Một vài nhận xét qua tuyên truyền trên báo chí về vấn đề xây dựng ĐNCB LĐ-QL ở cơ sở.

Một phần của tài liệu Báo chí với vấn đề xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý ở cơ sở (Trang 34)

là các bài viết phản ánh về kết quả thực hiện công tác cán bộ chung chung. Số lượng bài viết về một đơn vị riêng lẻ quá nhiều (đặc biệt là lượng bài viết dưới hình thức các điển hình). Chưa thực sự có những bài viết phân tích, mổ xẻ những vấn đề quan trọng của công tác xây dựng ĐNCB LĐ-QL ở cơ sở, chỉ ra những nguyên nhân thành công mà trong đó cán bộ đóng vai trò quyết định hoặc những thất bại mà do chính ĐNCB gây ra và đề ra những giải pháp chiến lược, giải pháp khả thi, sát thực tiễn trong xây dựng ĐNCB LĐ-QL ở cơ sở. Thông tin phân bổ giữa các tỉnh, thành trên toàn quốc chưa phù hợp: Tỷ lệ tin, bài về cán bộ LĐ-QL ở cơ sở trên các báo, tạp chí ở trung ương thiên về miền Bắc, sau đó đến miềnTrung – Tây nguyên, cuối cùng là miền Nam. Nhiều bài viết đi theo lối mòn, cách viết giống nhau, ca ngợi một chiều, ít có bài viết về phê phán hiện tượng xấu, tiêu cực.

Hình thức chưa sinh động, hấp dẫn: Về thể loại báo chí: Đa số các bài viết

về đề tài xây dựng ĐNCB LĐ-QL ở cơ sở là thể loại tin, bài phản ánh và phỏng vấn. Các bài viết thường theo khuôn mẫu, ít thể hiện sự sáng tạo trong cách viết của tác giả. Người đọc có cảm nhận các bài viết giống báo cáo thêm phần mở bài và kết luận hoặc được tổ hợp lại thông tin để dựng thành các bài viết. Do đó, các bài viết thường thiếu hơi thở cuộc sống, khô cứng. Ngôn ngữ các bài viết nghèo nàn, chưa sinh động, có sức nặng trên từng câu từ.

Cách trình bày các tin, bài đơn điệu. Bạn đọc khi đọc tin, bài này chỉ thấy chữ và các con số thống kê. Hình ảnh minh họa gắn với nội dung xây dựng ĐNCB LĐ-QL ở cơ sở rất ít hoặc đơn điệu, chưa đẹp.

1.2.3. Một vài nhận xét qua tuyên truyền trên báo chí về vấn đề xây dựng ĐNCB LĐ-QL ở cơ sở. dựng ĐNCB LĐ-QL ở cơ sở.

Báo chí có vai trò quan trọng trong tuyên truyền về đề tài xây dựng ĐNCB LĐ-QL ở cơ sở: Trong thực tiễn hoạt động của đảng cộng sản, các nhà sáng lập Chủ

nghĩa Mác, Lênin đã khẳng định vai trò to lớn của báo chí trong việc nắm bắt các thông tin từ dân chúng, thợ thuyền. Đến quá trình lãnh đạo của Đảng ta, báo chí lại một lần nữa đóng vai trò là người “thư ký trung thành của thời đại”, luôn bám sát, phản ánh nhiều khía cạnh của cuộc sống. Cùng với quá trình đổi mới của Đảng, của

đất nước, báo chí Việt Nam không ngừng phát huy vai trò tích cực như nhanh nhạy, kịp thời bắt nhịp với những biến đổi không ngừng của đời sống xây dựng đảng ở cơ sở. Tuy nhiên, trên thực tế lượng thông tin về ĐNCB LĐ-QL ở cơ sở chưa thực sự phong phú, chưa tương xứng với tiềm năng và yêu cầu nhiệm vụ của báo chí nước ta trong giai đoạn phát triển hiện nay.

