Văn hóa tộc người với tư cách là một nguồn tài nguyên nhân văn của du lịch

Một phần của tài liệu Du lịch cộng đồng vùng núi phía bắc Việt Nam ( nghiên cứu trường hợp bản Sả Séng, Tả Phìn, Sapa, Lào Cai và bản Lác, Chiềng Châu, Mai Châu, Hòa Bình (Trang 26)

5. Bố cục luận văn

1.2.Văn hóa tộc người với tư cách là một nguồn tài nguyên nhân văn của du lịch

của du lịch cộng đồng

Theo nhiều nhà nghiên cứu như Bế Viết Đẳng, Đặng Nghiêm Vạn, Trần Quốc Vượng... thì phần lớn các tộc người ở miền Tây Bắc đều có nguồn gốc di cư từ Trung Quốc. Quá trình di cư của người Dao vào nước ta kéo dài từ thế kỷ 13 đến thế kỷ 20 (Bế Viết Đẳng 2006, tr. 159). Riêng người Dao đỏ ở Lào Cai hiện nay có nguồn gốc từ Vân Nam (Trung Quốc), mới đến định cư ở Việt Nam từ khoảng cuối thế kỷ 18. Địa điểm cư trú đầu tiên của họ là làng Tòng Sành, Chu Quang Hồ, huyện Bát Xát (Bế Viết Đẳng, 2006, tr. 160). Trong quá trình di cư, mặc dù người Dao đi theo nhiều đợt khác nhau, địa điểm đến khác nhau nhưng căn cứ vào tên họ, ông tổ, tiếng nói... họ vẫn có thể nhận ra họ hàng của mình.

Tổ tiên người Thái bắt nguồn từ nhóm Bách Việt, trong khối ngôn ngữ tiền Thái, sinh tụ ở Quảng Tây, Quảng Đông (Đông Nam Trung Quốc). Trong thiên niên kỷ thứ nhất trước Công nguyên, do sức ép bành trướng thế lực của người Hán, một bộ phận tổ tiên người Thái cổ đã di cư nhiều đợt theo hướng tây nam, hướng nam vào tỉnh Vân Nam và miền tây Đông Dương - dọc theo các con sông lớn và các chi nhánh của chúng ở vùng Đông Nam Á. Cùng thời điểm đó, một số cuộc thiên di của nhiều nhóm tổ tiên cư dân thuộc ngôn ngữ Tạng - Miến từ Trung Á, tây Trung Quốc cũng tràn xuống khu vực này. Vào những thế kỷ đầu của thiên nhiên kỷ thứ nhất sau Công nguyên, người Thái đã lập được một loạt tiểu vương quốc, dọc thượng lưu sông Mê Công, miền thượng Lào, tây bắc Việt Nam. Cũng từ đây, trong nền văn hoá tộc Thái ở Việt Nam mới ghi được nhiều thông tin về lịch sử hình thành, tồn tại

và phát triển của một số bản, mường của người Thái ở nước ta. Đến các thế kỷ cuối của thiên niên kỷ thứ nhất và các thế kỷ của thiên niên kỷ thứ hai sau Công nguyên, các nhóm tộc Thái ở Vân Nam lớn mạnh bắt đầu tràn xuống phía nam. Ngành Thái trắng di cư và xuất hiện xuống phía nam sớm hơn ngành Thái đen. Sau khi đánh chiếm, bình ổn vùng thượng lưu sông Đà (Lai Châu), người Thái trắng đã tràn xuống vùng Quỳnh Nhai (Sơn La), Mường Tè, Phong Thổ (Lai Châu), Phù Yên (Sơn La), một số bộ phận di cư xuống Đà Bắc, Mai Châu (Hoà Bình), Mường Khoòng (Thanh Hoá).

