Tài xây dựng ĐNCB LĐ-QL ở cơ sở trên báo chí nước ta hiện nay.

Một phần của tài liệu Báo chí với vấn đề xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý ở cơ sở (Trang 29)

nay.

Đội ngũ cán bộ LĐ-QL ở xã, phường, thị trấn chiếm số lượng lớn trong tổng số cán bộ LĐ-QL nói chung. Đây chính là lực lượng chủ chốt, có vai trò quan trọng, quyết định sự phát triển, vững mạnh của cơ sở.

Từ thực tiễn có thể thấy rằng chính vai trò, vị trí và hoạt động của ĐNCB LĐ-QL ở xã, phường, thị trấn làm nảy sinh nhiều đề tài mà báo chí có thể khai thác. Theo khảo sát bước đầu, tác giả luận văn có một số nhận xét về đề tài xây dựng ĐNCB LĐ-QL ở cơ sở trên báo chí nước ta hiện nay như sau:

Về ưu điểm:

Số lượng tác phẩm tăng: Cùng với quá trình tham gia ngày càng rộng rãi của các phương tiện truyền thông đại chúng, số lượng tác phẩm báo chí viết về công tác xây dựng ĐNCB nói chung tăng, trong đó số lượng tác phẩm viết về xây dựng ĐNCB LĐ-QL ở cơ sở cũng tăng lên:

Qua khảo sát 15 báo đảng địa phương (báo in) trong vòng 1 tháng (2007) số lượng tin, bài viết về công tác xây dựng đảng là 64/6.280 tổng số tin, bài (chiếm 1,02%). Trong đó tỷ lệ bài viết về cán bộ cơ sở chiếm 10%. Con số này so với cùng kỳ năm trước tăng 0,02%. Các tin, bài về công tác cán bộ thường được đăng ở trang nhất hoặc trang 2-3. Các bài viết về công tác cán bộ nói chung và ĐBCB LĐ-QL ở cơ sở thường xuất hiện trên các chuyên trang hoặc chuyên mục như "Đưa nghị

quyết của Đảng vào cuộc sống", "Xây dựng Đảng", "Sinh hoạt tư tưởng", "Ý kiến đảng viên"…

Về khối tạp chí của các cơ quan Trung ương: Hằng năm, trong kế hoạch công tác của các tạp chí các ban Đảng (Tạp chí Kiểm tra, Dân vận, Tuyên giáo, Xây dựng Đảng…) đều dành một dung lượng đáng kể phản ánh về cơ sở. Tạp chí Kiểm tra bám sát chương trình hành động của Uỷ ban Kiểm tra Trung ương, dành dung lượng đáng kể tuyên truyền về công tác kiểm tra, giám sát trong toàn Đảng, chú ý công tác kiểm tra, giám sát ĐNCB LĐ-QL, trong đó có cán bộ LĐ-QL ở cơ sở. Theo tinh thần Chỉ thị 30-CT/TW của Bộ Chính trị về xây dựng quy chế dân chủ ở cơ sở, Tạp chí Dân vận coi đây là một trong những nội dung quan trọng nhất trong kế hoạch tuyên truyền của mình về cán bộ LĐ-QL ở cơ sở chỉ đạo thực hiện dân chủ như thế nào cũng rất được chú ý… Do đó, số lượng các bài viết về cán bộ LĐ- QL ở cơ sở ngày càng tăng từ năm 1997 đến năm 2007.

Số lượng các tin, bài về công tác cán bộ xuất hiện trên truyền hình, phát thanh, báo điện tử nhiều hơn. Hiện nay, những vấn đề về công tác cán bộ trong lĩnh vực xây dựng đảng ngoài chuyên mục riêng "Đảng trong cuộc sống" còn được lồng ghép vào chương trình thời sự VTV1. Trên báo điện tử, tần xuất các bài viết về công tác tổ chức cán bộ không còn qúa ít. Đặc biệt trước các kỳ Đại hội của Đảng, trước các kỳ hội nghị Trung ương nhiều bài viết đã xoáy sâu vào những vấn đề bức thiết của công tác cán bộ của Đảng. Ví dụ, trước thềm Đại hội toàn quốc lần thứ X của Đảng, ViệtNam.net, Truyền hình Việt Nam, báo Nhân Dân, Hà Nội Mới đã có nhiều bài viết về công tác cán bộ, công tác chuẩn bị nhân sự của cấp ủy đảng các cấp…

Nhiều vấn đề về xây dựng ĐNCB LĐ-QL ở cơ sở đã được đặt ra, trao đổi, tranh luận trên báo chí như: Cán bộ LĐ-QL học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh; những điển hình trong xây dựng ĐNCB LĐ-QL; nguyên nhân và biện pháp củng cố cơ sở đảng có ĐNCB LĐ-QL yếu kém; cách lãnh đạo của ĐNCB LĐ-QL ở cơ sở; phát huy vai trò đảng viên; xây dựng quy chế làm việc của cấp uỷ với các tổ chức khác trong hệ thống chính trị ở cơ sở; nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ; xây dựng tổ chức cơ sở đảng trong sạch, vững mạnh…v.v. Nội dung các bài

viết phong phú, đa dạng. Nhiều bài viết đã phân tích sâu nguyên nhân thành công, yếu kém của ĐNCB LĐ-QL ở cơ sở, đề xuất những giải pháp căn bản giúp các các cấp uỷ, chính quyền cơ sở phát huy mặt mạnh, hạn chế yếu kém của ĐNCB...

