Sự hình thành loại hình du lịch cộng đồng ở Bản Lác (Hòa Bình) và Sả Séng

Một phần của tài liệu Du lịch cộng đồng vùng núi phía bắc Việt Nam ( nghiên cứu trường hợp bản Sả Séng, Tả Phìn, Sapa, Lào Cai và bản Lác, Chiềng Châu, Mai Châu, Hòa Bình (Trang 45)

5. Bố cục luận văn

1.3. Sự hình thành loại hình du lịch cộng đồng ở Bản Lác (Hòa Bình) và Sả Séng

Sả Séng (Lào Cai)

Thuật ngữ du lịch dựa vào cộng đồng xuất phát từ các chuyến du lịch đến các địa phương được hình thành trên thế giới từ những năm 1970 trong đó khách du lịch được tổ chức đến tham quan các làng bản, tìm hiểu về phong tục tập quán, lối sống, lễ hội và khám phá hệ sinh thái tự nhiên như sông suối, núi rừng, hệ động thực vật và tài nguyên khí hậu có tại địa phương. Thường thường các cuộc du ngoạn này được tổ chức tại các vùng rừng núi còn mang tính hoang dã, hệ sinh thái đa dạng, địa hình hiểm trở nhiều núi cao vực sâu nhưng lại rất thưa thớt dân cư; các điều kiện sinh hoạt, đi lại và hỗ trợ rất khó khăn, nhất là đối với khách tham quan. Những lúc như vậy, khách du lịch cần phải có sự giúp đỡ như dẫn đường khỏi bị lạc, cần nơi ở

qua đêm, đồ ăn đã được người dân bản địa tạo điều kiện giúp đỡ, cung cấp các dịch vụ, lúc đó khách du lịch thường gọi là chuyến du lịch có sự hỗ trợ của người bản xứ - đây là tiền đề cho sự phát triển du lịch dựa vào cộng đồng.

Trên thực tế, phát triển du lịch có sự tham gia của cộng đồng đã có một quá trình hình thành và phát triển tại các nước du lịch phát triển ở Châu Âu, Châu Mỹ, Châu Úc... Khái niệm này đầu tiên do khách du lịch đưa ra, sau đó các nhà quản lý tài nguyên thiên nhiên nhận thấy rằng nếu không có khách du lịch thì người dân sống trong vùng tài nguyên đã dựa vào tài nguyên để mưu sinh, ý thức bảo vệ của họ không cao, nhưng khi có khách du lịch tham quan nhiều hơn thì ý thức của người dân được nâng lên do họ được tiếp xúc với những người khách có nhận thức tốt về giá trị bảo vệ tài nguyên. Tài nguyên càng quý bao nhiêu thì càng thu hút khách du lịch bấy nhiêu và đồng nghĩa với công ăn việc làm của cư dân trong vùng cho nên các nhà quản lý cho rằng phát triển du lịch với mục tiêu nhằm bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, ngăn chặn tác động tiêu cực của cộng đồng cư dân và các nhóm khách du lịch thông qua giải pháp khuyến khích cộng đồng tham gia các hoạt động cung cấp dịch vụ, hoạt động phục vụ khách du lịch trong quá trình tham quan tại đó.

Phát triển du lịch cộng đồng dần dần hình thành, lan rộng không chỉ ở một khu, vùng du lịch, nó đã tạo ra sự phong phú, đa dạng các loại sản phẩm dịch vụ phục vụ khách du lịch. Cộng đồng dân cư đã được hưởng lợi từ việc tiếp xúc và cung cấp dịch vụ cho du khách; còn chính quyền địa phương không phải lo nhiều đối với công tác bảo vệ tài nguyên bị tàn phá trước đây. Từ đó du lịch cộng đồng được phát triển tại các nước Châu Phi, Châu Úc, Châu Mỹ La Tinh vào năm 80 và năm 90 của thế kỷ trước, thông qua các tổ chức phi chính phủ, Hội thiên nhiên thế giới. Du lịch cộng đồng bắt đầu phát triển mạnh ở các nước khu vực ASEAN như Indonesia, Philipin, Thái Lan, các khu vực khác như: Ấn Độ, Nêpan, Đài Loan...

