Tuyên truyền về thực trạng ĐNCB LĐ-QL ở cơ sở.

Một phần của tài liệu Báo chí với vấn đề xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý ở cơ sở (Trang 49)

XÂY DỰNG ĐNCB LĐ-QL Ở CƠ SỞ.

2.2.2.3. Tuyên truyền về thực trạng ĐNCB LĐ-QL ở cơ sở.

Với mong muốn chỉ ra mặt mạnh, mặt còn yếu của ĐNCB LĐ-QL ở cơ sở để các cấp, các ngành có giải pháp tích cực, hiệu quả trong xây dựng ĐNCB vững

mạnh, từ năm 1997 đến 2007, ba tạp chí có nhiều bài viết về vấn đề này: “Đội ngũ

cán bộ chủ chốt cấp cơ sở ở tỉnh Lâm Đồng: thực trạng và kiến nghị’ (CS, số

12/1997), “Đội ngũ cán bộ cơ sở ở Đắc Lắc- Thực trạng và giải pháp” (XDĐ, số

10/1999), “Cơ hội mới, thách thức mới đối với cán bộ cấp xã” (TCNN, số

5/2004)... Các bài viết đã khẳng định, ĐNCB LĐ-QL ở cơ sở ngày càng năng động, sáng tạo, thích ứng với yêu cầu mới. Nhiều đồng chí có phong cách, phương pháp làm việc tốt, chất lượng LĐ-QL nâng lên. Tuy nhiên, các bài viết chỉ rõ điểm yếu của ĐNCB LĐ-QL như vừa thiếu, vừa yếu, tuổi đời cao, tỷ lệ cán bộ nữ, người dân

tộc thiểu số thấp, phần lớn chưa qua đào tạo. Trong bài “Xây dựng đội ngũ cán bộ

chuyên trách cấp xã nhằm đổi mới và nâng cao hiệu lực của chính quyền cơ sở”

(TCNN, số 10/2007), tác giả chứng minh: “Ở cơ sở hiện nay còn nhiều mặt yếu kém, bất cập trong công tác LĐ-QL. Tình trạng tham nhũng, quan liêu, mất đoàn kết nội bội, vừa vi phạm quyền làm chủ của dân, vừa không giữ đúng kỷ cương phép nước xảy ra ở nhiều nơi, có những nơi nghiêm trọng. Đội ngũ cán bộ cơ sở ít được đào tạo, bồi dưỡng, chính sách đối với cán bộ cơ sở còn chắp vá”. Trong bài

“Đội ngũ cán bộ ở Tây Nguyên” (CS, số 14/1998) đã viết: Cán bộ chủ chốt ở cơ sở là người dân tộc thiểu số và nữ chiếm tỷ lệ thấp. Tỉnh Đắc Lắc có 165 xã chỉ có 5 bí thư là nữ, 44 xã bí thư là người dân tộc thiểu số, còn lại là dân tộc Kinh. Các

chức danh chủ tịch HĐND, chủ tịch UBND tỷ lệ này còn thấp hơn..

Tuyên truyền về thực trạng ĐNCB LĐ-QL ở cơ sở, các bài báo có thể chia làm các dạng: Nêu hạn chế, khó khăn của cán bộ LĐ- QL ở cơ sở nói chung, đưa ra giải pháp, kiến nghị để nâng cao chất lượng; viết về kết quả, kinh nghiệm đạt được ở một tỉnh, một xã... Các bài viết vừa mang tính phản ánh, vừa mang tính tổng hợp.

Các tác giả đã đầu tư thời gian, công sức để khảo sát, thu thập thông tin từ nhiều cơ sở trên toàn quốc. Đồng thời các tác giả, các tòa soạn đã thể hiện rõ ràng quan điểm của mình: Cần nâng cao chất lượng ĐNCB LĐ- QL ở cơ sở để đáp ứng yêu cầu công việc, xây dựng đất nước vững mạnh.

Một phần của tài liệu Báo chí với vấn đề xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý ở cơ sở (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)