7. Kết cấu của luận văn
2.3.2. Những lỗi cần tránh
Phóng viên làm mảng điều tra thƣờng mắc một số lỗi về cách dùng các thuật ngữ thuộc chủ đề pháp luật, mắc lỗi về quan điểm đánh giá chứng cứ…
a.Lỗi dùng thuật ngữ pháp luật
Một ngƣời chỉ thực sự phạm tội khi có phán quyết của tòa án (tòa phúc thẩm trở lên) tuy nhiên, nhiều phóng viên ngay từ khi viết bài đã coi tất cả các đối tƣợng tình nghi là kẻ phạm tội. Điều này dễ thấy trên báo an ninh thủ đô, báo công an nhân dân .. . Phóng viên các báo này thƣờng xuyên dùng từ đối tƣợng, hắn, kẻ sát nhân, mụ,.. . Đa số các trƣờng hợp là chính xác, nhƣng cũng có một số trƣờng hợp sau khi điều tra, kẻ tình nghi lại không phải là tội phạm. Nhƣ vậy, phóng viên đã kết án một con ngƣời thay quan tòa.
Nhiều phóng viên trẻ hay sai khi viết các thuật ngữ tố tụng. Một vụ án thƣờng bắt đầu bằng việc khởi tố vụ án, sau đó là khởi tố bị can, bắt tạm giam hoặc khởi tố cho tại ngoại. Việc bắt tạm giam bắt buộc phải có sự phê chuẩn của Viện kiểm sát cùng cấp, nhƣng bắt khẩn cấp lại không cần phê chuẩn ngay mà có thể bắt sau 24 giờ mới đƣa qua Viện kiểm sát cùng cấp phê chuẩn.
Khi một bị cán mới bị khởi tố bị can thì chỉ gọi đó là bị can, nhiều phóng viên trẻ gọi là bị cáo là sai. Bị cáo là gọi ngƣời tình nghi tại tòa. Các bản ghi lời khai của bị can trƣớc điều tra viên gọi là bút lục. Khi kết thúc điều tra, cơ quan điều tra chuyển kết luận sang Viện kiểm sát đề nghị truy tố, nhiều phóng viên gọi là truy tố là không chính xác. Chỉ khi viện kiểm sát căn cứ trên kết luận điều tra, ra cáo trạng truy tố bị can trƣớc vành móng ngựa mới
58
gọi là “truy tố”. Tại phiên tòa hình sự, Kiểm sát viên, đại diện viện kiểm sát giữ quyền công tố, đƣa ra các chứng cứ buộc tội bị cáo, lúc này cơ quan điều tra đã hết nhiệm vụ và không tham gia tại phiên tòa.
Việc hiểu rõ quy trình và các khái niệm trọng luật tố tụng hình sự cũng giúp phóng viên có đƣợc thuận lợi khi tác nghiệp. Nhà báo Nhƣ Phong, Phó tổng biên tập báo Công an nhân dân giải thích: “Hồi làm vụ Mai Văn Dâu, đến 11 giờ đêm vẫn có nhiều phóng viên hỏi tôi: Liệu đêm nay có bắt Mai Văn Dâu không. Trong khi đó, ông Mai Văn Dâu không có dấu hiệu trốn chạy, tiêu hủy chứng cứ, tức là nếu phải bắt khẩn cấp thì ngƣời ta đã bắt ông ta lâu rồi. Nhƣ vậy sẽ chỉ có bắt tạm giam, mà bắt tạm giam thì sẽ không bắt vào buổi đêm mà chỉ bắt trƣớc 6 giờ tối. Vậy thì một phóng viên nắm chắc luật tố tụng hình sự sẽ kê cao gối mà ngủ nếu sau 6 giờ chiều không có bắt bớ”.