Ở Việt Nam, mãi đến đầu những năm 2000, vấn đề du lịch cộng đồng mới được đưa ra thảo luận tại Hội thảo Khoa học chia sẻ kinh nghiệm phát triển du lịch cộng đồng được tổ chức tại Hà Nội năm 2003 mặc dù các hoạt động tự phát theo mô hình này có lẽ đã hình thành từ trước đó.

Trên thực tế, du lịch cộng đồng ở Việt Nam đã bắt đầu manh nha từ những năm 1960 tại Bản Lác, Mai Châu, Chiềng Châu, Hoà Bình. Theo người dân địa

phương, từ năm 1964, theo yêu cầu của Chính phủ, Bản Lác có nhiệm vụ đón các đoàn du lịch nước ngoài đến tham quan, tìm hiểu về văn hoá dân tộc. Những vị khách đầu tiên về bản Lác là các vị nguyên thủ quốc gia của Thái Lan, Lào, Trung Quốc, rồi Liên Xô, Bungari, Rumania, Mỹ, các nhà thơ, nhà lãnh đạo cấp cao của Việt Nam. Mục đích của các chuyến đi đầu tiên là vì chính trị. Thực hiện nhiệm vụ của Chính phủ giao phó, người dân bản Lác chịu trách nhiệm tiếp đón, đãi cơm và phục vụ khách ăn nghỉ tại chính ngôi nhà của mình.

Cho đến những năm 2000 loại hình phát triển du lịch cộng đồng ở nước ta mới bước đầu được nghiên cứu và thử nghiệm tại một số khu vực có nhiều tài nguyên thiên nhiên. Hiện nay, du lịch cộng đồng đã bước đầu phát triển ở một số nơi như: Sapa, Mai Châu, Ba Bể, Hội An, Huế, đồng bằng sông Cửu Long... Về mặt lý luận, trong nước chưa có công trình nghiên cứu riêng đầy đủ, chuyên sâu về phát triển du lịch cộng đồng ở Việt Nam để áp dụng cho các khu vực đang thu hút nhiều khách du lịch đến tham quan tại một số địa phương nên kinh nghiệm của một số địa phương mang tính thí nghiệm, vừa làm vừa rút kinh nghiệm. Phát triển du lịch cộng đồng tại bản Lác, Chiềng Châu, Mai Châu, Hoà Bình và bản Sả Séng, Tả Phìn, Sapa, Lào Cai cũng nằm trong tình trạng đó.

Sapa (Lào Cai) có lịch sử phát triển du lịch từ lâu đời. Dưới thời Pháp thuộc, giới quan chức người Pháp đã sớm phát hiện ra vẻ đẹp kỳ vĩ, thơ mộng của Sapa và cho đầu tư xây dựng ở đây khu nghỉ dưỡng hiện đại, phục vụ nhu cầu tham quan, nghỉ dưỡng của các quan chức cấp cao người Pháp. Đặc biệt, khi Pháp quyết định đầu tư xây dựng tuyến đường sắt Hải Phòng - Lào Cai - Côn Minh (Trung Quốc) nhằm mục đích phục vụ cho công cuộc khai thác thuộc địa của mình, con đường thông thương từ miền xuôi lên miền ngược và qua cửa khẩu sang Trung Quốc được nối liền, việc đi lại từ miền xuôi lên vùng cao Lào Cai trở nên dễ dàng hơn. Khi đó, điểm du lịch Sapa càng trở lên hấp dẫn và thu hút lượng khách lớn đến tham quan. Không chỉ có điều kiện sinh thái hấp dẫn, chính quyền Lào Cai từ trước tới nay lại luôn ưu tiên đầu tư cho phát triển du lịch và coi đây là một trong những ngành kinh tế chủ lực của toàn tỉnh. Vị trí Lào Cai trong phát triển ngành du lịch của cả nước nói chung và tiểu vùng du lịch Tây Bắc nói riêng ngày càng được nâng cao bởi nguồn tài nguyên du lịch đặc trưng, lợi thế phát triển đa dạng các loại hình du lịch, đặc biệt là du lịch

