Vai trò của báo chí trong tuyên truyền về vấn đề xây dựng ĐNCB LĐ-QL ở cơ sở.

Một phần của tài liệu Báo chí với vấn đề xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý ở cơ sở (Trang 25)

vững mạnh, đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ được giao.

1.2. VAI TRÒ CỦA BÁO CHÍ TRONG TUYÊN TRUYỀN VỀ VẤN ĐỀ XÂY DỰNG ĐNCB LĐ-QL Ở CƠ SỞ. XÂY DỰNG ĐNCB LĐ-QL Ở CƠ SỞ.

1.2.1. Vai trò của báo chí trong tuyên truyền về vấn đề xây dựng ĐNCB LĐ-QL ở cơ sở. LĐ-QL ở cơ sở.

Trong lịch sử, các nhà kinh điển Mác - Lênin đã sớm nhận ra ý nghĩa quan trọng của việc thông tin về mọi hoạt động của mỗi tổ chức, cá nhân trong phong trào công nhân trên báo chí và sử dụng báo chí như là một công cụ đắc lực để giúp nắm thông tin về hoạt động của từng nhóm người, tập hợp người cộng sản trong xã hội. Năm 1904, trong “Thư gửi các đồng chí” về việc xuất bản tờ báo của phái đa số trong đảng, Lênin viết: Hãy viết cho chúng tôi biết về tình hình toạ đàm của các nhóm công nhân, về tính chất của các buổi toạ đàm ấy, về đề mục các buổi học, về nhu cầu của công nhân, về việc sắp xếp công tác tuyên truyền cổ động, về quan hệ trong xã hội… về những sự hiểu lầm, về nhu cầu, những kháng nghị của họ… Lần khác, Lênin lại nhấn mạnh: Vai trò của tờ báo không chỉ đóng khung ở chỗ phổ biến tư tưởng, giáo dục chính trị tư tưởng và thu hút bạn đồng minh chính trị, tờ báo không chỉ là người tuyên truyền tập thể và cổ động tập thể mà còn là người tổ chức tập thể, nhờ có tờ báo và gắn liền với tờ báo sẽ hình thành, nó không những chỉ làm công tác địa phương mà còn làm những nhân viên của nó quen việc theo dõi chăm chú những biến cố chính trị, đánh giá ý nghĩa của những biến cố ấy và ảnh hưởng của những biến cố ấy đến các tầng lớp khác nhau trong nhân dân, vạch cho Đảng cách mạng những phương pháp hợp lý để tác động đến những biến cố ấy. Rõ ràng,

theo Lênin, báo chí thực hiện cả hai chiều nhiệm vụ: Một là, chiều thuận, là công cụ để những người lãnh đạo Đảng tuyên truyền, cổ động, thuyết phục, tập hợp quần chúng nhân dân, những người công nhân lao động theo Đảng. Hai là, chiều ngược lại, là phương tiện để Đảng kịp thời nắm bắt tình của những người công nhân đó.

Kế thừa nhận thức về vai trò của báo chí trong việc phán ảnh đầy đủ, mọi mặt hoạt động của đời sống nhân dân, của mỗi đảng viên từ cơ sở, Chủ tịch Hồ Chí

Minh nêu rõ: Để làm tròn nhiệm vụ tuyên truyền, tổ chức, hướng dẫn thì các báo

chí ta cần phải gần gũi quần chúng hơn nữa, đi sâu vào công việc thực tế hơn nữa… Trong thực tế, qua phân tích chất lượng ĐNCB LĐ-QL ở cơ sở sau 10 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 3 (khoá VIII) về chiến lược cán bộ thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước; Nghị quyết Trung ương 5 (khoá IX), Trung ương 6 (khoá X) về nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng và chất lượng ĐNCB, đảng viên và các báo cáo tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 3 (khóa VIII) của các tỉnh, thành ủy, Luận văn đưa ra kết quả đánh giá về số lượng, chất lượng ĐNCB LĐ-QL ở cơ sở:

Về mặt mạnh:

Đội ngũ cán bộ LĐ-QL trong bộ máy cơ quan đảng, chính quyền, mặt trận và các đoàn thể ở cơ sở được hình thành từ nhiều nguồn, được rèn luyện trưởng thành từ thực tiễn công tác, đảm nhiệm được nhiều chức vụ chủ chốt trong bộ máy tổ chức của hệ thống chính trị cơ sở. Đội ngũ cán bộ LĐ-QL ở cơ sở nhìn chung có phẩm chất đạo đức tốt, có bản lĩnh chính trị vững vàng, thống nhất cao trong công tác lãnh đạo và xây dựng hệ thống chính trị ở cơ sở, sẵn sàng chống mọi biểu hiện tiêu cực trong xã hội và âm mưu chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân của các thế lực thù địch. Có năng lực cụ thể hoá đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước trong hoạt động thực tiễn ở cơ sở.

Đa số ĐNCB LĐ-QL ở cơ sở có lối sống giản dị, lành mạnh, không tham ô lãng phí, có mối quan hệ tốt với nhân dân, gương mẫu trong thực hiện các chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, tạo được niềm tin và uy tín trong nhân dân. Số cán bộ lớn tuổi trưởng thành từ thực tiễn công tác có kinh nghiệm, gương mẫu, số trẻ tuổi được đào tạo, bồi dưỡng có kiến thức chuyên môn,

tiếp cận nhanh với khoa học và công nghệ, sáng tạo trong tổ chức thực hiện đạt hiệu quả.

Nhìn chung, ĐNCB LĐ-QL ở cơ quan đảng, chính quyền, mặt trận đoàn thể các xã, phường, thị trấn bước đầu có sự trưởng thành, bố trí đủ số lượng, đa số được đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, lý luận chính trị, trưởng các ngành, đoàn thể là đảng viên, chất lượng hoạt động ngày càng được nâng lên thể hiện ở sự am hiểu tình hình, nhiệm vụ, tận tụy với công việc, thích ứng với yêu cầu mới, thực hiện tốt chức năng lãnh đạo, quản lý tổ chức thực hiện nhiệm vụ chính trị ở địa phương. Đội ngũ cán bộ LĐ-QL ở cơ sở đã phát huy được bản chất và truyền thống cách mạng quý báu của Đảng, và của dân tộc, tỏ rõ bản lĩnh chính trị vững vàng, kiện định mục tiêu, lý tưởng CNXH, nêu cao tinh thần tự chủ, sáng tạo, quyết tâm thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, đưa sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta vượt qua muôn vàn khó khăn, thử thách, vừng vàng đi lên.

Việc xây dựng ĐNCB LĐ-QL ở xã, phường, thị trấn gắn liền với xây dựng hệ thống chính trị ở cơ sở bước đầu tạo được một số chuyển biến tích cực, xuất hiện một số mô hình tốt và kinh nghiệm mới. Nhiều xã, phường, thị trấn đã khẳng định ĐNCB LĐ-QL có năng lực, trình độ đã tăng cường lãnh đạo đổi mới cơ cấu kinh tế, xây dựng cơ sở hạ tầng, xoá đói, giảm nghèo, chăm lo đời sống nhân dân, thực hiện tố nhiệm vụ an ninh quốc phòng, chính sách xã hội…

Về mặt còn hạn chế:

Nhìn chung, năng lực, trình độ kiến thức của ĐNCB LĐ-QL ở cơ sở so với yêu cầu nhiệm vụ nhất là trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế còn nhiều mặt hạn chế.

Đội ngũ cán bộ tuy đông nhưng chưa mạnh, chưa đồng bộ về cơ cấu, độ tuổi, chưa đảm bảo tính kế thừa, chuyển tiếp, còn tình trạng hẫng hụt, vừa thừa vừa thiếu. Một số cấp uỷ cơ sở chưa quan tâm đúng mức đến giáo dục, bồi dưỡng, tạo nguồn để xây dựng ĐNCB LĐ-QL cơ sở kế cận, đặc biệt là cán bộ người dân tộc thiểu số. Tỷ lệ cán bộ LĐ-QL là nữ, người dân tộc thiểu số thấp, mức độ hoàn thành nhiệm vụ chưa cao. Một số cán bộ, công chức chất lượng tham mưu, phục vụ thấp, chưa chủ động trong công tác, chưa có ý chí tự lực vươn lên.

