Thể loại tác phẩm.

Một phần của tài liệu Báo chí với vấn đề xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý ở cơ sở (Trang 62)

XÂY DỰNG ĐNCB LĐ-QL Ở CƠ SỞ.

2.2.3.2.Thể loại tác phẩm.

Theo Từ điển Bách khoa toàn thư Liên Xô (năm 1985) cho rằng: “Thể loại là khái quát hoá những đặc tính của một nhóm lớn các tác phẩm có cùng thuộc tính về nội dung, hình thức, cách thể hiện tác phẩm của một thời đại, một giai đoạn, một dân tộc hay một nền nghệ thuật thế giới”. Theo PGS.TS Tạ Ngọc Tấn, thể loại “là sự thống nhất mang tính quy luật, lặp đi lặp lại của các yếu tố trong một loạt tác

phẩm báo chí” [36, tr.167]. Theo PGS.TS Dương Xuân Sơn "Thể loại báo chí là

hình thức biểu hiện cơ bản thống nhất và ổn định của các bài báo, là cách lựa chọn công cụ, phương tiện phương pháp và hình thức trình bày tác phẩm báo chí để phù hợp với nội dụng, thích ứng với từng tình huống, sự kiện và có thể chứa đựng được nội dung hình thức bài báo cần trình bày" [35, tr.9]. Theo PGS.TS Đinh Văn Hường “Thể loại báo chí là xã luận, bình luận, phỏng vấn, ghi nhanh, tường thuật, tin, phóng sự, điều tra…được sử dụng phổ biến, rộng rãi trên các loại hình báo chí hiện nay” [20, tr.11].

Ngoài những định nghĩa, sự phân chia thể loại cũng có nhiều ý kiến khác nhau, nhưng nhìn chung được phân chia theo 3 nhóm cơ bản:

Nhóm thứ nhất: Các thể loại báo chí thông tấn (thông tin) bao gồm các thể

loại: tin, tường thuật, phỏng vấn, bài phản ánh (bài thông tấn)… Đặc điểm cơ bản

của các thể loại này là thông tin sự kiện, vấn đề thời sự; ngôn ngữ thông báo, bút pháp tả thuật, bình, phân tích.

Nhóm thứ hai: Các thể loại báo chí chính luận: bình luận, xã luận, chuyên

luận, luận văn tuyên truyền, bài phê bình... Đặc điểm cơ bản của các thể loại này là

"thông qua các luận điểm, luận cứ, luận chứng để bàn và luận.

Nhóm thứ ba: Các thể loại báo chí thông tấn - nghệ thuật (có ý kiến gọi là nhóm các thể loại chính luận-nghệ thuật) gồm: phóng sự, ghi nhanh, ký chân dung,

ký chính luận, nhật ký phóng viên, tiểu phẩm,... Nét nổi bật là tính khái quát hóa

thông qua các sự kiện, tình hình, đồng thời cung cấp thông tin sự kiện, thông tin thẩm mỹ.

Đối với những người làm báo việc nắm chắc lý luận thể loại báo là rất quan trọng. Bởi vì lý luận thể loại sẽ là công cụ giúp cho họ biết sử dụng những tư liệu cần thiết, vừa và đủ để xây dựng một tác phẩm báo chí. Mặt khác, khi một tác phẩm được thực hiện đúng theo những yêu cầu của nội dung và hình thức thể loại sẽ nâng cao chất lượng, tính hấp dẫn đối với bạn đọc.

Kết quả khảo sát các bài viết về xây dựng ĐNCB LĐ-QL ở cơ sở trên 3 tạp chí, cho thấy 3 tạp chí đã sử dụng thường xuyên một số thể loại như tin, bài phản ánh, bình luận, chuyên luận, ký chính luận, ký chân dung… Nhìn chung các thể loại được sử dụng trên 3 tạp chí đã được chọn lựa để phù hợp với nội dung cần tuyên truyền, góc nhìn của phóng viên, biên tập viên khi khai thác chuyên sâu từng đề tài của công tác xây dựng ĐNCB LĐ-QL ở cơ sở… Do vậy, cũng đã phát huy được tính đặc thù, thế mạnh của tạp chí.