b.Bị lừa vì thông tin mớm- đút
Trong khi làm các vụ hình sự, nhiều khi phóng viên đƣợc các điều tra viên cung cấp lời khai của bị can, các đối tƣợng tình nghi. .. điều này đôi khi cực kỳ nguy hiểm, bởi lẽ có thể điều tra viên cung cấp thông tin không có căn cứ, hoặc bị can bị ép cung, mớm cung (có hành vi ép buộc, gợi ý phải viết các lời khai theo ý của điều tra viên) nên thông tin đó không chính xác. Những thông tin này lại tác động đến ngƣời ngƣời thân, gia đình của những ngƣời tình nghi. Đã từng có vụ nhà báo nêu một giám đốc công ty X thừa nhận là đã biển thủ 3 tỷ đồng của nhà nƣớc, đã cho bồ nhí tiền bạc ăn chơi .. . nhƣng thực chất đó là thông tin không chính xác. Con gái của ông giám đốc này sau khi đọc báo đã nhảy lầu tự tử vì không chịu đƣợc sức ép của dƣ luận. Đến khi ông bố đƣợc minh oanh thì con gái đã không còn. Trƣớc những thông tin gián tiếp đƣợc các điều tra viên cung cấp, nhà báo cần hết sức cảnh giác, cân nhắc.
59
Ngƣời viết nên cẩn trọng suy nghĩ về động cơ của ngƣời cung cấp, xét tính logic của vấn đề và nếu đăng tải cũng cần hết sức khéo léo.
Khi đăng tin từ cơ quan điều tra, phóng viên cũng rất dễ bị kiện. Bởi lẽ phóng viên coi các thông tin trinh sát của công an là bằng chứng, viết khơi khơi lên báo. Đến khi doanh nghiệp kiện, phóng viên không có chứng cứ gì. Ví dụ vụ đổ rác thải tại Hải Phòng, các trinh sát cho rằng một công ty xử lý chất thải T. đã hợp đồng với khu công nghiệp Bắc Thăng Long, Nội Bài xử lý chất thải công nghiệp nhƣng công ty này không xử lý mà mang bán cho một công ty làm gạch. Đó chỉ là thông tin trinh sát, nhƣng phóng viên một tờ báo ngành công an nêu luôn là công ty T. làm ăn gian dối. Khi kiểm tra, mẫu chất thải mà công ty T. mang đến giao cho công ty làm gạch là chất thải đã đƣợc xử lý. Công ty xử lý chất thải kiện tờ báo vì làm giảm uy tín của họ trên thƣơng trƣờng. Nhà báo không thể có chứng cứ bảo vệ mình khi mà điều tra viên đã chối là họ không hề cung cấp hoặc họ nói rằng đó chỉ là thông tin trinh sát họ nói chuyện vui với nhà báo. Do đó, trƣớc những thông tin đƣợc cung cấp cần hết sức thận trọng, nên ghi âm cẩn thận, khi thể hiện trên bài cũng cố gắng khách quan nhất có thể. Không nên tiết kiệm các từ nhƣ: theo cán bộ điều tra, một cán bộ điều tra cho biêt (xin nhắc lại là cần có băng ghi âm) hoặc, một số nguồn tin trinh sát đƣa ra nghi vấn, công ty T. đã không xử lý hết chất thải mà mang phần lớn đi .. . đóng gạch. Cơ quan điều tra đang kiểm chứng thông tin này. Đó có thể là cách xử lý bằng câu chữ nhƣng có thể rất có ích với những tình huống bị kiện.
c. Khi nào nêu tên người bị tố cáo?
Một ví dụ về việc xử lý thông tin từ lời khai của nhân chứng: Trên báo Pháp luật đời sống số ra thứ 7, ngày 9.6.2007 có bài: “Xung quanh những sai phạm ở Bệnh viện đa khoa Bắc Ninh: Có hay không việc quan chức tỉnh nhận hối lộ?”.