Đề tài về công tác cán bộ, xây dựng ĐNCB LĐ-QL ở cơ sở xuất hiện trên báo, tạp chí nhiều hơn. Nội dung thông tin phong phú, được tiếp cận dưới nhiều góc độ. Báo chí đã tái hiện bức tranh trong thực hiện chiến lược cán bộ theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 3 (khóa VIII). Qua báo chí, những kinh nghiệm từ cơ sở được chia sẻ trên toàn quốc. Báo chí phanh phui cái xấu, cái bất công trong xã hội do chính ĐNCB là nguyên nhân gây ra. Qua đó tạo nên luồng dư luận mạnh mẽ, tác động đến các cấp ủy từ cơ sở đến trung ương; các cấp chính quyền, các ban, ngành đoàn thể liên quan... có chủ trương, biện pháp tích cực, hiệu quả để xây dựng ĐNCB LĐ-QL ở cơ sở vững mạnh.

Viết về vấn đề xây dựng ĐNCB LĐ-QL ở cơ sở không dễ.Trong bài nghiên cứu “Tuyên truyền xây dựng Đảng trên báo chí của chúng ta”, tác giả Đức Lượng đã nêu lên 7 lý do cơ bản dẫn đến “cái khó” của tuyên truyền về công tác xây dựng đảng, trong đó có vấn đề cán bộ của Đảng: Xây dựng đảng không phải là lĩnh vực bình thường, phổ thông, nhiều người biết, kể cả những người có trình độ học vấn cao; đối tượng phản ánh, thông tin về Đảng và xây dựng Đảng là lớp người “đặc biệt”, công tác ở một lĩnh vực quan trọng - xây dựng Đảng, nên vì những nguyên tắc tổ chức của Đảng, không cho phép họ dễ dàng “bày tỏ tấm lòng, chia sẻ công việc” với người khác, nhất là những người chưa phải là đảng viên, không cùng đơn vị như các phóng viên báo chí; trong công tác xây dựng Đảng có những “vùng cấm” cần được giữ bí mật, không nên công bố, bình luận; phải có hiểu biết sâu, chính xác và nắm vững những kiến thức về xây dựng Đảng, kiến thức lịch sử về Đảng, về phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, về một số đảng cầm quyền trên thế giới…; phải có kiến thức sâu, rộng mở mọi lĩnh vực công tác khác của đời sống như chính trị, kinh tế, xã hội…; phải có quan điểm, lập trường chính trị, tư cách sống và

tác phóng nghiêm túc, tỉ mỉ và chín chắn; có tinh thần trách nhiệm cao, nhiệt tình với công tác tuyên truyền về Đảng và công tác cán bộ - công việc gốc của Đảng.

Hầu như các cơ quan báo chí, phóng viên, biên tập viên đều nhận thấy và vướng vào những cái khó như tác giả Đức Lượng đã tổng kết trong tuyên truyền về công tác xây dựng đảng, công tác cán bộ.

Có thể khắc phục được những cái khó khi viết về xây dựng ĐNCB LĐ-QL ở cơ sở. Để làm được điều trên đòi hỏi các cơ quan báo chí, lực lượng phóng viên, biên tập viên phải bám sát cơ sở vì hầu hết những đề tài phong phú, hấp dẫn đều bắt nguồn từ cơ sở. Những đề tài từ cơ sở, gắn với con người cụ thể, gắn với quyền lợi trực tiếp của mỗi cán bộ, đảng viên, nhân dân sẽ thu hút bạn đọc và cả người viết. Nhà báo được viết về những vấn đề liên quan đến cuộc sống của mình, của người thân, được viết về những thông tin mà đông đảo công chúng đón nhận... Do vậy, chất lượng bài viết sẽ được nâng lên và hiệu quả tuyên truyền cũng cao hơn.

Từ những phân tích ở Chương 1, có thể rút ra một số nhận định:

Chủ nghĩa Mác- Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam đều thống nhất ở những quan điểm: Cán bộ nói chung, cán bộ LĐ-QL ở cơ sở có vai trò quan trọng trong toàn bộ sự nghiệp cách mạng của Đảng, sự phát triển của đất nước. Công tác xây dựng ĐNCB LĐ-QL ở cơ sở là công việc cấp thiết, có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển vững mạnh của cơ sở, của đất nước.

Trong suốt 78 năm xây dựng, phát triển và trưởng thành, Đảng ta rất quan tâm đến công tác cán bộ và xây dựng ĐNCB LĐ-QL ở cơ sở. Trong từng giai đoạn lịch sử khác nhau, Đảng, Nhà nước có những chủ trương, chính sách phù hợp nhằm xây dựng ĐNCB nói chung, cán bộ LĐ-QL ở cơ sở nói riêng có năng, phẩm chất tốt. Đặc biệt từ năm 1997 đến nay, Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều nghị quyết, chính sách mang tầm vĩ mô, đến những nghị quyết

chuyên đề cụ thể yêu cầu các cấp ủy, chính quyền và toàn thể nhân dân chung sức, chung lòng xây dựng ĐNCB nói chung, cán bộ LĐ-QL ở cơ sở đáp ứng yêu cầu của đất nước.