Phẩm chất chính trị và đạo đức lối sống của một bộ phận cán bộ ở các cấp suy thoái về tư tưởng và chính trị, hoài nghi, thiếu tin tưởng vào mục tiêu xây dựng chủ nghĩa xã hội, nói nhiều, làm ít, thiếu gương mẫu trong công tác và sinh hoạt. Tình trạng tham nhũng, lãng phí vẫn còn xảy ra ở nhiều xã, phường, thị trấn

Một số cán bộ LĐ-QL thực hiện chưa nghiêm nguyên tắc tập trung dân chủ, phê và tự phê bình không thường xuyên. Trong bố trí cán bộ có nơi còn cục bộ nên một số cán bộ tuổi cao, năng lực yếu, uy tín thấp vẫn còn giữ những chức vụ công tác trong bộ máy của địa phương. Việc sắp xếp, bố trí ĐNCB còn nặng về cơ cấu, chắp vá nhất là số cán bộ lớn tuổi chưa được đào tạo cơ bản.

Từ xác định ĐNCB LĐ-QL trong hệ thống chính trị ở cơ sở quyết định sự tồn tại, phát triển và vững mạnh của toàn Đảng, của chế ở nước ta, và thực tiễn tình hình như đã nêu trên, Đảng ta khẳng định việc chăm lo xây dựng ĐNCB LĐ-QL ở cơ sở là vấn đề then chốt, có ý nghĩa hết sức quan trọng, là trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân…

Báo chí nước ta, với tính chất được xác định bởi cương lĩnh của Đảng, “vừa

là tiếng nói của Đảng, của Nhà nước, của các đoàn thể, vừa là diễn đàn của nhân dân”, cũng sẽ là một lực lượng quan trọng cùng với toàn Đảng, toàn dân tham gia đắc lực vào công tác xây dựng Đảng nói chung, công tác cán bộ, xây dựng ĐNCB LĐ-QL ở cơ sở có trình độ, năng lực đáp ứng yêu cầu công việc trong thời kỳ mới nói riêng. Nói cách khác, báo chí là cầu nối giữa Đảng, cán bộ với nhân dân, là kênh liên hệ giữa dân với Đảng. Thông qua kênh tuyên truyền báo chí, các cấp ủy, cấp chính quyền, đoàn thể nắm được chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước nhanh nhất, kịp thời nhất về công tác cán bộ. Đồng thời học tập được những kinh nghiệm về xây dựng ĐNCB LĐ-QL, nhất là ở các xã, phường, thị trấn trên toàn quốc. Báo chí là phương tiện để tập hợp được trí tuệ, tâm huyết của lực lượng cán bộ lãnh đạo, quản lý ở cơ sở trong tiến hành tuyên truyền, vận động, tổ chức nhân dân thực hiện chủ trương, chính sách, tham gia quản lý xã hội.

Thực tế cho thấy, việc thông tin tuyên truyền về xây dựng ĐNCB LĐ-QL ở cơ sở trên báo chí có ý nghĩa quan trọng. Ngay từ khi mới thành lập Đảng, hơn 80 năm phát triển và trưởng thành của nền báo chí cách mạng Việt Nam, báo chí luôn

là diễn đàn phản ánh trung thực nhất quá trình xây dựng, bảo vệ và phát triển của đất nước. Trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội báo chí là kênh tuyên truyển hữu hiệu, có đóng góp to lớn vào sự phát triển của đất nước. Trên lĩnh vực xây dựng Đảng, tuyên truyền chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước về công tác cán bộ, xây dựng ĐNCB LĐ-QL ở cơ sở báo chí đã tích cực, dành dung lượng nhất định để phản ánh những mặt làm tốt, chưa tốt về công tác này. Qua báo chí nhiều thông tin hữu ích về vấn đề xây dựng ĐNCB LĐ-QL ở cơ sở trên toàn quốc đã đến với bạn đọc, góp phần xây dựng, nâng cao chất lượng ĐBCB LĐ-QL ở cơ sở , đáp ứng yêu cầu công việc của đất nước trong giai đoạn mới.

Một phần của tài liệu Báo chí với vấn đề xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý ở cơ sở (Trang 25)