60
Bài báo có đoạn: “Theo lời khai của bị can Đinh Xuân Đỗ (nguyên Giám đốc bệnh viên đa khoa Bắc Ninh, bị ra tòa vì hành vi tham ô, cố ý làm trái) đã có một số cán bộ cấp cao của tỉnh Bắc Ninh đã nhận hối lộ của Đỗ khi thanh kiểm tra các sai phạm tại bệnh viện. Những lời khai này của Đỗ, cùng với xác minh của Cơ quan cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ (C15) Bộ Công an cho thấy, những lời khai này hết sức nghiêm trọng vì có liên quan đến nhiều cán bộ cấp cao trong tỉnh Bắc Ninh.
Trong nội dung khai báo, bị can Đinh Xuân Đỗ đã khai đƣa tiền hối lộ cho một số quan chức tại tỉnh Bắc Ninh trong đó có ông Nguyễn Sỹ - Phó Bí thƣ thƣờng trực Tỉnh uỷ Bắc Ninh. Đinh Xuân Đỗ khai, đã đƣa cho ông này 15 triệu đồng và 600 USD làm 3 lần. Ngoài ra Đinh Xuân Đỗ còn khai đã đƣa hối lộ cho ông Phạm Sơn, Trƣởng Ban tổ chức Tỉnh uỷ (2 lần) 15 triệu đồng; ông Nguyễn Xuân Chiêm - Chủ nhiệm UBKT (2 lần) 15 triệu đồng; ông Vũ Đức Nhƣ - Phó Chủ nhiệm UBKT 15 triệu đồng; ông Nguyễn Trung Tần, Chánh thanh tra UBND tỉnh 7 triệu đồng; ông Nguyễn Minh Cảnh - Phó Chánh thanh tra 16 triệu đồng (2 lần)...”.
Cũng trong bài báo đó, phóng viên báo Pháp luật đời sống đã phỏng vấn đƣợc một số ngƣời nhƣ ông Phó bí thƣ tỉnh ủy Bắc Ninh, ông lãnh đạo Thanh tra UBND tỉnh. Nhƣng còn hàng loạt ngƣời khác, ông không cho vào bài báo.
Thực tế, sáng 6-3-2008, TAND tỉnh Bắc Ninh ra phán quyết về vụ án nhận và môi giới hối lộ xảy ra tại Bệnh viện đa khoa tỉnh, phạt Đinh Xuân Đỗ, nguyên giám đốc Bệnh viện và Nguyễn Huy Cử, nguyên trƣởng phòng tổ chức Bệnh viện, mỗi bị cáo 7 năm tù.
Thông tin về việc Đinh Xuân Đỗ khai đƣa tiền cho một số lãnh đạo Tỉnh uỷ, UBND tỉnh Bắc Ninh và một số cán bộ đầu ngành để "chạy án", quá trình điều tra CQĐT không làm rõ đƣợc hành vi đƣa hối lộ cho những cán bộ
61
lãnh đạo chủ chốt của tỉnh Bắc Ninh nhƣ Đinh Xuân Đỗ khai, mà chỉ làm rõ đƣợc việc bị can này đã “cạy cửa” ông Trịnh Đình Khôi, một cán bộ của Ban Tuyên giáo trung ƣơng, nhằm nhờ tác động đến các quan chức và báo chí để giảm nhẹ tội khi bệnh viện bị thanh tra.
Theo tôi, khi tƣờng thuật phiên tòa này, phóng viên đã xử lý thông tin không khéo, gây ảnh hƣởng xấu đến ngƣời khác. Bạn đọc chƣa cần biết có thật là ông Đỗ đƣa tiền cho một loạt quan chức hay không, nhƣng chắc chắn uy tín của những ngƣời bị nêu tên trong bài là bị ảnh hƣởng. Thêm vào đó, chỉ có hai ngƣời đƣợc phỏng vấn, đƣợc nói lên tiếng nói của họ phủ nhận lời khai của ông Đỗ, còn lại những ngƣời khác thì sao? Dƣ luận sẽ hiểu rằng những ông ở ủy ban kiểm tra, ở Ban tổ chức tỉnh ủy .. . là đã nhận tiền của ông Đỗ bởi “nếu không nhận sao ông không thanh minh trên báo?”.