Đội ngũ cán bộ LĐ-QL ở cơ sở là những người giữ chức danh chủ chốt của hệ thống đảng, chính quyền, đó là: bí thư, phó bí thư đảng ủy; chủ tịch, phó chủ tịch HĐND; chủ tịch, phó chủ tịch UBND xã, phường, thị trấn.

Công tác xây dựng ĐNCB LĐ-QL ở cơ sở là cả quá trình có liên quan chặt chẽ giữa các khâu đánh giá, tuyển chọn, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, luân chuyển, đề bạt, sử dụng, quản lý, chế độ chính sách đối với cán bộ. Do đó, đòi hỏi các cấp ủy, chính quyền có kế hoạch, quy trình thực hiện khoa học và cùng chung sức, chung lòng mới có thể đáp ứng yêu cầu đề ra.

Thông tin tuyên truyền về xây dựng ĐNCB LĐ-QL ở cơ sở trên báo chí có ý nghĩa quan trọng. Báo chí là diễn đàn phản ánh trung thực nhất quá trình xây dựng ĐNCB LĐ-QL ở cơ sở. Qua báo chí, đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước ta về công tác cán bộ, xây dựng ĐNCB LĐ-QL ở cơ sở được truyền tải kịp thời, nhanh nhất, góp phần đưa nghị quyết của Đảng vào cuộc sống.

Báo chí nêu lên kinh nghiệm, điển hình trong công tác cán bộ. Qua báo chí, bạn đọc khắp các vùng miền của Tổ quốc, nhất là ở, các xã, phường, thị trấn tiếp nhận được nhiều thông tin về vấn đề xây dựng ĐNCB LĐ-QL ở cơ sở trên toàn quốc. Từ đây có thể học tập, rút ra kinh nghiệm hay, bài học quý, những giải pháp khả thi có thể vận dụng sáng tạo vào quá trình xây dựng ĐNCB LĐ-QL ở địa phương mình. Đồng thời báo chí kịp thời biểu dương, khuyến khích những đơn vị, cơ sở, cá nhân có đóng góp tích tích vào công tác xây dựng ĐNCB LĐ-QL ở cơ sở và phê phán những nơi yếu kém... Từ đó góp phần xây dựng, nâng cao chất lượng ĐBCB LĐ-QL ở cơ sở mạnh cả về số lượng và chất lượng, đáp ứng yêu cầu công việc của đất nước trong giai đoạn mới.

Đề tài về xây dựng ĐNCB LĐ-QL ở cơ sở quan trọng trong nội dung tuyên truyền về chiến lược cán bộ của Đảng, đặc biệt từ năm 1997 đến nay. Đó

cũng là một phương thức giúp báo chí thể hiện vai trò “là tiếng nói của Đảng, đồng thời cũng phản ánh tiếng nói của quần chúng”.

Thông tin tuyên truyền về công tác cán bộ nói chung, xây dựng ĐNCB LĐ-QL ở cơ sở nói riêng chưa thực sự tương xứng với yêu cầu, nhiệm vụ của Đảng, Nhà nước cả về số lượng và chất lượng.

Viết về đề tài xây dựng ĐNCB LĐ-QL ở cơ sở có nhiều cái khó. Do vậy, đòi hỏi các cơ quan báo chí, đội ngũ phóng viên, biên tập viên phải có hiểu biết sâu sắc về công tác cán bộ, bám sát cơ sở và mạnh dạn khai thác, tìm hiểu những đề tài khó, những đề tài được đông đảo bạn đọc quan tâm... Sẽ góp phần nâng cao chất lượng tuyên truyền về vấn đề xây dựng ĐNCB LĐ-QL ở cơ sở trên báo chí nói chung và trên ba tạp chí Cộng sản, Xây dựng Đảng, Tổ chức Nhà nước.

CHƯƠNG 2

Một phần của tài liệu Báo chí với vấn đề xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý ở cơ sở (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)