Tuy nhiên, viết về công tác xây dựng đảng, đề tài xây dựng ĐNCB LĐ-QL ở cơ sở không dễ. Theo tác giả Nguyễn Quang Thống (báo Quân đội nhân dân), một trong những kinh nghiệm hay trong tuyên truyền về xây dựng đảng nói chung, xây dựng đảng trong lực lượng vũ trang nói riêng, trong đó có tuyên truyền về vấn đề cán bộ, đó là: “bám” cơ sở, viết từ cơ sở. Kinh nghiệm này là điều kiện tốt nhất để xây dựng cầu nối liên hệ giữa báo và đơn vị: thực hiện trao đi, đổi lại những nội dung mà báo nêu, làm cho “không gian” tuyên truyền của mỗi báo rộng rãi hơn, có ảnh hưởng xa hơn và dân chủ hơn. Kinh nghiệm này, thời gian qua đã được các báo phát huy tối đa, nhất là những khía cạnh về con người, về cán bộ vốn được coi là nhạy cảm, khó nói.

Nhiều lực lượng tham gia viết về xây dựng ĐNCB LĐ-QL ở cơ sở: Nếu trước đây, viết về đề tài xây dựng đảng, viết về công tác cán bộ là “độc quyền” của phóng viên các toà soạn báo, nay đã xuất hiện nhiều bài viết của những người làm công tác tổ chức cán bộ ở cơ sở, của bạn đọc khắp các miền tổ quốc. Điều này làm cho thông tin về cơ sở phong phú, đa dạng, nhiều góc nhìn, đậm hơi thở cuộc sống. Nhiều tờ báo là những diễn đàn quan trọng của Đảng, Nhà nước đối với các vấn đề nảy sinh từ cơ sở. Qua báo chí, nhiều ý kiến xây dựng, tâm huyết từ phía nhân dân, từ phía những người làm công tác cán bộ ở cơ sở đến được với Đảng, Nhà nước. Từ đó, Đảng, Nhà nước có cơ sở điều chỉnh, đưa ra chủ trương, biện pháp lãnh đạo, chỉnh đốn, tăng cường, xây dựng được ĐNCB LĐ-QL ở cơ sở.

Tuyên truyền về xây dựng ĐNCB LĐ-QL ở cơ sở, báo chí tham gia xây dựng Đảng vững mạnh. Nhiều tờ báo đã tích cực đấu tranh chống luận điệu sai trái, thù

địch, bảo về nền tảng tư tưởng của Đảng, triển khai phê phán một cách có hệ thống các luận điệu phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng, vai trò của ĐNCB LĐ-QL, trong đó có cán bộ cơ sở. Báo chí cũng đi đầu trong việc tuyên truyền các điển hình tiên tiến, gương cán bộ tâm huyết, gắn bó với cơ sở. Phần lớn trên các báo, các bài viết về công tác cán bộ nói chung, cán bộ LĐ-QL ở cơ sở nói riêng được đưa vào các

chuyên mục như "Xây dựng Đảng"... Riêng chuyên mục Xây dựng Đảng trên báo Nhân dân mỗi năm tuyên truyền hàng trăm điển hình tiên tiến, đặc biệt trong đó có những điển hình là những đảng viên – cán bộ LĐ-QL ở cơ sở.

Cùng với biểu dương, nêu điển hình từ cơ sở, báo chí cũng lên tiếng phê phán những thói hư tật xấu, tình trạng thoái hoá, biến chất, mất đoàn kết, thiếu dân chủ, phe cánh, dòng họ kéo dài trong ĐNCB LĐ-QL ở xã, phường, thị trấn. Ví như việc đánh giá chất lượng cán bộ LĐ-QL không sát đúng với tình hình thực tế; năng lực, trình độ của ĐNCB LĐ-QL cơ sở chưa tương xứng với yêu cầu… Qua kênh tuyên truyền của báo chí nhiều vụ việc tiêu cực nghiêm trọng, vi phạm trong thời gian dài được phanh phui. Báo Lao Động số 203, ra ngày 4-9-2008 đã góp phần đưa ra ánh sáng những vụ việc sai phạm trong quản lý cán bộ, quản lý đất đai của ông Lê Văn Hai - nguyên Chủ tịch UBND xã Long Hậu và ông Hồ Đại Sung - Phó chủ tịch UBND xã Long Hậu huyện Cần Giuộc (Long An). Hai vị quan này đã bị Ban Thường vụ Huyện ủy kỷ luật với hình thức khai trừ ra khỏi Đảng. Hay việc lộng hành của chủ tịch xã Bàu Cạn (Long Thành, Đồng Nai). Vị quan cơ sở này có hành động sai trái, có lúc đã phạm tội hình sự nhưng vẫn đương chức. Ngay khi báo đăng họ càng tỏ ra ngông cuồng, tiếp tục thách thức pháp luật, thậm chí còn hăm dọa “sẽ

