cai và bản Lác, Chiềng Châu, Mai Châu, Hòa Bình (Trang 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(167 trang)