Nếu ở tình huống trên, nhà báo, sau khi hỏi những ngƣời liên quan (theo lời khai của ông Đỗ), thấy họ phủ nhận, trƣớc khi có kết luận của cơ quan điều tra, hoặc họ thu thập đƣợc bằng chứng có giá trị, thì không nên nêu tên của những quan chức đó. Nếu có chăng, có thể nêu: “Ông Đỗ còn nêu tên một số cán bộ ở các cơ quan Đảng, Chính quyền, … Trả lời PV, một số ngƣời bị khai đã nhận hối lộ hoàn toàn phủ nhận lời khai của ông Đỗ, cơ quan điều tra đang xác minh lời khai này”. Nói nhƣ vậy là khách quan, không ám chỉ cụ thể là ai, không để bạn đọc hiểu lầm. Xử lý nhƣ cách viết của báo Pháp luật đời sống có thể sẽ bị những ngƣời nêu tên kiện vì đã làm tổn hại danh dự của họ.
Theo tôi, cần tôn trọng một nguyên tắc, chỉ nêu tên thật của ngƣời bị tố cáo khi phóng viên đã đủ căn cứ khẳng định ngƣời đó có sai phạm. Không nên nêu tên thật rồi phỏng vấn ngƣời đó nghe ngƣời ta phủ nhận. Bởi lẽ nhƣ vậy không sai về luật nhƣng không khách quan, nhà báo sẽ khiến bạn đọc hiểu lầm về ngƣời bị tố cáo.
62
d. Xử lý câu chữ để nhà báo bảo vệ mình
Với nguồn tin là công an, khi nguồn tin cung cấp thông tin, có thể họ chịu trách nhiệm hoặc không chịu trách nhiệm về thông tin đó. Trong một số trƣờng hợp, phóng viên không thể nói rằng: Nguồn tin của tôi nói thế. Bởi nguồn tin cung cấp thông tin là một chuyện nhƣng đó có phải là nguồn tin có thẩm quyền hay không lại là chuyện khác. Vụ PMU 18 là một ví dụ điển hình.
Trong những hoàn cảnh thông tin phụ thuộc quá nhiều vào nguồn tin thì việc xử lý câu chữ là cách tốt nhất để mang thông tin đến cho bạn đọc một cách khách quan, trung lập và đó cũng là cách tốt nhất để nhà báo bảo vệ mình.
Ví dụ, trong bản tin về một tai nạn giao thông, khi phóng viên viết: Xe ô tô Nissan 4 chỗ đã đâm vào chiếc xe Ford 7 chỗ, nhƣ vậy ngay trong tin nhà báo đã hàm ý rằng xe 4 chỗ chủ động va vào xe 7 chỗ, và lỗi thuộc về xe 4 chỗ. Nhà báo đã làm bạn đọc hiểu sự việc theo ý nhà báo. Trong khi trung lập phải là: Xe nissan 4 chỗ và chiếc xe Ford 7 chỗ đa va chạm nhau trên đƣờng...
Tƣơng tự nhƣ vậy, nhà báo Ngọc Nam, hiện là Phó Tổng biên tập báo Tiền Phong kể về một ví dụ: “Khi còn là phóng viên, một lần tôi viết bản tin về hai nhóm thanh niên đánh nhau, hệ quả là một nhóm sinh viên trƣờng Công đoàn đuổi một sinh viên trƣờng khác đến lan can tầng 4 khu ký túc xá, sinh viên này đã ngã từ tầng 4 xuống và chết. Khi đó, tôi gặp khó khăn không biết nên dùng từ gì, nếu nói anh thanh niên kia ngã từ tầng 4 xuống thì tức là anh ta tự ngã; còn nếu nói là thanh niên kia bị đẩy từ tầng 4 xuống thì tức là tôi đã khẳng định chính nhóm SV kia đã làm anh ta ngã. Cuối cùng, sau khi cân nhắc, tôi đã chọn từ “rơi”, đó là từ trung tính nhất, phản ánh sự việc đúng với thực tế, có chuyện anh ta rơi xuống, còn việc bị đẩy hay tự ngã thì công an đang điều tra.