sinh thái, văn hoá, danh lam thắng cảnh, nghỉ dưỡng, du lịch cộng đồng... góp phần quan trọng vào sự phát triển chung của cả nước, vào sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá của đất nước. Trong quyết sách của tỉnh, Sapa cùng với Bắc Hà và thành phố Lào Cai được coi là những trọng điểm cần ưu tiên phát triển hàng đầu, nó đã tạo động lực thúc đẩy du lịch Sapa phát triển lên một tầm cao mới. Nhiều loại hình du lịch hấp dẫn được mở ra như: du lịch cảnh quan, du lịch sinh thái, du lịch văn hoá, du lịch mạo hiểm và đặc biệt là du lịch cộng đồng... Các tuyến du lịch cộng đồng được mở ra đã nhanh chóng thu hút khách du lịch, đặc biệt là khách du lịch nước ngoài. Trong đó nổi bật là các tuyến du lịch:

- Tuyến Sapa - Cát Cát - Sín Chải - Sapa

- Tuyến Sapa - Cát Cát - Ý Linh Hồ - Lao Chải Tả Van - Sapa

- Tuyến Sapa - Lao Chải - Tả Van - Bản Hồ - Thanh Phú - Nậm Sài - Sapa - Tuyến Sapa - Lao Chải Tả Van - Sử Pán - Thanh Kim - Sapa - Tuyến Sapa - Tả Phìn - Móng Sến - Tăckô - Sapa

- Tuyến leo núi Phanxipăng

Theo kết quả khảo sát của Trường Đại học Bordeaux của Pháp năm 2004, trong số 500 du khách châu Âu đến Sa Pa thì có có 72 - 80% du khách muốn đến thăm các bản làng. Năm 2007, tỷ lệ số du khách đến thăm bản làng các dân tộc tăng cao chiếm 87% du khách quốc tế. Nhiều làng của người Dao trở thành điểm du lịch hấp dẫn. Xã Bản Hồ (có làng Nậm Tống người Dao) năm 2007 đón 12000 du khách quốc tế. Xã Tả Phìn có đông người Dao đông nhất (2008) cũng đón gần 15000 lượt du khách. Các điểm du lịch ở Tả Van, Nậm Cang, Suối Thầu cũng đón từ 2000 - 4000 du khách trong 1 năm. Như vậy, tỉ lệ hộ nghèo ở các điểm du lịch giàu nhanh gấp 2 - 3 lần so với các nơi khác. Thu nhập từ du lịch của người Dao cũng chiếm từ 10% - 40% đồng thu nhập gia đình.

Đầu thế kỷ XXI, Ngành Văn hoá, Thể thao và Du lịch Lào Cai đã tiến hành nghiên cứu và thu được kết quả cụ thể như sau:

- 90% du khách thích nghe hướng dẫn viên du lịch là người Dao, người H’mông bản địa. 71% du khách muốn được ngủ và ăn ngay tại cộng đồng các làng người Dao. Đặc biệt là ở các điểm du lịch xa trung tâm huyện lị từ 10 - 20 km thì du khách càng có nhu cầu nghỉ tại cộng đồng thôn bản.

- 81% du khách muốn được tham gia vào các hoạt động của người dân như dệt vải, làm ẩm thực, chế biến thuốc tắm...

- 83% du khách muốn mua sản phẩm đồ lưu niệm ngay tại nơi sản xuất của người dân ở các hộ gia đình.

