Người dân địa phương trước các tệ nạn xã hội du nhập vào cộng đồng qua

Một phần của tài liệu Du lịch cộng đồng vùng núi phía bắc Việt Nam ( nghiên cứu trường hợp bản Sả Séng, Tả Phìn, Sapa, Lào Cai và bản Lác, Chiềng Châu, Mai Châu, Hòa Bình (Trang 137)

5. Bố cục luận văn

3.3.4.Người dân địa phương trước các tệ nạn xã hội du nhập vào cộng đồng qua

đồng qua hoạt động du lịch

Quan hệ tình dục không đúng cách là một trong những con đường dẫn đến lây nhiễm bệnh. Đa số những bệnh lây qua đường tình dục là do vi khuẩn (như bệnh lậu, viêm niệu đạo không phải do lậu cầu, viêm cổ tử cung không phải do lậu cầu, bệnh giang mai), do virút hay ký sinh vật (như herpe sinh dục, HIV, mụn sinh dục). Hai bệnh khác là chấy và ghẻ. Một vấn đề phức tạp là hầu hết các bệnh lây truyền qua đường tình dục thường không có triệu chứng, nó khiến nhiều người mắc sai lầm khi coi thường việc bảo vệ phòng chống bệnh và điều trị bệnh.

Qua điều tra, phỏng vấn cho thấy, hầu hết người dân bản địa tại bản Lác và Sả Séng đều rất thiếu kiến thức về các bệnh lây truyền qua đường tình dục. Bởi trình độ học vấn của người dân ở đây không cao, tâm lý nhút nhát, e dè khi đề cập đến các vấn đề mang tính tế nhị đã dẫn đến sự thiếu hiểu biết của người dân địa phương về các căn bệnh này, đặc biệt là bệnh lây truyền virút HIV.

Ở các bản đều đã có Trạm y tế xã và lực lượng y tế thôn bản, thực hiện việc cấp phát thuốc, thẻ BHYT, khám chữa bệnh cho nhân dân. Trong nhiều năm qua, lực lượng y tế xã, thôn, bản ở đây đã tổ chức nhiều đợt tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, lồng ghép trong các cuộc họp, phát tờ rơi, in panô áp phích và thông qua các chương trình giao lưu văn nghê... Thông qua đó, nhận thức của người dân nhìn chung có cải thiện nhưng công tác phòng, chống lại rất khó thực hiện, đặc biệt là ở Mai Châu, do tình trạng tiêm chích ở đây rất phổ biến và khó ngăn chặn.

Ở Mai Châu - một trong những điểm nóng của nạn HIV/AIDS, nhiều gia đình đã bị xoá sổ vì AIDS mà một trong những nguyên nhân quan trọng là do lây truyền HIV qua quan hệ tình dục trong và ngoài hôn nhân và lây truyền từ mẹ sang con. Do hiểu biết của người dân về HIV/AIDS và các con đường lây nhiễm virút HIV còn thiếu và yếu, do tâm lý ngại đi khám bệnh mà nhiều người đã ủ bệnh và làm lây truyền bệnh tật sang người khác mà không hề hay biết. Thường thì người bị nhiễm HIV không bao giờ tự nguyện đến trạm xá hay Trung tâm Y tế dự phòng để xét nghiệm kiểm tra. Chỉ khi họ bị đau yếu và có những triệu chứng bất thường thì mới tìm đến bác sỹ khám và khi đó mới phát hiện ra mình đã bị nhiễm HIV. Chính vì vậy nhiều trường hợp đã âm thầm chịu đựng, không khai báo và để xảy ra nhiều

cái chết đáng thương tâm vì HIV/AIDS. Con số 30 người bị nhiễm HIV ở Chiềng Châu chỉ là con số nằm trong vòng kiểm soát. Còn số lượng người bị nhiễm nhưng không đi xét nghiệm vẫn tồn tại bên ngoài xã hội là rất nhiều.

Tại xã Chiềng Châu đã thành lập Trung tâm chia sẻ cộng đồng hoạt động với tính chất từ thiện, giáo dục, tuyên truyền và cấp thuốc ARV cho người bệnh nhằm ngăn chặn sự phát triển của virut HIV, kéo dài sự sống cho người bệnh. Song vấn đề quan trọng nhất là phải tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức của người dân về căn bệnh quái ác này và các con đường lây nhiễm virút HIV, hướng dẫn họ cách phòng, chống lây nhiễm bệnh để bảo vệ mình và bảo vệ gia đình.

