Quản lý, đánh giá, sử dụng ĐNCB LĐ-QL ở cơ sở.

Một phần của tài liệu Báo chí với vấn đề xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý ở cơ sở (Trang 51)

XÂY DỰNG ĐNCB LĐ-QL Ở CƠ SỞ.

2.2.2.5.Quản lý, đánh giá, sử dụng ĐNCB LĐ-QL ở cơ sở.

Tạo nguồn, quản lý, đánh giá, sử dụng… là các khâu, mắt xích quan trọng để xây dựng được ĐNCB vững mạnh. Nhận thức rõ đây là những khâu quan trọng của

công tác cán bộ, 3 tạp chí đã có những bài viết như: “Chú trọng việc tuyển dụng,

bố trí cán bộ chính quyền cấp cơ sở” (TCNN, số 10/2006), “Quản lý tốt cán bộ cấp cơ sở góp phần ngăn chặn, đẩy lùi tệ nạn tham nhũng” (TCNN, số 11/2005),

“Kinh nghiệm đánh giá cán bộ ở Nghệ An” (XDĐ, số 5/2005)… Dưới dạng bài phản ánh, chuyên luận, tác giả nêu rõ những thuận lợi, khó khăn trong quản lý, đánh

giá, sử dụng cán bộ LĐ-QL ở cơ sở hiện nay. Trong bài chuyên luận “Giải pháp

nâng cao chất lượng cán bộ cấp phường” (XDĐ, số 4/2007), tác giả đã khảo sát 1.219 phường trên cả nước, rút ra 5 giải pháp, đồng thời là một quy trình khoa học để có được ĐNCB LĐ-QL cấp phường có năng lực, trình độ, đạo đức, đáp ứng yêu cầu công việc.

Cùng với những bài viết chuyên luận, trên tạp chí Cộng sản có nhiều bài ký

chính luận: “Nhưng” (CS, số 17/1997), “Chọn người xếp việc” (CS, số 12/2005),

“Đề bạt tạm ứng” (CS, số 14/1997),... Ngay từ tít bài đã thu hút, gợi cho bạn đọc những suy nghĩ về cách dùng cán bộ hiện nay. Các bài viết đã lấy những câu chuyện về cách dùng người của người xưa hoặc những sự việc, con người có thật ở cơ sở để nhắc nhở cấp uỷ, chính quyền, những người có trách nhiệm có cái nhìn đúng đắn trong đánh giá, sử dụng cán bộ để phát huy tài năng của họ trong công việc. Các bài viết đã rút ra kinh nghiệm hữu ích: Thứ nhất, phải đánh giá đúng cán bộ cả về điểm mạnh, điểm yếu. Thứ hai, bố trí, sử dụng cán bộ đúng tiêu chuẩn, đúng người, đúng việc. Thứ ba, tạo điều kiện thuận lợi để cán bộ hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Thứ tư, làm tốt công tác tạo nguồn, quy hoạch.

Bằng những sự việc, con người có thật ở cơ sở, dưới góc nhìn của người làm báo, các tác giả đã phân tích sâu sắc, đưa ra lập luận sắc sảo về những hiện tượng

trên. Từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm có giá trị trong đánh giá, sử dụng, đề bạt cán bộ LĐ-QL ở cơ sở. Những bài học này có tác dụng thiết thực đến đối tượng là cán bộ đang làm công tác LĐ-QL ở cơ sở, đến những người có trách nhiệm thực hiện công tác tổ chức cán bộ.

Một phần của tài liệu Báo chí với vấn đề xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý ở cơ sở (Trang 51)