Thể loại Tin:

Nói đến báo chí là nói đến tin (hay tin tức). Đây là “nội dung quyết định, giữ vai trò chính yếu trong báo chí” [37, tr. 49]. Khi nói đến tin (hay tin tức) báo chí có thể hiểu theo hai nghĩa: Nghĩa thứ nhất là những thông điệp về các sự kiện, hiện tượng trong đời sống xã hội được phản ánh trong tác phẩm báo chí. Nghĩa thứ hai là chỉ một thể loại báo chí độc lập. Khái niệm “tin” ở đây, chúng tôi nghiên cứu theo nghĩa là một thể loại báo chí, “phản ánh nhanh những sự kiện có ý nghĩa trong đời

sống xã hội với ngôn ngữ cô đọng, gắn gọn, trực tiếp và dễ hiểu”[37, tr.50].

Tin là thể loại ra đời sớm, giữ vai trò xung kích, mũi nhọn trên các phương tiện thông tin đại chúng và là một thể loại thông dụng nhất trong báo chí. Mặc dù,

thông tin trên các tạp chí khai thác theo chiều sâu nhận thức về các vấn đề, sự kiện, biến cố trong đời sống xã hội, nhưng các tạp chí cũng sử dụng thể loại tin như hình thức chuyển tải thông tin tương đối phổ biến. Khảo sát 3 tạp chí đều có chuyên mục tin tức riêng. Tạp chí Xây dựng Đảng với chuyên mục “Thông tin công tác tổ chức

xây dựng Đảng”, tạp chí Tổ chức Nhà nước với chuyên mục “Thông tin tổ chức, nhân sự”, tạp chí Cộng sản với chuyên mục “Thông tin hoạt động lý luận, chính trị”. Tuy nhiên tạp chí Cộng sản chuyên mục này không ổn định.

Khảo sát thực tế sử dụng thể loại tin khi tuyên truyền về nội dung xây dựng ĐNCB LĐ-QL ở cơ sở, chúng tôi thấy:

Một là, từ năm 1997 đến 2007, số lượng tác phẩm báo chí viết theo thể loại

tin trên ba tạp chí chưa thực sự nhiều; tin về công tác xây dựng ĐNCB LĐ-QL ở cơ sở thì rất thấp, có thể là vô cùng hiếm. Cụ thể:

Tạp chí Tổng số TPBC viết

theo thể loại tin

Tin về CB LĐ-QL ở cơ sở Tỷ lệ % Cộng sản 225 3 1,3% Tổ chức Nhà nước 567 13 2,3% Xây dựng Đảng 315 15 4,8%

Có thể thấy, tạp chí Xây dựng Đảng dành nhiều thông tin về vấn đề xây dựng ĐNCB LĐ-QL ở cơ sở nhất (4,8%); tạp chí Tổ chức Nhà nước đứng thứ hai (3, 82%) và thấp nhất là Tạp chí Cộng sản (1,35%).

Hai là, tin về vấn đề xây dựng ĐNCB LĐ-QL ở cơ sở thường là tin ngắn,

dung lượng vài trăm chữ, nhiều khi chỉ dừng lại ở dạng điểm tin hoạt động về công tác lý luận, chính trị, tổ chức cán bộ của Đảng, các địa phương.

Ba là, tin trên ba tạp chí rất ít tin sâu hoặc tin tổng hợp, chủ yếu là tin thông

tấn nên chưa phát huy được đặc thù (điểm mạnh) của tạp chí là thông tin được phân tích sâu, tổng hợp và bộc lộ chính kiến của tác giả (bình).