Từ kết quả nghiên cứu nhu cầu du khách, ngành Văn hoá, Thể thao và Du lịch Lào Cai và chính quyền huyện Sa Pa đã phối hợp với các nhà tư vấn nghiên cứu xây dựng mô hình du lịch cộng đồng. Mô hình này lần đầu tiên xây dựng thí điểm tại thôn bản Dền xã Bản Hồ ở Sa Pa (từ năm 2001 - 2005), sau đó nhân rộng ra thôn Sả Séng xã Tả Phìn, thôn Nậm Tống xã Bản Hồ, thôn Tả Van và thôn Giàng Tà Chải xã Tả Van, thôn Nậm Cang xã Nậm Cang, huyện Sa Pa...

Bên cạnh sự ủng hộ và đầu tư đúng hướng của chính quyền địa phương, trong những năm qua, Tả Phìn còn đón nhận được nhiều dự án đầu tư của các tổ chức phi chính phủ trong và ngoài nước như: Dự án của Đại sứ quán Bỉ năm 1994, đầu tư cung cấp vải, tơ thêu và mẫu hoa văn cho người dân; Dự án của Bỉ năm 1996 đầu tư cho người dân đi tham quan, học hỏi kinh nghiệm thêu thổ cẩm tại Thái Lan và mở cửa hàng bán thổ cẩm tại Sapa; Dự án của tổ chức SIDA, Thuỵ Điển năm 1998, đầu tư khảo sát và tập huấn cho người dân về màu thêu, nhuộm, mẫu may. Hướng dẫn người dân thành lập và tổ chức hoạt động của CLB thổ cẩm; Dự án nông nghiệp bền vững do tổ chức Bánh mỳ thế giới giai đoạn 2004 - 2005, tổ chức tập huấn và hướng dẫn người dân làm ruộng bậc thang, sắp xếp đồ dùng gia đình gọn gàng, ngăn nắp. Hỗ trợ làm nhà vệ sinh. Tạo ánh sáng trong nhà nhờ làm cửa sổ hoặc lợp ô tấm nhựa tạo ánh sáng từ trên hắt xuống. Dự án đã thu hút được nhiều người dân tham gia, thực hiện. Đến nay, 100% hộ gia đình đều biết làm ruộng bậc thang, phần nào đã biết sắp xếp không gian gia đình; Dự án phát triển du lịch nông nghiệp cộng đồng do tổ chức SNV của Hà Nam kết hợp với Trung ương Hội nông dân Việt Nam và Hội nông dân tỉnh Lào Cai thực hiện năm 2009: Đầu tư cho 5 hộ gia đình làm nhà Homestay, làm nhà vệ sinh, nhà tắm. Dự án đã đem lại hiệu quả rất tốt. Nhờ có dự án đã khuyến khích được nhiều hộ gia đình đầu tư kinh doanh làm nhà nghỉ mặc dù không được đầu tư; Dự án tập huấn về trồng, sấy, thu hoạch thảo quả do tổ chức SNV Hà Nam thực hiện năm 2009, hướng dẫn người dân cách trồng, chăm sóc, bảo quản thảo quả hợp lý, cách ươm trồng, xây lò để sấy thảo quả. Bên cạnh đó, còn có

các dự án: đầu tư xây dựng cơ bản: điện, đường, trường, trạm; Dự án phát triển trẻ thơ; Dự án về phát triển giới; Dự án trồng và bảo vệ rừng; Dự án làm nhà vệ sinh khoa học; Dự án về nâng cao nhận thức phát triển du lịch cộng đồng… Thông qua hoạt động của các dự án, đã góp phần làm thay đổi bộ mặt của toàn xã. Hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật, chất lượng dịch vụ du lịch được nâng cao, khôi phục và phát triển nhiều nghề thủ công truyền thống, tạo nhiều sản phẩm du lịch độc đáo cho du khách. Cũng nhờ đó, hình ảnh tuyến du lịch làng bản Sapa - Tả Phìn - Sapa và điểm du lịch văn hoá Sả Séng cũng tạo được nhiều ấn tượng tốt đẹp trong lòng du khách. Lượng khách du lịch về bản không ngừng tăng lên, đặc biệt là khi chương trình phát triển du lịch cộng đồng bắt đầu được khởi động.