Ngành Thái đen vào Việt Nam đông đảo nhất vào khoảng thế kỷ XI - XII. Đến thế kỷ XI, hai anh em Tạo Xuông - Tạo Ngần đã đưa ngành Thái đen (Tay đăm) xuất phát từ Vân Nam (Trung Quốc) dọc theo sông Hồng xuống Mường Lò (Lai Châu). Đây chính là tổ tiên của người Thái đen ở Sơn La, một phần ở tỉnh Yên Bái, Điện Biên và tây nam tỉnh Lào Cai. Qua nhiều thế kỷ phát triển, các nhóm tộc Thái dần dần có một số sắc thái địa phương khác nhau, đó là kết quả chủ yếu của quá trình hỗn huyết và tiếp thu văn hoá của các cư dân xung quanh. Một bộ phận chung sống với người Mường - chịu ảnh hưởng lớn của văn hoá Mường, sống với người Tày - chịu ảnh hưởng của văn hoá Tày; một số nhóm gốc tộc Thái hỗn huyết với nhau, hỗn huyết với các tộc khác... Từ những cứ liệu lịch sử cho thấy, người Thái có lịch sử định cư ở nước ta sớm hơn hẳn so với người Dao, họ là một trong những cư dân cổ của nền văn minh Âu Lạc, là một trong những chủ nhân khai phá nền văn minh, văn hiến Đại Việt.

Qua nguồn tư liệu điều tra dân số học, người Thái ở Việt Nam hiện có khoảng 1,3 triệu người, họ sinh tụ tập trung ở các tỉnh tỉnh vùng Tây Bắc, Nghệ An, Thanh Hoá, một bộ phận nhỏ sống ở Lào Cai, Yên Bái. Ngoài ra còn một số rất ít người Thái đã di cư tự do vào một số tỉnh ở Tây Nguyên. Tộc Thái có hai ngành khởi đầu:

- Ngành Thái đen (Tay đăm): cư trú chủ yếu ở các huyện của tỉnh Sơn La, một phần ở Yên Bái (Văn Chấn), Điện Biên (Điện Biên, Tuần Giáo), tây nam Lào Cai. Trong ngành Thái đen có một nhóm gần gũi với văn hoá Lào, đó là người Thái ở Nghệ An, Thanh Hoá.

- Ngành Thái trắng (Tay Khao) tập trung ở Mường Lay, Mường Xo (Lai Châu), Quỳnh Nhai (Sơn La). Một số khác tự xưng là Thái trắng nhưng có rất nhiều nét giống với Thái đen, cư trú tại Phú Yên, Mộc Châu (Sơn La).

Thực ra sự phân chia giữa các ngành của tộc Thái chủ yếu chỉ ở trang phục và một số điểm nhỏ trong ngôn ngữ, tập quán. Các tộc Thái giống nhau cơ bản về ngôn ngữ, chữ viết, phong tục, tập quán. Người Thái đều ăn cơm nếp, ở nhà sàn, đều có tục ở rể, tính tình chân thực, hào hiệp và mến khách. Hình thái kinh tế của các tộc Thái cũng giống nhau, là nền kinh tế sản xuất nhỏ mang tính tự cung tự cấp, phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên.

Người Dao ở Việt Nam có số lượng ít hơn, đứng thứ 6 so với các dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc nước ta. Họ sống xen kẽ với các dân tộc: H’mông, Mường, Tày, Nùng, Kinh.,tập trung chủ yếu ở một số tỉnh vùng cao: như Hà Giang, Yên Bái, Tuyên Quang, Cao Bằng, Lai Châu, Lào Cai. Người Dao cư trên trên các vùng địa lý khác nhau: Vùng cao, vùng giữa và vùng thấp. Trong đó vùng cao là nơi người Dao đỏ tụ cư nhiều nhất, có độ cao trung bình từ 800 - 1000m (có nơi cao đến 2000m).

Người Dao ở Việt Nam được phân làm 7 nhóm chính: Dao đỏ hay Dao cóc ngáng, Dao sừng, Dao đại bản, Dao dụ lạy; Dao quần chẹt hay Dao sơn dầu; Dao tiền hay Dao đeo tiền; Dao lô gang hay Dao thanh phán; Dao quần trắng; Dao thanh y và Dao tuyển. Trong đó, người Dao ở Lào Cai thuộc vào 4 nhóm: Dao đỏ; Dao tuyển; Dao họ và Dao thanh y. Các nhóm này có mặt ở các huyện: Bát Xát, Bảo Yên, Sapa, Bảo Thắng, thành phố Lào Cai... sinh sống đan cài, xen kẽ với 24 dân tộc trên địa bàn tỉnh như: H’Mông, Kinh, Tày, Giáy, Nùng, Phù Lá... tạo nên một nền văn hoá đa dạng giàu bản sắc. Trong bức tranh đa dạng sắc màu đó, người Dao đỏ cũng chiếm một sắc màu chủ đạo. Người Dao đỏ ở Lào Cai thường từ Quảng Đông, Quảng Tây, Vân Nam sang, họ tìm nơi định cư tại các sườn núi cao, nơi thuận