Nhìn chung, thể loại tin trên ba tạp chí còn rất ít. Song các tác phẩm báo chí viết dưới dạng tin giúp bạn đọc hiểu về hoạt động cơ bản về công tác lý luận, chính trị, xây dựng đảng, tổ chức, cán bộ. Tuy nhiên, thể loại tin của ba tạp chí thiên về

tin thông tấn (phù hợp với báo tuần và nhật báo hơn), chưa có nhiều tin mang tính đặc thù của tạp chí chuyên ngành: thông tin theo chiều sâu, tin tổng hợp, có tính bình giá gắn chặt với công tác lý luận, chính trị và hướng dẫn nghiệp vụ công tác tổ chức cán bộ của Đảng, Nhà nước..

Thể loại Bài Phản ánh:

Theo tác giả Trần Quang, thể loại Bài Phản ánh được sử dựng khá phổ biến và chiếm diện tích tương đối lớn trên báo chí Việt Nam hiện nay. Có thể nói rằng không một tờ báo nào thiếu vắng loại bài này và loại bài này xuất hiện trên báo chí rất sớm, chỉ sau tin. Cũng theo tác giả Trần Quang, thể loại Bài Phản ánh “trong một số trường hợp, xét về hình thức bài phản ánh có những nét giống với thể loại tường thuật, trong trường hợp khác lại có những yếu tố của ký sự, tiểu luận, tiểu phẩm” [32, tr.42]. Còn tác giả Đức Dũng cho rằng “các hình thức thông tin không thể hiện rõ đặc trưng của thể loại báo chí nào và những dạng bài được gọi chung là bài phản ánh” [8, tr.64]. Cũng theo tác giả Đức Dũng, tuy bài phản ánh chưa đạt tiêu chí của thể loại tác phẩm báo chí, chưa thực sự thể hiện là một chỉnh thể với một hình thức ổn định, tương ứng với một nội dung tương đối ổn định nào đó. Nhưng, dạng bài phản ánh “vẫn đáp ứng những tiêu chí của một tác phẩm báo chí (như tính xác thực, tính thời sự…)” [8, tr. 73]… Từ cơ sở lý luận, đặc thù riêng của một số tác phẩm báo chí viết theo dạng phản ánh, học giả Trần Quang khẳng định “bài phản ánh là thể loại trong đó chủ đề thời sự được nghiên cứu, phân tích trên những tư liệu cụ thể lấy trong phạm vi trương đối hẹp. Về khối lượng, bài phản ánh có thể từ năm trăm đến vài ngàn từ, cũng có thể lớn hơn, điều này tuỳ thuộc vào số tư liệu cần sử dụng” [32, tr.43].

Nhất trí với quan niệm của tác giả Trần Quang, khảo sát 3 tạp chí, chúng tôi thấy bài phản ánh xuất hiện tương đối nhiều (Tạp chí Xây dựng Đảng: 68/120; Cộng sản: 8/29 và Tổ chức nhà nước: 27/52).

Bài phản ánh được chia thành ba nhóm: Bài Phản ánh thông tin; Bài phản

ánh phân tích; Bài phản ánh nêu vấn đề. Bài phản ánh thông tin là thông báo các sự kiện, kết quả được sắp xếp theo đề tài, chủ đề đã chọn. Với yêu cầu như trên, bài

khăn ” (XDĐ, số 8/1998), “Mô hình bí thư kiêm chủ tịch phường ở TP.Hồ Chí Minh” (XDĐ, số 12/2002), “Công tác cán bộ cơ sở ở Tây Nguyên” (CS, số

4/2004), “Nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã ở Thừa

Thiên - Huế” (TCNN, số 6/2006),…

Bài phản ánh phân tích đòi hỏi phải phân tích, đánh giá nguyên nhân của sự kiện, hiện tượng. Việc phân tích các mối quan hệ nhân quả giữa các sự kiện sẽ đưa người đọc đến những kết luận. Từ đó, bài báo chỉ ra bản chất, ý nghĩa của những sự

kiện, hiện tượng được đề cập. Dạng bài này, có bài tiêu biểu như “Đội ngũ cán bộ

chủ chốt cấp cơ sở ở tỉnh Lâm Đồng: thực trạng và kiến nghị” (CS, số 12/1997),

“Bốn giải pháp nâng cao chất lượng cán bộ chủ chốt ở Kon Tum” (XDĐ, số

9/2007), “Đội ngũ cán bộ cơ sở, thực trạng và giải phpá” (XDĐ, số 10/99),…Các

tác giả đã phân tích nguyên nhân mạnh, yếu của cán bộ LĐ-QL ở cơ sở, chỉ ra mối quan hệ giữa các nguyên nhân, đưa ra giải pháp, bài học kinh nghiệm nâng cao chất lượng ĐNCB.