Tiểu kết

Tác động rõ rệt nhất của du lịch cộng đồng trong lĩnh vực văn hóa xã hội là xu hướng khôi phục các lễ hội phong tục tập quán và diễn xướng truyền thống của cộng đồng mà một trong những mục đích là nhằm làm tăng thêm sắc mầu văn hóa, hấp dẫn du khách tại cộng đồng. Có thể nói, chính văn hóa tộc người đã được người dân địa phương sử dụng như một hàng hóa du lịch mà người tiêu thụ hàng hóa ấy là du khách.

Tuy nhiên, du lịch cộng đồng cũng là một con đường du nhập các yếu tố mới vào các bản làng vùng cao. Theo quy luật cung - cầu thì những đòi hỏi các dịch vụ của du khách thường được người dân làm du lịch đáp ứng ở những mức độ khác nhau. Và cùng với những nhu cầu ấy, người dân địa phương bắt đầu làm quen với các dịch vụ công khai và âm thầm.

Cần phải thấy rằng chính mối liên kết cộng đồng, lối sống truyền thống và các quan niệm đạo đức của địa phương là một sức đề kháng tiềm tàng ngăn cản sự xâm nhập các yếu tố lạ được coi là tệ nạn vào trong cộng đồng. Sự kháng cự của cộng đồng trong tiếp nhận và cung ứng các dịch vụ sex tại địa phương chủ yếu là do quan niệm văn hóa truyền thống, và một khi các giá trị đạo đức này phai nhạt đi thì sức kháng cự của cộng đồng sẽ bị suy giảm. Nhận xét của tôi là ở đâu tính cố kết cộng đồng chặt chẽ, lợi ích và chi phí du lịch được chia sẻ công bằng thì ở đó có khả năng kiểm soát được các tác động tiêu cực và khuyến khích được phát triển du lịch cộng đồng theo hướng bền vững.

KẾT LUẬN

1. Du lịch cộng đồng với tư cách một hình thức cung cấp dịch vụ thương mại của người dân địa phương là một trong những loại hình du lịch mới xuất hiện trong những năm gần đây ở Việt Nam và đang có nhiều tiềm năng phát triển. Có thể xem đây như một hoạt động kinh tế góp phần xoá đói giảm nghèo tại các vùng đồng bào dân tộc thiểu số còn nhiều khó khăn. Trong phát triển du lịch cộng đồng, người dân địa phương được coi là trung tâm của quá trình phát triển. Họ đóng vai trò quyết định trong việc hoạch định, xây dựng, triển khai và quản lý các hoạt động du lịch và là yếu tố quan trọng của sự hấp dẫn trong du lịch. Cộng đồng dân cư làm chủ nguồn tài nguyên du lịch và trực tiếp phục vụ du khách. Đây cũng chính là yếu tố quan trọng nhất để phân biệt được du lịch cộng đồng với các loại hình du lịch khác.

2. Du lịch tham quan bản làng thực ra đã xuất hiện lần đầu tiên ở Bản Lác, Mai Châu, Hoà Bình vào cuối những năm 1980 theo gợi ý của lãnh đạo địa phương. Tuy nhiên phải đến cuối những năm 1990 thì nơi đây mới được biết đến như một địa danh du lịch lưu trú tại cộng đồng. Chính người dân địa phương đã chủ động phát triển, tự tìm kiếm thị trường và liên kết với các hãng lữ hành. Người dân và bộ máy quản lý địa phương đóng vai trò quan trọng trong quản lý và tạo điều kiện cho hoạt động du lịch và làm dịch vụ. Ngược lại, chính quyền các cấp địa phương từ xã, huyện đến tỉnh đều rất thụ động trong việc trợ giúp phát triển loại hình du lịch này. Đặc biệt, các cộng đồng như bản Lác và ngay cả các bản du lịch ở Sa Pa cũng ít nhận được sự đầu tư của các tổ chức chính phủ và phi chính phủ song du lịch cộng đồng ở các bản này vẫn phát triển. Ở Bản Lác, tỷ lệ người dân được hưởng lợi trực tiếp từ các hoạt động du lịch cộng đồng khá cao. Nguyên nhân là do nhận thức của chính người dân địa phương trong việc tạo ra một cơ cấu tổ chức và quản lý cộng đồng chặt chẽ trong cung cấp dịch vụ du lịch. Ở Sả séng, du lịch cộng đồng xuất hiện muộn hơn và được phát triển theo kiểu áp đặt từ trên xuống, người dân bị thụ động trong tổ chức hoạt động du lịch do bộ máy chính quyền địa phương và các hãng lữ hành can thiệp quá sâu vào hoạt động du lịch, làm mất vai trò chủ động của cộng đồng. Lợi ích của người tham gia hoạt động du lịch ở Sả Séng không ổn định, hay nói cách khác, họ giống như những người đứng ở bên lề của loại hình du lịch

cộng đồng, trở thành người bán rong sản phẩm thủ công trên chính làng bản của mình. Có thể nói mô hình phát triển du lịch cộng đồng tại bản Lác thể hiện tính bền vững, hiệu quả hơn so với mô hình phát triển du lịch cộng đồng tại Sả Séng mà nguyên nhân chính là vai trò chủ động của người dân địa phương trong tổ chức cung cấp dịch vụ du lịch.

