Tuyên truyền về xây dựng tiêu chuẩn cho cán bộ LĐ-QL ở cơ sở.

Một phần của tài liệu Báo chí với vấn đề xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý ở cơ sở (Trang 50)

XÂY DỰNG ĐNCB LĐ-QL Ở CƠ SỞ.

2.2.2.4.Tuyên truyền về xây dựng tiêu chuẩn cho cán bộ LĐ-QL ở cơ sở.

Theo từ điển Tiếng Việt Nam 2000, tiêu chuẩn là quy định để làm căn cứ để đánh giá, phân loại. Vậy tiêu chuẩn chung của người cán bộ LĐ-QL và cán bộ LĐ-

QL ở cơ sở là gì? Trong bài: “Năng lực người lãnh đạo” (CS, số 1/1999), “Công

tác lãnh đạo, chỉ đạo của chủ tịch HĐND phường” (TCNN, số 11/1998), “Cụ thể hơn về tiêu chuẩn và cơ cấu cấp uỷ” (XĐD, số 11-2000),… Đã khái quát ngắn gọn, cô đọng về tiêu chuẩn cán bộ LĐ-QL là: Vừa có tài, vừa có đức. Đức và tài có

thể tóm gọn trong hai chữ “uy tín”. Trong bài “Uy tín của người cán bộ lãnh đạo,

quản lý ở nước ta hiện nay” (CS, số 20/2001), tác giả phân tích: Uy tín là phẩm chất chính trị, tư tưởng vững vàng. Để có uy tín, người cán bộ LĐ-QL phải có trình độ nắm bắt, xử lý được các thông tin liên quan đến công việc; có trình độ tổ chức thực hiện nhiệm vụ, luôn đưa ra những giải pháp hữu hiệu, mang tính lợi ích cho nhân dân; có đạo đức trong sáng; có phong cách lãnh đạo dân chủ…

Những tiêu chuẩn mà các bài viết của ba tạp chí đúc rút ra đều đúng với đối tượng là cán bộ LĐ-QL. Tuy nhiên, ĐNCB LĐ-QL ở cơ sở có tiêu chuẩn riêng. Với bài “Cán bộ xã” (CS, số 2/2000), “Khó lãnh đạo” (CS, số 15/2000),... tác giả đã nêu tiêu chuẩn của ĐNCB LĐ-QL ở cơ sở: Một là, phải dám nghĩ, biết nghĩ; dám làm, biết làm; dám chịu trách nhiệm. Hai là, miệng nói, tay làm, chân bước. Ba là, không bắt nạt dân. Bốn là, không ăn cắp của dân.

Trong bài viết khác, tiêu chuẩn của bí thư đảng uỷ xã gói gọn trong hai từ Thế và Lực. Thế gồm cả đức và tài, là vị thế, là chỗ đứng, vị trí, vai trò, uy tín của người cán bộ trong đảng bộ, dân chúng và cấp trên. Còn Lực, là sức khoẻ và khả năng kinh tế. Cán bộ xã cần có sức khoẻ thì mới “tác chiến” được nhiều công việc ở cơ sở. Cán bộ xã không “nghèo rớt mùng tơi” thì nói dân mới nghe…

Bằng sự quan sát tinh tế, kinh nghiệm thực tiễn của đội ngũ phóng viên, biên tập yêu nghề những tiêu chuẩn cơ bản của ĐNCB LĐ-QL ở cơ sở đã được rút ra và

khái quát hóa. Với cách viết ngắn gọn, xúc tích, đầy hơi thở cuộc sống các tiêu chí, tiêu chuẩn về ĐNCB LĐ-QL ở cơ sở tưởng như rất cứng nhắc, nặng tính lý luận được thể hiện thật sinh động, hấp dẫn, thu hút người đọc và ít nhiều có tác động tích cực với những ai quan tâm đến công tác xây dựng ĐNCB LĐ-QL ở cơ sở.

Một phần của tài liệu Báo chí với vấn đề xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý ở cơ sở (Trang 50)