Bài phản ánh nêu vấn đề yêu cầu người viết phải phân tích tình hình hiện tại, những mâu thuẫn đang làm chậm sự phát triển, từ đó có thể dự báo những gì có thể xảy ra trong tương lai. Loại bài này đòi hỏi tác giả phải nghiên cứu hiện thực khách quan một cách sâu sắc, tỉ mỉ. Thông qua những tư liệu thu lượm được, tác giả đưa ra

kiến nghị, cách giải quyết thiết thực. Tiêu biểu cho loại bài này là “Kiến nghị về

cán bộ cơ sở xã từ Đắc Lắc” (XDĐ, số 3/2006), “Áp dụng văn bản khen thưởng, kỷ luật nào cho cán bộ, công chức cấp xã” (CS, số 8/2006),… Đa số các bài viết thể hiện tác giả có kiến thức, hiểu biết sâu về lĩnh vực đang viết. Qua phân tích những bất cập, tác giả có kiến nghị về đào tạo, quy hoạch, luân chuyển, khen thưởng, kỷ luật với cán bộ phù hợp với hiện tại.

Các bài viết thuộc thể loại bài phản ánh trên ba tạp chí có dung lượng tương đối ngắn gọn (1.000 đến 1.500 chữ). Kết cấu bài viết gắn liền với sự kiện, các chi tiết, dữ kiện được trình bày theo trục thời gian, từ quá khứ đến hiện tại. Do vậy, các bài viết chỉ rõ nguyên nhân, người đọc hiểu sâu bản chất của vấn đề. Đây là kết cấu

theo thời gian. Cách thứ hai theo kết cấu theo lôgíc hình thức nêu lên những sự

trong nội dung tác phẩm. Từ mổ sẻ các sự kiện, người đọc được tìm hiểu nguyên nhân, được đưa ra những đánh giá, kết luận khái quát. Cũng có khi, các bài viết được trình bày theo cách thứ ba, kết cấu dựa trên nhân - quả của các sự kiện, hiện

tượng hay vấn đề. Theo cách này, ta có thể gặp các bài viết mang tính chất phê phán

cách làm kém hiệu quả, cán bộ LĐ-QL thoái hoá, biến chất, có việc làm sai phạm. Qua khảo sát, ba tạp chí thường sử dụng các kiểu kết cấu trên. Tuy nhiên, kiểu kết cấu theo thời gian được sử dụng nhiều hơn cả vì có nhiều bài viết nêu thành tích các cơ sở đã đạt được được trong xây dựng ĐNCB LĐ-QL ở cơ sở.

Về ngôn ngữ bài phản ánh gần gũi với đời sống. Điều này giúp nội dung được truyền đạt chất lượng, bạn đọc dễ tiếp nhận thông tin.

Với thể loại bài phản ánh, những đặc điểm riêng, đặc thù của ĐNCB LĐ-QL ở từng địa phương, cơ sở được nêu, phân tích kỹ, bài viết thêm sinh động, người đọc thu được nhiều thông tin. Kết cấu theo thời gian được sử dụng nhiều giúp bạn đọc dẽ theo dõi, rút ra kinh nghiệm cho bản thân. Ngôn ngữ gần với cuộc sống nên bài viết "bớt" nặng nề, bạn đọc dễ tiếp nhận thông tin. Tuy nhiên với thể loại bài phản ánh, nhiều bài có cách viết giống nhau, tạo sự nhàm chán cho độc giả. Do vậy, có tác giả chỉ đọc lướt qua, không suy ngẫm kỹ, tác dụng của bài báo giảm.

