Có kế hoạch và phương pháp thực hiện khoa học Trên cơ sở kế hoạch

Một phần của tài liệu Báo chí với vấn đề xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý ở cơ sở (Trang 105)

chung của cả toà soạn, mỗi phóng viên, biên tập viên cần chủ động xây dựng kế hoạch cho riêng mình. Trong đó, nội dung tuyên truyền về xây dựng ĐNCB LĐ-QL ở cơ sở cần được đặt vị trí tương thích. Trong kế hoạch đó, các phóng viên, biên tập viên lên kế hoạch đặt bài, viết bài vừa phù hợp kế hoạch tuyên truyền chung của tòa soạn và kế hoạch tuyên truyền về nội dung xây dựng ĐNCB LĐ-QL ở cơ sở.

Tuy nhiên, kế hoạch sẽ mãi là kế hoạch nếu không có phương pháp tổ chức thực hiện khoa học. Đòi hỏi mỗi phóng viên, biên tập viên phải có biện pháp cụ thể để triển khai kế hoạch tin, bài của mình. Vấn đề xây dựng ĐNCB LĐ-QL ở cơ sở tháng này cần chọn khía cạnh nào để tuyên truyền; đi tìm hiểu thực tế ở địa phương

nào; thời gian bao lâu và cách triển khai bài viết như thế nào... Mỗi phóng viên phải định hình rõ ràng công việc cần làm để kịp tiến độ, tác phẩm báo chí có chất lượng, đáp ứng yêu cầu bạn đọc.

- Sâu sát cơ sở. Một tác phẩm báo chí đạt chất lượng cao, được bạn đọc yêu

thích khi nó đầy ắp hơi thở cuộc sống, khi người viết hiểu thực tiễn, đề xuất những kiến nghị xuất phát từ thực tiễn và phù hợp với thực tiễn. Thực tiễn ở đây chỉ có khi người làm báo luôn bám sát cơ sở, lắng nghe cơ sở.

Trên thực tế không ít cấp uỷ, chính quyền cơ sở có thái độ dè dặt, e ngại khi tiếp xúc với báo chí. Thông thường, tiếp xúc với cơ sở của phóng viên ba tạp chí theo cách: Đề xuất với cấp uỷ cấp trên, qua con đường tổ chức, cấp uỷ cấp trên đặt lịch, trao đổi trước nội dung với cơ sở. Phóng viên trực tiếp liên lạc với cơ sở. Thời gian qua, ba tạp chí chủ yếu liên lạc với cơ sở qua con đường tổ chức. Cách này giúp các nhà báo được chuẩn bị nội dung kỹ, trao đổi thông tin có hệ thống nhưng gây cảm giác cẩn trọng cho cơ sở, ít dám nói thẳng, nói thật, bộc bạch tâm tư.

Do vậy, phóng viên, biên tập viên có thể bám cơ sở bằng cách tự mình đến, tự mình tìm hiểu, tự mình gặp gỡ các đồng chí chủ chốt của cơ sở, gặp gỡ trực tiếp đảng viên và cả những người dân ở địa phương để nghe họ trao đổi, thảo luận, đưa ra những ý kiến, đánh giá nhiều chiều. Từ đó, mình có chính kiến, có cách nhìn nhận vấn đề đúng nhất.

Sâu sát cơ sở giúp khơi gợi sự nhiệt tình trao đổi, bộc lộ suy nghĩ của cán bộ, đảng viên, nhân dân. Tuy nhiên trình độ của ĐNCB LĐ-QL ở cơ sở còn thấp, nhiều cán bộ ở vùng sâu, miền núi mới chỉ biết đọc, biết viết... Để được nghe cán bộ LĐ- QL ở cơ sở nói hết sự thật thì mỗi phóng viên, biên tập viên phải có vốn sống, vốn văn hóa nhất định về vùng miền đó. Đồng thời phải biết cách giao tiếp, gần gũi với cán bộ để họ tin mình. Điều đó chỉ làm được khi người phóng viên dành thời gian gặp gỡ, trò chuyện, lắng nghe, bộc lộ thái độ đồng cảm, chia sẻ những khó khăn, vướng mắc và trân trọng cơ sở...

Sâu sát cơ sở nhưng phóng viên phải biết tận dụng, chịu khó tích lũy mọi

quý giúp phóng viên, biên tập viên tổng hợp, đánh giá phân tích đưa ra những nhận định rất sâu sắc cho bài viết, hoặc bài biên tập đúng đắn

Một phần của tài liệu Báo chí với vấn đề xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý ở cơ sở (Trang 105)