Nhà báo đơn độc trong cuộc chiến chống tham nhũng

Một phần của tài liệu Kỹ năng xử lý đề tài pháp luật trên báo in hiện nay (Trang 126)

7. Kết cấu của luận văn

4.2.1 Nhà báo đơn độc trong cuộc chiến chống tham nhũng

Trong cuộc chiến chống tham nhũng đầy gian nan và nguy hiểm, nhà báo vẫn chƣa đƣợc khuyến khích một cách tích cực, ngƣợc lại họ còn không đƣợc bảo vệ một cách hiệu quả, thậm chí, còn bị trù dập từ bên trong. Đó là nguyên nhân khiến nhà báo, cơ quan báo chí bị áp lực rất lớn về nguy cơ bị kiện và thua kiện.

a.Thiếu cơ chế bảo vệ nhà báo

Liên tiếp trong thời gian gần đây có hàng loạt những vụ hành hung nhà báo:

16 giờ 30 ngày 7.3.2008, 4 kẻ gồm Võ Văn Huy (42 tuổi, trú 78 Tỉnh lộ 1, khối 10, phƣờng Thống Nhất, TP Buôn Ma Thuột), Nguyễn Bửu Điện (46 tuổi, trú khối 5, phƣờng hành, TP Buôn Ma Thuột), Nguyễn Văn Tiến (39 tuổi, trú 226/37 Hoàng Diệu, TP Buôn Ma Thuột) và Văn Viết Tùng (TP

126

Buôn Ma Thuột) đã dùng gạch đá tấn công nhà báo Nguyễn Hoàng Dƣỡng - Trƣởng Đài Truyền thanh huyện Buôn Đôn (Đắk Lắk). Anh Dƣỡng thƣờng xuyên phối hợp, báo tin cho Hạt Kiểm lâm huyện Buôn Đôn bắt giữ gỗ và các phƣơng tiện vận chuyển gỗ lậu, trong đó có 2 chiếc xe chở gỗ lậu của đối tƣợng Võ Văn Huy. Huy nuôi ý định trả thù và đã rủ đồng bọn tấn công anh Dƣỡng khiến anh bị đa chấn thƣơng phần mềm, tổn hại 12% sức khỏe".

Sau đó, hội đồng xét xử chỉ phạt Võ Văn Huy 3 năm tù giam, còn các bị cáo Nguyễn Bửu Điện, Nguyễn Văn Tiến và Văn Viết Tùng mỗi bị cáo 2 năm 6 tháng tù nhƣng cho hƣởng án treo.

Tại Nha Trang, khoảng 7 giờ 30 phút ngày 6.8, khi đang trên xe máy đi làm, vừa đến trƣớc cổng trụ sở toà soạn Báo Khánh Hoà (số 77 đƣờng Yersin, thành phố Nha Trang), anh Nguyễn Xuân Đƣơng, phóng viên của Báo Khánh Hoà, đã bị hai kẻ lạ mặt đi xe máy tấn công từ phía sau.

Các nhân chứng cho biết, hai kẻ lạ mặt đã dùng giấy che biển số xe, kẻ ngồi sau đã dùng vật nhọn đâm vào ngƣời anh Đƣơng. Vết đâm dài khoảng 10mm và sâu hơn 20mm, rất may vật đâm đã bị cản lại khi chạm vào xƣơng chậu, nên chỉ gây chảy máu. Trƣớc đó, anh Đƣơng đã viết bài chống tiêu cực trên báo Khánh Hòa và bị kẻ lạ mặt nhắn tin dọa giết. Vụ này đến nay chƣa tìm ra thủ phạm.

Lúc 7h30 ngày 1/9, anh Minh Phong, phóng viên Báo Sài gòn giải phóng thƣờng trú tại Quảng Bình, đồng thời là cộng tác viên thƣờng xuyên của báo Đất Việt đang ăn sáng tại số 7 đƣờng Thanh Niên, Đồng Hới, Quảng Bình, bị một ngƣời đàn ông bất ngờ tấn công làm sƣng sống mũi và má trái. Ngƣời đánh anh là ông Trần Sỹ Huân, Giám đốc công ty TNHH thƣơng mại Hƣng Phát, 73, Lê Lợi, Đồng Hới. Trƣớc đó, anh viết bài phản ảnh việc ông Huân cùng một ngƣời khác xây dựng cây xăng trái phép tại vƣờn quốc gia Phong Nha, Kẻ Bàng. Đến buổi trƣa cùng ngày, khi anh vào ăn trƣa tại quán