3. Mức độ tham gia của cộng đồng địa phương vào hoạt động du lịch tại bản Sả Séng và bản Lác có nhiều điểm tương đồng và dị biệt. Người Dao đỏ ở Sả Séng và người Thái ở bản Lác đều tham gia rất sớm và mạnh mẽ vào hoạt động du lịch thông qua việc biến nhiều di sản văn hoá thành sản phẩm du lịch song mức độ và tính chất tham gia có sự khác nhau giữa các cộng đồng. Nếu như ở bản Lác, mỗi nhà sàn là một gian trưng bày, giới thiệu sản phẩm truyền thống của dân tộc thì ở Sả Séng, các gùi hàng đeo trên lưng mỗi người phụ nữ Dao đỏ bán hàng rong đóng vai trò như là một không gian thu nhỏ trưng bày và bán các sản phẩm địa phương. Họ lẽo đẽo bám theo khách để chào mời, ép khách mua hàng. Ở bản Lác, hầu hết các gia đình làm nhà nghỉ homestay đều đi kèm dịch vụ ăn uống và biểu diễn văn nghệ và tần suất diễn ra khá thường xuyên, còn ở Sả Séng, mức độ tham gia có mờ nhạt hơn, khách du lịch về bản thường chỉ có nhu cầu tham quan mà ít có nhu cầu nghỉ ngơi. Ở bản Lác, người Thái dường như chủ động hơn trong việc tham gia, quản lý và quyết định đến sự phát triển du lịch của cộng đồng, vai trò của người Kinh khá mờ nhạt, thì ở Sả Séng, người Dao đỏ ở đây lại bị động hơn, họ tham gia vào du lịch một cách thụ động và manh mún, sự tham gia vào các hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch của người Kinh có sức chi phối khá mạnh mẽ đến sự phát triển du lịch tại địa phương. Cộng đồng người Thái ở bản Lác có tính cố kết sâu sắc và chính sự cố kết cộng đồng đó đã góp phần kiểm soát được nhiều tác động của du lịch lên đời sống văn hoá tộc người.

4. Du lịch cộng đồng xuất hiện và kéo theo nhiều tác động sâu sắc đến mọi mặt đời sống kinh tế, văn hoá, xã hội và môi trường sinh thái tại điểm du lịch. Những tác động và biến đổi này có mức độ đậm, nhạt khác nhau ở từng cộng đồng. Ở bản Lác, hầu hết các gia đình trong bản đều có bán sản phẩm lưu niệm nhưng không để xảy ra tình trạng tranh giành, níu kéo khách du lịch. Hiệu quả kinh tế từ du lịch là khá bền vững và hiệu quả. Nhiều giá trị văn hoá truyền thống được khôi

phục và phát huy giá trị, đó là các điệu múa, điệu nhảy dân gian, phong cách kiến trúc truyền thống. Ý thức của người dân về vấn đề vệ sinh môi trường được nâng cao, thể hiện ở hệ thống công trình vệ sinh công cộng và nhà nghỉ đạt chuẩn, nhà ở sạch sẽ, vệ sinh môi trường đảm bảo; Tình tình an ninh chính trị trong thôn bản được giữ vững. Trong khi đó, ở Sả Séng, quá trình thương mại hoá lại đang diễn ra quá nhanh, làm mất đi tính bền vững của du lịch cộng đồng. Tại trung tâm xã thường diễn ra cảnh chèo kéo khách du lịch để bán đồ lưu niệm, đặc biệt tình trạng tranh giành nhau bán hàng đã đến mức báo động. Vai trò tổ chức và quản lý hoạt động du lịch của cộng đồng quá mờ nhạt trong khi các hãng lữ hành chỉ quan tâm đưa khách đến bản nhằm mục đích thu lợi mà lờ đi đầu tư chiều sâu để phát triển du lịch bền vững.

5. Qua những phân tích, so sánh về sự phát triển du lịch cộng đồng tại bản Sả Séng và bản Lác, một vài định hướng có tính giải pháp nhằm xây dựng mô hình du lịch cộng đồng bền vững có thể được đề xuất nhằm góp phần giải quyết mối tình trạng lưỡng lan giữa quá trình phát triển du lịch và bảo tồn văn hoá.