tiện về nguồn nước và ruộng nương. Trong “Lĩnh Nam ngoại đáp” của Chu Khứ Phi

có nhận xét: nơi cư trú của họ (người Dao) thường ở vùng “đất thường là núi cao”, “nơi hang càng xa, người Dao càng nhiều” (Đặng Nghiêm Vạn, 2006, tr. 304). Do đó, người Dao sang Việt Nam, tìm đến các vùng núi cao Tây Bắc định cư (trong đó có Lào Cai) là điều dễ hiểu.

* Về người Dao đỏ ở bản Sả Séng

Bản Sả Séng có 99 hộ với 565 nhân khẩu (2009), có hai dân tộc chính là Dao và Kinh, trong đó người Dao là tộc người sinh sống lâu đời ở đây, còn bộ phận người Kinh mới lên đây lập nghiệp trong thời gian từ năm 1995 trở lại đây. Họ tụ cư chủ yếu tại khu trung tâm của xã. Người Dao ở Sả Séng thuộc ngành Dao đỏ. Theo các cụ già trong thôn cho biết tên gọi Dao đỏ có nguồn gốc từ thực tế là người phụ nữ Dao luôn đội trên đầu chiếc khăn lớn màu đỏ. Giáo sư Bế Viết Đẳng khi viết về người Dao ở Việt Nam cũng cho rằng: Người Dao đỏ còn có tên là Dao Cóc ngáng (theo cách gọi của người Tày), Dao Đại bản (theo cách gọi của người Hoa) hay Dao sừng, Dao Dụ lạy. Trang phục của phụ nữ Dao đỏ có nhiều màu đỏ, nhiều tua, núm bông đỏ (Bế Viết Đẳng, 2006: 167 - 168). Như vậy, trang phục truyền thống của người Dao đỏ chính là một dấu hiệu quan trọng để phân biệt họ với các ngành Dao khác. Người Dao thường chọn nơi định cư trên các sườn núi, ở phân tán. Đến với Sả Séng, Tả Phìn nhiều người cứ ngỡ người Mông ở cao hơn người Dao nhưng từ xa xưa người Dao thường chọn nơi định cư ở các sườn núi có độ cao cao hơn nơi định cư của người Mông. Trong quá trình định cư, người Dao “hạ sơn” gắn với nền văn minh nương rẫy, khai khẩn ruộng bậc thang, trồng lúa, ngô, khoai, sắn và cây ăn quả. Đơn vị đo diện tích của người Dao đỏ rất đặc biệt, đo bằng số lượng cân giống. Ở Sả Séng hiện nay có 1.521 cân giống ruộng và 579 cân giống nương. Đây là nguồn sữa nuôi sống gần trăm hộ gia đình do người dân ở đây chủ yếu làm kinh tế nông nghiệp, tự cấp, tự túc.

Về người Thái ở bản Lác

Theo những ghi chép trong một cuốn biên niên sử do Sở Văn hoá Thông tin (nay là Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh Hoà Bình) sưu tầm được thì tổ tiên của người Thái ở Mai Châu Hoà Bình khởi thủy từ miền đầu sông Hồng, ở một vùng đất thuộc huyện Bắc Hà (Lai Châu) ngày nay đã di cư dọc sông Hồng, rẽ sang sông Đà, rồi lập nghiệp ở vùng Mộc Châu (Sơn La), Mai Châu (Hoà Bình), Mường Khoòng (Thanh Hoá) khoảng 700 năm trước đây, tức vào khoảng đầu thế kỷ XIV. Lãnh tụ của người Thái Mai Châu - Hoà Bình lập nghiệp tại Mường Mùn là Lang Bôn, con cả của Tạo Kha, Vì ông là con vợ hai nên khi lấy vợ được chia rất ít đất. Vì lẽ đó, ông đã đưa gia quyến từ vùng Bắc Hà (Lai Châu) bỏ xuống vùng Bạch

Hạc. Ở Bạch Hạc ít lâu, không thấy thuận tiện, ông dẫn dắt gia đình thân quyến xuôi dòng sông Đà và đến lập cư tại Mai Châu - Hoà Bình.