làm thịt” những người dám chống đối

(http://www.baocongantphcm.com.vn/image_upload/news_dat.jpg). Hay vụ việc bốn nông dân ở xã Vĩnh Thành (Vĩnh Linh, Quảng Trị) dũng cảm đấu tranh chống tham nhũng, viết đơn thư tố cáo các hành vi sai phạm của cán bộ xã Vĩnh Thành...

đã bị các quan cơ sở trù dập những người thân trong gia đình (Báo Lao Động, ngày

1-4-2008). Hoặc trung tuần tháng 10-2008, VTV1 Đài Truyền hình Việt Nam phản

ánh việc làm tắc trách ở xã Thượng Cửu, huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ, thay ông chủ tịch UBND xã gần 1 năm mà chưa thay được chữ ký nên các cháu bé dưới 6 tuổi không làm được bảo hiểm khám, chữa bệnh...

Phân tích nguyên nhân của các vụ việc, báo chí chỉ ra những mặt yếu kém của ĐNCB LĐ-QL ở cơ sở. Ví như, các đảng bộ, chi bộ và cấp uỷ ở xã, phường không thực hiện nghiêm túc, vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ, nguyên tắc cơ bản nhất trong tổ chức và hoạt động của Đảng; cán bộ chủ chốt ở cơ sở không thực

hiện đúng quy chế dân chủ, độc đoán, chuyên quyền, đứng trên tập thể; công tác quản lý cán bộ, đảng viên và kiểm tra của các cấp uỷ, cơ quan quản lý cấp trên bị buông lỏng; việc đánh giá, nhận xét cán bộ còn hình thức, không đúng thực chất (nhiều cán bộ cơ sở trước đó đều được đánh giá là hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, là người có năng lực lãnh đạo và khả năng phát triển tốt… khi xảy ra tiêu cực lại là người có mức độ vi phạm nghiêm trọng); nội bộ mất đoàn kết kéo dài… Những tác phẩm báo chí phản ánh trung thực, mạnh mẽ đã rút ra những kinh nghiệm trong công tác xây dựng ĐNCB LĐ-QL ở cơ sở cho các cấp uỷ đảng, chính quyền và các cơ quan tham mưu về công tác tổ chức cán bộ. Đồng thời là bài học để mỗi cán bộ LĐ-QL nói chung, cán bộ LĐ-QL ở cơ sở nhìn lại mình, tự điều chỉnh hành vi trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được giao.

Về nhược điểm:

Số lượng tin, bài chưa tương xứng tầm quan trọng của công tác xây dựng ĐNCB LĐ-QL ở cơ sở: Lực lượng báo chí tham gia tuyên truyền về công tác tổ chức, cán bộ, xây dựng ĐNCB LĐ-QL ở cơ sở thời gian qua tăng lên nhưng nhìn chung, đề tài về cán bộ LĐ-QL ở cơ sở tỷ lệ còn thấp, chưa được coi trọng trong hoạt động tuyên truyền của các báo. Đề tài này mới chỉ dừng lại nhiều hơn trên các tạp chí của các ban Đảng ở Trung ương và báo của Đảng, như báo Nhân dân, báo các đảng bộ địa phương, báo điện tử Đảng Cộng sản… một vài chuyên mục của các đài truyền hình, đài phát thanh, một số tờ báo in, báo điện tử lớn,…

Số lượng các báo nêu trên so với tổng số hơn 60 cơ quan báo chí (với hơn 700 ấn phẩm báo chí) ở nước ta hiện nay là quá ít. Ngay cả những cơ quan báo chí lớn, hằng ngày truyền tải khối lượng thông tin khổng lồ như Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, thì tần suất các tin, bài về công tác cán bộ trong các chương trình, đặc biệt là các chương trình xây dựng Đảng cũng chưa tương xứng.

Chuyên mục “Đảng trong cuộc sống hôm nay” của Truyền hình Việt Nam phát

sóng 1kỳ/tuần với thời lượng 30phút/kỳ (so với tổng thời lượng 120h/ngày);

Chương trình “Xây dựng Đảng” của Đài Tiếng nói Việt Nam phát sóng 3kỳ/tuần

với thời lượng 15phút/ kỳ (so với tổng 172h/ ngày). Trong các chuyên mục này, đề tài về cán bộ cũng chỉ chiếm một phần nhỏ.

Một phần của tài liệu Báo chí với vấn đề xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý ở cơ sở (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)