127

cơm đã bị ông Huân lăng mạ, ông ta còn vào tìm dao tại quán định chém anh Phong khiến anh phải chạy ra khỏi quán. Trƣớc đó, vào 17 h ngày 25.8, một kẻ lạ mặt đã nhắn tin đe dọa sẽ xử lý anh và gia đình. Ngày 4/9, phóng viên Nguyễn Hoàng Nam, báo Pháp luật & Đời sống (thƣờng trú tại Quảng Bình) cũng có Tờ trình gửi Công an TP.Đồng Hới đề nghị đƣợc bảo vệ, do có một số đối tƣợng ở Đồng Hới liên tục dọa giết.

Sau khi liên tiếp có các cuộc hành hung, ông Đỗ Quý Doãn, Thứ trƣởng Bộ Văn hóa thông tin trả lời PV báo Pháp luật TP Hồ Chí Minh: “Tôi cho rằng tất cả hiện tƣợng, hành vi vi phạm pháp luật đều không bình thƣờng và đáng bị lên án, xử lý theo đúng quy định của pháp luật. Vì vậy, chúng ta chƣa nên vội quy kết các hành vi đe dọa, hành hung nhà báo trong thời gian qua là hiện tƣợng quá đột biến trong xã hội mà nên coi đó là hiện tƣợng vi phạm pháp luật nhƣ các vi phạm về trật tự, an ninh xã hội mà hàng ngày chúng ta phải đấu tranh, lên án, loại trừ”.

Những vụ việc hành hung nhà báo cho thấy, ngƣời dân vẫn chƣa hiểu biết đầy đủ về quyền của nhà báo và dƣờng nhƣ các cơ quan chính quyền vẫn chƣa quan tâm bảo vệ nhà báo.

Không chỉ phải đối phó với côn đồ, khi thực hiện các bài điều tra, nhà báo bị ràng buộc bởi quá nhiều những quy định, đặc biệt là những quy định về tài liệu mật. Vụ phóng viên Lan Anh là một ví dụ. Ngày 20.5.2004, báo Tuổi trẻ có đăng một mẩu tin ngắn của phóng viên Lan Anh: Đề nghị thanh tra toàn diện Công ty Zuellig Pharma. Toàn văn mẩu tin nhƣ sau: "Lại thêm một văn bản của Bộ Y tế liên quan đến hoạt động của Công ty Zuellig Pharma VN: hôm qua 19/5, Bộ trƣởng Bộ Y tế Trần Thị Trung Chiến đã ký công văn đề nghị Thủ tƣớng Chính phủ giao Bộ Kế hoạch-đầu tƣ làm đầu mối, phối hợp với các bộ, ngành tổ chức thanh tra, kiểm tra toàn diện Công ty Zuellig Pharma VN. Bộ Y tế cho biết việc kiểm tra Công ty Zuellig lần này không

128

đơn thuần về lĩnh vực dƣợc, mà bao gồm cả giấy phép đầu tƣ của Công ty Zullig tại VN và đánh giá lại toàn bộ hoạt động của Zuellig sau ba năm đƣợc phép trực tiếp phân phối thuốc nhập khẩu tại VN". Cùng ngày này, bản tin tƣơng tự cũng đƣợc đăng trên báo Nhân dân và báo Lao động.

Vì mẩu tin đó, gần 8 tháng sau, ngày 5/1/2005, cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an đã quyết định khởi tố phóng viên Lan Anh về hành vi "chiếm đoạt tài liệu bí mật nhà nƣớc", đồng thời ra lệnh cấm phóng viên Lan Anh đi khỏi nơi cƣ trú. Trong khi đó, đối chiếu Pháp lệnh bảo vệ bí mật nhà nƣớc, Nghị định của Chính phủ quy định chi tiết thi hành pháp lệnh này và Quyết định của Bộ trƣởng Bộ Công an về danh mục bí mật nhà nƣớc độ MậT của ngành y tế gồm 9 phạm vi, cũng không thấy công văn trên thuộc danh mục tài liệu mật. Thậm chí những thông tin trong cái gọi là tài liệu mật ấy đã đƣợc công khai trong cuộc họp báo. Do đó, đôi khi, để che dấu những điều khuất tất, một số cán bộ, cơ quan cố tình đóng dấu Mật, và khi đó, phóng viên rất dễ đối mặt với án tù chỉ vì tiếp cận các tài liệu mà đáng ra họ đƣợc quyền tiếp cận.