Tuy nhiên, theo nhà nghiên cứu người Thái Cầm Trọng (1999), người Thái trắng có lịch sử định cư ở Mai Châu hơn 400 năm với tên là Mường Mùn, di cư từ vùng Sông Hồng lên vùng núi phía Bắc Việt Nam và sau đó chuyển đến vùng thung lũng sông Đà trước khi đến Mai Châu. Theo các cứ liệu được ghi bằng chữ Thái cổ của người Thái cho thấy, người Thái trắng ở Mai Châu di cư từ Mường Khà vào thế kỷ thứ XIII, cách đây 800 năm, khi đó thuộc vùng đất của huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai hiện nay, cách Mai Châu khoảng 300 km (Achariya Nate-Chei, 2010).

Nguồn gốc của người Thái ở Mai Châu - Hoà Bình có liên quan đến nhóm Thái ở Mộc Châu (Sơn La) và nhóm người Thái ở Mường Lầu, Mường Khoòng (Thanh Hoá). Sự liên quan đó đã được ghi lại thành truyền thuyết. Truyền thuyết nói về ba anh em nhà tạo (tạo thường chỉ con trai dòng dõi quý tộc người Thái) ở vùng Bắc Hà (Lai Châu) vì thiếu đất và đất nhiều cỏ gianh nên đã rủ nhau xuôi sông Hồng tìm đất lập Mường mới. Theo truyền thuyết, người con thứ hai đã lập nghiệp ở Mai Châu - Hoà Bình, người con út ở vùng Thanh Hoá, người anh cả ở vùng Mộc Châu (Sơn La). Chính vì vậy, người Thái vùng Thanh Hoá gọi người Thái ở Mai Châu là bác, người Thái ở Mai Châu gọi họ là chú vì chúa đất xưa là em út.

Người Thái đến Mường Mùn khai khẩn đất đai vất vả, kéo dài hàng chục nghìn đời. Lịch sử người Thái ở Mai Châu - Hoà Bình đã ghi rõ:

Tới Bản Tẩu, lang Bôn thấy dấu vết người xưa ở đây, đã cho dân dừng lại tạo bản mới. Khi đến bản Pướt được 2 năm thì lang Bôn chết. Về sau con của lang Bôn (cũng tên là lang Bôn) đã cùng dân khai khá bản Pheo, bản Uống, bản Pao, bản Làu, bản Lồm... Con của lang Bôn là lang Bắt mở mang bản Nghẹ, bản Củm, bản Lóng, bản Buốc, bản Noong Lang, bản Ngoã, bản Hiền. Lang Thượng (con lang Bắt) lập ra bản Uống. Lang Uôn (con lang Thượng) lập ra bản Bước, sinh ra lang Thanh. Tạo Kha Bằng (cháu nội lang Thanh) lập bản Púng, bản Pheo Nà Nóc. Tạo Kha lấy nàng Ngăm, sinh ra lang Xôm, lang Xôm lấy vợ người Mường Khiển, sinh được 3 con trai. Ba con trai của lang Xôm đã ra sức khai khẩn, kể cả ở vùng đất khó làm. Tạo Khằm Bông

(anh cả) ở vùng đất Mường Hạ, tạo Khằm Piềng ở vùng Mường Thượng, tạo Khằm Pành (con út) ở vùng Mường Khoòng.

Như vậy, lịch sử người Thái ở Mai Châu - Hoà Bình đã trải qua khoảng 6 thế kỷ, trong đó kể từ thời Lang Bôn đến thời 3 anh em con tạo Kha Bằng đã trải qua 9 đời chúa đất, với thời gian khoảng 200 năm mới cơ bản khai phá xong ruộng đồng của tổ tiên để tồn tại, sinh sống, phát triển đến ngày nay.