Nhờ có sự đầu tư đúng hướng của các cấp chính quyền, các tổ chức phi chính phủ, du lịch cộng đồng tại Sả Séng, Sapa phát triển khá cân đối. Theo số liệu thống kê năm 2005 của Phòng Thương mại - Du lịch huyện Sapa, Tả Phìn đã đón được 2.792 lượt khách đến tham quan bản làng, trong đó có 17 lượt khách lưu trú. Đến năm 2006, lượng khách đến Tả Phìn tăng lên 13.000 lượt khách, trong đó 49 lượt khách lưu trú. Doanh thu từ du lịch dịch vụ ước đạt 178.900.000 đồng (2006). Lực lượng lao động tham gia vào hoạt động du lịch gồm: 16 hộ tham gia bán hàng lưu niệm, 01 hộ bán hàng thổ cẩm, 200 người/432 nhân khẩu toàn thôn tham gia vào bán hàng rong, chủ yếu là phụ nữ và trẻ em, 06 hộ tham gia vào dịch vụ lưu trú, 03 hộ tham gia vào dịch vụ ăn uống, 03 người tham gia vào dịch vụ vận chuyển khách thường xuyên và 09 người chỉ chạy khi có nhu cầu, 02 người tham gia vào tắm lá thuốc, 08 hướng dẫn viên, Có 01 người làm việc ở Oxfam Anh là: Lý Tả Mẩy, Nữ, 20 tuổi, 100 người thôn Sả Séng/tổng số 250 nhân viên làm ở Câu lạc bộ thổ cẩm, Có 01 nhân viên của thôn Sả Séng làm việc ở Công ty cổ phần KD cây thuốc bản địa Sa Pa (Tổng số có 5 nhân viên và 1 giám đốc). Trình độ dân trí toàn thôn còn thấp. Khoảng 50% có trình độ tiểu học, còn lại không biết chữ, phần lớn là phụ nữ và người cao tuổi. Về cơ sở lưu trú, xã Sả Séng hiện có 06 nhà nghỉ Homestay, mức đầu tư trung bình khoảng 5 triệu đồng/hộ (vốn tự có hoặc vay ngân hàng). Trên cơ sở kho tàng y học quý báu của dân tộc, từ tháng 01/2007 xã đã thành lập Công ty cổ phần kinh doanh các cây thuốc bản địa Sa Pa, có tổng diện tích 300m2, gồm 02 khu vực là khu điều hành và khu vườn ươm. CLB Thổ cẩm của xã có tổng diện tích

CLB là 108 m2 cũng được thành lập, gồm 2 tầng và một gian thiết kế: Tầng I do các thành viên đóng góp, dùng để sản xuất, gồm 13 chiếc máy khâu, tầng II do Đại sứ quán Bỉ tài trợ dùng để trưng bày và bán các sản phẩm.

Không có lịch sử phát triển du lịch lâu đời như ở Sả Séng, Sapa, du lịch bản Lác, Mai Châu chỉ được biết đến từ năm 1960. Khi đó, xuất hiện một số khách của các đại sứ quán nước ngoài thông qua Công ty Du lịch tỉnh Hoà Bình để vào tham quan một số bản làng của người Thái ở Mai Châu, Hoà Bình. Lúc đó huyện không có nhà khách nên Công ty Du lịch Hoà Bình thường cho khách nghỉ tại nhà ông Hà Công Nhấm ở bản Lác, nấu nướng, tổ chức cho khách ăn, nghỉ tại đây. Dần dần, bản Lác và sau đó là bản Pom Coọng (gần sát bản Lác) trở thành điểm dừng chân và tham quan của khách. Từ đây, một số nhu cầu tất yếu giữa cung và cầu được hình thành dần dần, đó là nhu cầu lưu trú, ăn uống, dẫn đường cho khách.

Một phần của tài liệu Du lịch cộng đồng vùng núi phía bắc Việt Nam ( nghiên cứu trường hợp bản Sả Séng, Tả Phìn, Sapa, Lào Cai và bản Lác, Chiềng Châu, Mai Châu, Hòa Bình (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(167 trang)