Thứ nhất, cần đề cao vai trò của cộng đồng ở các điểm du lịch để họ thực sự

trở thành chủ nhân của điểm du lịch đó. Các doanh nghiệp cần quan tâm chia sẻ lợi ích công bằng cho cộng đồng cư dân địa phương dưới các hình thức khác nhau và có thể tổ chức đầu tư chiều sâu vào hoạt động du lịch ở cộng đồng vì đây là nơi mang lại cho họ lợi nhuận. Có thể xem đây như là một vấn đề quan trọng quyết định sự thành công hay thất bại của mô hình du lịch cộng đồng. Chỉ khi nào người dân trong cộng đồng tham gia vào hoạt động du lịch và có thu nhập bình đẳng, có lợi ích thoả đáng từ các hoạt động này thì lúc đó mới thực sự phát triển được dịch vụ du lịch của người dân. Làm được như vậy, đòi hỏi cần có sự quản lý của chính quyền địa phương bằng các chế tài yêu cầu các doanh nghiệp phải chia sẻ lợi ích công bằng cho người dân.

Thứ hai, phát triển du lịch và bảo tồn văn hoá có mối quan hệ khăng khít với

nhau, do đó cần đầu tư xây dựng các sản phẩm du lịch, các dịch vụ du lịch thấm

đậm yếu tố văn hoá truyền thống dân tộc, đảm bảo độc đáo, hấp dẫn, có sức thu hút lớn đối với du khách. Tổ chức làm giả các sản phẩm địa phương hoặc các bịa đặt các hình thức sinh hoạt văn hoá truyền thống nhằm mục đích thu hút khách là một

hành động tự sát của ngành du lịch. Một khi bản sắc văn hóa tộc người, nguồn tài nguyên chính của du lịch cộng đồng bị mai một thì du lịch cộng đồng cũng không còn sức sống. Để làm được điều đó, bản thân cộng đồng địa phương phải chủ động bảo vệ được bản sắc văn hoá dân tộc của mình. Vì bản sắc văn hoá không chỉ là tài nguyên mà còn là tài sản sản xuất ra các sản phẩm du lịch. Đánh mất bản sắc văn hoá dân tộc thì điểm du lịch đó sẽ lụi tàn không còn sức hấp dẫn du khách. Do vậy, khôi phục và phát huy các giá trị văn hoá truyền thống dân tộc, hạn chế tối đa quá trình thương mại hoá văn hoá và khai thác các giá trị văn hoá có mục đích và ý thức, gắn liền khai thác với bảo tồn các giá trị văn hoá dân tộc là điểm mấu chốt của phát triển du lịch bền vững.

Thứ ba, đầu tư phát triển du lịch cộng đồng tại các địa phương cần có sự

hướng dẫn, tổ chức, quản lý theo các quy định thống nhất. Cần xây dựng hệ thống chính sách đồng bộ như chính sách tôn trọng tự do tín ngưỡng của người dân, chính sách tôn vinh các nghệ nhân và các di sản văn hoá độc đáo, chính sách khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi cho các sản phẩm du lịch phát triển, chính sách đào tạo trao truyền di sản văn hoá qua các thế hệ. Cần tăng cường sự đầu tư trở lại cộng đồng của các tổ chức, doanh nghiệp, các cấp chính quyền, đảm bảo sự phân đều lợi ích cho cộng đồng, bởi họ chính là chủ nhân của nền văn hoá ấy, họ phải được hưởng quyền "tác giả" bản quyền văn hoá của dân tộc mình. Có làm được điều đó người dân mới ý thức hơn trong việc bảo tồn, phát huy giá trị văn hoá truyền thống và phát triển du lịch cộng đồng.

Thứ tư, tăng cường công tác quảng bá xúc tiến du lịch tại các điểm đến,

thông qua quá trình hợp tác công bằng giữa cộng đồng với các công ty du lịch. Xây dựng và đào tạo đội ngũ hướng dẫn viên là người dân tộc thiểu số, đó là truyền tải các giá trị văn hoá truyền thống của dân tộc đến du khách ngắn nhất và chính xác nhất. Tăng cường tính cố kết cộng đồng, nâng cao năng lực tổ chức và quản lý du

Một phần của tài liệu Du lịch cộng đồng vùng núi phía bắc Việt Nam ( nghiên cứu trường hợp bản Sả Séng, Tả Phìn, Sapa, Lào Cai và bản Lác, Chiềng Châu, Mai Châu, Hòa Bình (Trang 137)