Về ngôn ngữ: Ngôn ngữ là cái kết dính giữa người và người, tác động đến từng người, nhóm người và cộng đồng Phải nói, ngôn ngữ trong viết về xây dựng

Một phần của tài liệu Báo chí với vấn đề xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý ở cơ sở (Trang 113)

từng người, nhóm người và cộng đồng. Phải nói, ngôn ngữ trong viết về xây dựng

ĐNCB LĐ-QL ở cơ sở giữ vị trí vô cùng quan trọng. Bởi nó là lĩnh vực khó, dễ rơi

vào công thức trùng lặp, những cụm từ quen thuộc. Để các tác phẩm báo chí trên ba

tạp chí sử dụng ngôn ngữ một cách hiệu quả nhất, nên:

+ Trong các tác phẩm báo chí phải thể hiện được đặc trưng của ngôn ngữ báo chí, tính chính xác, tính biểu cảm, tính định lượng, tính bình giá…

+ Cách diễn đạt phải trong sáng, dễ hiểu. Đây là ba tạp chí mang tính lý luận, tính nghiệp vụ cao và ngôn ngữ chuyên ngành, khoa học nhiều. Trong khi đó, đối tượng bạn đọc có trình độ chuyên môn, văn hoá không đều. Do vậy, tác giả phải chọn cách diễn đạt sao gần gũi với bạn đọc nhất, những từ chuyên ngành phải được diễn đạt dễ hiểu nhất. Có vậy, cấp uỷ, chính quyền ở cơ sở có thể học tập kinh nghiệm và vận dụng vào thực tiễn địa phương.

+ Thể loại báo chí nào dùng ngôn ngữ đấy. Nghĩa là ứng với mỗi thể loại báo chí, nội dung thông tin cần có ngôn ngữ thể hiện phù hợp. Hiện tại ở ba tạp chí ngôn ngữ giữa thể loại bài phản ánh và chuyên luận vẫn còn lẫn. Ngôn ngữ bài phản ánh thuần về phản ánh thông tin, sự kiện. Còn trong thể loại chuyên luận đòi hỏi tác giả phải suy nghĩ, luận giải vấn đề thông qua chủ quan của mình để đánh giá khái quát. Do vậy người viết, người biên tập cần phân biệt rõ để thể hiện được đặc trưng nhất của ngôn ngữ trong các bài viết.

+ Ngôn ngữ giàu tính biểu cảm hơn. Cách viết trên các tạp chí thường bị phê bình là khô khan, cứng nhắc… Do vậy, thông qua cảm nhận, thông qua cảm xúc, người viết tác động đến trái tim người đọc bằng ngôn ngữ. Như vậy đòi hỏi người viết phải có cảm xúc với đề tài mình triển khai trong bài viết. Vốn từ vựng phải phong phú. Người viết có cái nhìn nhân ái, hòa đồng, cảm thông với sự việc, nhân vật, có cái nhìn căm tức, phê phán, lên án những nơi làm sai trái. Khả năng diễn đạt từ ngữ, nghệ thuật ngôn từ chính xác, đúng hoàn cảnh chứ không phải dùng nhiều

phụ từ, trợ từ như "rất", "cực kỳ", "nhất" mới biểu đạt được tính biểu cảm, có khi lại có tác dụng ngược lại.

+ Ngôn ngữ thể hiện tít bài ngắn gọn, cô đọng, xúc tích hơn. Theo khảo sát, số bài có tít ngắn trên ba tạp chí rất hiếm. Trung bình tít khoảng 20 từ, cá biệt có bài tít đến 30-40 từ. Theo những nhà nghiên cứu về báo chí, tít bài càng ngắn càng hấp dẫn người đọc. Tít bài ngắn mà vẫn gói trọng được hồn của tác phẩm đòi hỏi người rút tít mất rất nhiều công sức. Nhiều khi, rút được tít bài coi như tác giả đã thành công được 1/2 bài viết. Do vậy, để thu hút bạn đọc thì ngôn ngữ tít bài nên ngắn gọn để có sức gợi, thu hút bạn đọc quan tâm tạp chí hơn. Nhất là trong viết về cán bộ LĐ-QL thì càng cần có tít bài đúng, trúng vấn đề nêu ra.

Một phần của tài liệu Báo chí với vấn đề xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý ở cơ sở (Trang 113)