Đây là điều rất khó cho nhà báo ở Việt Nam, trong khi ở Mỹ, chuyện hoàn toàn khác:

Năm 1971, hai tờ báo đã nhận đƣợc những bản sao của nghiên cứu này từ một ngƣời trƣớc đây làm việc cho chính phủ. Ngày 13.6 năm đó, tờ New York Time bắt đầu cho đăng những bài báo dựa trên nghiên cứu này. Khi chính phủ biết việc này, Bộ tƣ pháp đã yêu cầu tòa án ra lệnh ngƣng việc xuất bản và tòa đã đồng ý.

Hai tờ báo khởi kiện, ngày 30.6, tòa án Tối cao đã xử hai tờ báo thắng kiện, những tài liệu “mật” sau đó lại đƣợc xuất bản.

Tôi cho rằng vấn đề nằm ở chỗ một số vị cán bộ thoái hóa không muốn công khai minh bạch và sợ công khai vì họ có quá nhiều những khuất tất.

129

Trong khi đó, việc sử dụng báo chí nhƣ một công cụ giám sát, phản biện xã hội là một tƣ tƣởng tiến bộ mà hầu hết các quốc gia tiên tiến đều thấm nhuần.

Tại Mỹ, những quan chức đôi khi bực mình với báo chí những họ không bao giờ phủ nhận vai trò của báo chí mà trái lại, luôn đặt vai trò của báo chí lên hàng đầu. Năm 1902, Tổng thống Mỹ Jefferson đã viết: “Nếu tôi đƣợc quyền quyết định là chúng ta sẽ có chính phủ mà không có báo chí hoạc có báo chí mà không có chính phủ, tôi sẽ không do dự mà lựa chọn cái thứ hai”

Chính vì vậy, cuộc chiến chống tham nhũng đƣợc lãnh đạo Đảng, Nhà nƣớc kêu gọi toàn dân tham gia, nhƣng với những quy định hiện tại thì đôi khi việc kêu gọi chỉ là hình thức, còn thực chất báo chí vẫn bị bƣng bít và bị làm khó khi họ muốn thực hiện quyền của họ.

b.Thông tin điều tra của báo chí bị xem nhẹ

Đến nay, rất nhiều vụ việc báo chí nêu đã không đƣợc xử lý đến cùng. Những dấu hiệu sai phạm rõ ràng trong việc cấp đất thần tốc tại Lƣơng Sơn, Hòa Bình trƣớc khi sáp nhập về Hà Nội dù đƣợc hàng loạt báo nêu lên nhƣng cuối cùng bộ Xây dựng chỉ đƣa ra kết luận: Cần rút kinh nghiệm. Hay vụ ở Quán Nam, Hải Phòng, bút phê của Bí thƣ thành ủy Nguyễn Văn Thuận rất rõ ràng nhƣng vị lãnh đạo số 1 tại thành phố Cảng vẫn ung dung tại vị mà không bị xử lý dù là kiểm điểm hay khiển trách.

Đến nay, báo chí dù làm những vụ đình đám nhƣng vẫn không thể tham gia vào quá trình giải quyết vấn đề, thậm chí, trong một số trƣờng hợp, những bài báo còn đƣợc mang ra mặc cả để “nâng giá” chạy án giữa cơ quan tố tụng, cơ quan thanh tra kiểm tra với đơn vị, cá nhân sai phạm.

Để đối phó với tình huống này, nhà báo cũng nhƣ lãnh đạo cơ quan báo chí cần đƣợc quán triệt tinh thần bám theo sự kiện đến cùng. Sức mạnh của báo chí là thu hút dƣ luận và ở một số tình huống, có thể “gây sức ép” để cơ

130

quan chức năng thực hiện đúng bổn phận và trách nhiệm của họ. Do đó, đừng bao giờ từ bỏ những vụ việc mà nhà báo làm nhƣng chƣa có kết quả, hãy hâm nóng nó bằng những bài báo, những tin tức hậu bài điều tra, những phỏng vấn quan chức chính quyền, cơ quan chức năng để buộc họ phải vào cuộc.

Một phần của tài liệu Kỹ năng xử lý đề tài pháp luật trên báo in hiện nay (Trang 126)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(153 trang)