Thể loại Chuyên luận:

Chuyên luận nằm trong nhóm các thể loại báo chí chính luận (xã luận, bình luận, chuyên luận, bài phê bình…). Theo tác giả Trần Quang “Chuyên luận là bài nghiên cứu làm sáng tỏ một vấn đề cần được giải quyết trên thực tế… Loại bài này được sử dụng để trình bày vấn đề dựa trên những cơ sở khoa học có tính lý luận cao hơn, sâu sắc hơn, phạm vi xử lý đề tài rộng hơn và dung lượng cũng dài hơn các thể loại báo chí khác…” [32, tr.221]. Thể loại này đòi hỏi người viết “phải nắm chắc đề tài, có nhiều tư liệu, khả năng tư duy sâu sắc, sáng tạo, lý giải vấn đề khoa học để có thể đưa ra những tổng kết và kết luận xác đáng… tác giả trong chuyên luận luôn luôn tìm kiếm và phát hiện cái mới…”[32, tr.222-223].

Từ đặc điểm trên, chúng tôi thấy đây là thể loại có thể phát huy ưu thế, đặc thù của các tạp chí khoa học, trong đó có các tạp chí khoa học về lý luận và chính trị; tổ chức xây dựng đảng và tổ chức nhân sự. Tuy nhiên có nhiều tác giả sử dụng

thuật ngữ “bài báo khoa học” để gọi các tác phẩm báo chí được thể hiện dưới dạng thể loại chuyên luận. Hay còn có cách gọi khác là dạng bài nghiên cứu theo theo chuyên đề (bài chuyên đề).

Qua khảo sát về vấn đề xây dựng ĐNCB LĐ-QL ở cơ sở trên ba tạp chí của Trung ương; trên cơ sở tìm hiểu về đề tài được khai thác, nội dung được trình bày, cách thức bố trí, sắp xếp các thông tin, số liệu và sự phân tích, đánh giá sắc sảo để đưa ra những nhận xét, kết luận chính xác, toàn diện, thu hút được sự chú ý của đông đảo bạn đọc… theo chúng tôi nên gọi những tác phẩm báo chí trên được thể hiện theo thể loại chuyên luận là chính xác nhất.

Tác phẩm báo chí theo thể loại chuyên luận xuất hiện hầu hết ở các nội dung tuyên truyền về xây dựng như đã thống kê trong mục 2.2.2 . Con số cụ thể: Tạp chí Xây dựng Đảng là 14/120; Cộng sản là 5/29; Tổ chức Nhà nước là 9/52.

Trong nội dung tuyên truyền về “xây dựng ĐNCB LĐ-QL ở cơ sở qua học tập Tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác cán bộ và làm theo tấm gương đạo đức của

Người” có bài “Lấy đức làm “gốc” trong rèn luyện cán bộ, đảng viên theo tư

tưởng Hồ Chí Minh” (CS, số 14/2005), “Tiêu chí “thành người” và “người cán bộ” theo tư tưởng Hồ Chí Minh” (TCNN, số 5/2001), “Tiếp thụ tư tưởng Hồ Chí Minh về đánh giá, bố trí và sử dụng” (XDĐ, số 10/2000),… Nội dung “xây dựng ĐNCB LĐ-QL ở cơ sở qua tuyên truyền về chủ trương, chính sách, chỉ thị, nghị

quyết của Đảng, Nhà nước” có bài “Cơ sở lý luận của việc thực hiện dân chủ

trong công tác cán bộ” (TCNN, số 4/2001), “Một số suy nghĩ về chiến lược cán bộ trong thời kỳ CNH, HĐH” (XĐD, số 9/1998),… Nội dung “tuyên truyền về

thực trạng ĐNCB LĐ-QL ở cơ sở” có bài “Cơ hội mới, thách thức mới đối với cán

bộ cấp xã” (TCNN, số 5/2004), “Xây dựng đội ngũ cán bộ chuyên trách cấp xã

Một phần của tài liệu Báo chí với vấn đề xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý ở cơ sở (Trang 62)