Người Thái ở Mai Châu - Hoà Bình mang nhiều họ khác nhau, nhưng phổ biến nhất là họ Hà, sau đó là họ Lò, họ Hoàng, họ Ngần. Cũng như người Thái ở các vùng khác, người Thái ở Mai Châu - Hoà Bình quần cư thành các bản, với số nóc nhà khoảng 30 - 100 gia đình. Bản thường ở thung lũng nhỏ, trung bình, phẳng hoặc hình lòng chảo, có sông, có suối chảy qua, đảm bảo nguồn nước cho sinh hoạt và một phần cho tưới tiêu trong nông nghiệp. Vị trí của các bản thường được lựa chọn, tính toán tương đối kỹ, sao cho thuận tiện về nguồn nước, nhưng đảm bảo không bị ngập lụt khi mưa to hay có lũ quét... Nền văn hoá của người Thái ở Mai Châu - Hoà Bình cũng như nền văn hoá của tộc người Thái trên toàn quốc là mô hình văn hoá thung lũng, lấy cây lúa nước làm trụ cột, do đó, cũng có thể gọi là văn hoá lúa nước. Văn hoá thung lũng chính là sự hội nhập giữa văn hoá củ, bầu bí - cạn và văn hoá lúa - nước, có hai nguồn gốc đến với người nguyên thuỷ hoàn toàn khác nhau.

Bản Lác là địa bàn định cư lâu đời của người Thái trắng chiếm gần 100% dân số. Toàn bản chỉ có 5 hộ gia đình người Kinh, họ chủ yếu là dân ngụ cư, không được quyền mua bán đất của người Thái mà chỉ được quyền thuê và sử dụng, một số khác thì hợp thức hoá qua con đường hôn nhân, kết hôn với người Thái và làm nhà định cư tại bản Lác. Đây là chính sách mà người Thái đã đặt ra nhằm duy trì tính cố kết cộng đồng, chống lại những tác động ngoại cảnh do các yếu tố bên ngoài tác động đến cộng đồng.

Theo truyền thuyết kể lại, xưa bản Lác ruộng không có nước, có hai anh em người Thái và người Mường về khai phá. Nhưng vì ruộng không có nước phải lên rừng trồng nương rẫy. Hai anh hai tiếng khác nhau. Anh Thái nói Chang co lác, anh Mường nói Chang co lạc. Người Thái gọi là Tày Lạc (tức là người lạ), người Mường gọi là Tày Lác (tức không có nước). Sau này, anh người Thái ở lại nên gọi

Người Thái ở bản Lác trước kia cũng như người Thái ở các vùng khác thường gắn liền với trồng trọt, săn bắn và hái lượm, việc dệt vải, may vá đều tự cung, tự chế. Kinh tế mang nặng tính tự cung, tự cấp. Trước kia người Thái ở bản Lác nói riêng và Mai Châu nói chung chỉ trồng lúa nếp, cấy một vụ trong năm, ngoài ra còn trồng một ít lúa tẻ trên nương rẫy. Ngày nay, do sức ép dân số, do thay đỏi trong thói quen ẩm thực và cũng do học được cách trồng lúa tẻ của người Kinh, người Thái đã chuyển sang trồng 2 vụ lúa/năm, trồng lúa tẻ là chính. Với sự tăng vụ, trồng lúa tẻ năng suất lại cao hơn rất nhiều so với lúa nếp nên nhiều bản người Thái ở Mai Châu - Hòa Bình, trong đó có Bản Lác cơ bản đã đảm bảo được an toàn lương thực.

* Nhà ở với tư cách là một di sản văn hoá vật chất của tộc người

Nhà ở của người Dao là kiểu nhà có tường đất. Nguyên liệu làm nhà thường bằng gỗ Pơmu. Ngôi nhà truyền thống có ít nhất 3 gian, hai mái chính: trước và sau nhưng mái trước lại có phần mái hiên. Trong ngôi nhà có 3 cửa: 2 cửa ở hai bên chái nhà (một cửa chính, đối diện là cửa từ bếp đi ra phần phụ của ngôi nhà), 1 cửa ở phần hiên nhà. Trong nhà 2 bếp: một bếp dùng để nấu nướng, đặt ở gian bếp và một bếp dùng để sưởi, lấy lửa thắp hương, đặt ở gian ngoài nhà (gần cửa ra vào). Số lượng buồng phụ thuộc vào số thành viên trong gia đình. Vị trí các buồng được quy định khắt khe thể hiện thứ bậc trong nhà: buồng của bố mẹ gần cửa ra vào, tiếp đến là buồng của con trưởng, buồng của con thứ. Nét đặc biệt trong nhà người Dao vị trí của 1 gian đặc biệt và bàn thờ của người Dao.

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Du lịch cộng đồng vùng núi phía bắc Việt Nam ( nghiên cứu trường hợp bản Sả Séng, Tả Phìn, Sapa, Lào Cai và bản Lác, Chiềng Châu, Mai Châu, Hòa Bình (Trang 26)