63
Khởi tố, bắt tạm giam Nguyễn Văn Hà, nguyên Thanh tra viên, Thanh tra Chính phủ.
Ngày 14-10, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Tuyên Quang đã ra quyết định khởi tố bị can, thi hành lệnh khám xét nơi ở và bắt tạm giam Nguyễn Văn Hà, nguyên Thanh tra viên Cục 2, Thanh tra Chính phủ, trú tại tổ 21, phường Xuân La, quận Tây Hồ, Hà Nội, về hành vi vi phạm các qui định về sử dụng đất đai theo điều 173, Bộ luật Hình sự.
Theo thông tin ban đầu, Nguyễn Văn Hà là người chỉ đạo thực hiện, gây ra những sai phạm nghiêm trọng về quản lý đất đai của Công ty TNHH Giang Sơn ở xã ỷ La, thị xã Tuyên Quang (Báo Tuyên Quang đã nhiều lần phản ánh). Hiện cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh đang tiếp tục điều tra làm rõ vụ việc”.
Tin này đƣợc cung cấp từ công an nhƣng phóng viên đã không xử lý câu chữ cho khéo léo. Thứ nhất, việc công an bắt ông Hà là để “Điều tra” chứ ông Hà chƣa bị kết luận là có hành vi vi phạm các quy định về sử dụng đất đai. Phóng viên cũng không dẫn lời công an mà tự coi là lời của mình khi nêu: Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Tuyên Quang đã ra quyết định khởi tố bị can, thi hành lệnh khám xét nơi ở và bắt tạm giam Nguyễn Văn Hà, nguyên Thanh tra viên Cục 2, Thanh tra Chính phủ, trú tại tổ 21, phƣờng Xuân La, quận Tây Hồ, Hà Nội, về hành vi vi phạm các qui định về sử dụng đất đai theo điều 173, Bộ luật Hình sự.
ở dƣới, phóng viên cũng nói rất mơ hồ: “Thông tin ban đầu”. Theo thông tin ban đầu, Nguyễn Văn Hà là ngƣời chỉ đạo thực hiện, gây ra những sai phạm nghiêm trọng về quản lý đất đai của Công ty TNHH Giang Sơn ở xã ỷ La, thị xã Tuyên Quang. Thế nào là thông tin ban đầu, thông tin đó do ai cung cấp, là thông tin do phóng viên điều tra hay do công an điều tra? Bạn đọc không đƣợc giải thích rõ.
64
Đây là những lỗi mà một số báo tỉnh, hoặc báo công an nhân dân, an ninh thủ đô thƣờng gặp. Đó là lỗi đóng đinh, kết tội một ngƣời ngay từ khi họ bị bắt.
Báo Thanh Niên đã đăng tin đó nhƣ sau: Ngày 17.10, Phòng CSĐT tội
phạm về kinh tế và chức vụ, Công an tỉnh Tuyên Quang xác nhận vừa khởi tố bị can, bắt tạm giam và thi hành lệnh khám xét nơi ở của ông Nguyễn Văn Hà (trú tại tổ 21, P.Xuân La, Q.Tây Hồ, Hà Nội).
Ông Hà là thanh tra viên Cục II (Thanh tra Chính phủ) bị tình nghi liên quan đến những sai phạm về quản lý đất đai của Công ty TNHH Giang Sơn (ở xã ỷ La, thị xã Tuyên Quang). Chiều cùng ngày, một lãnh đạo Thanh tra Chính phủ cho biết ông Hà đã được yêu cầu tìm việc khác từ đầu tháng 10.2008, nếu sau 3 tháng mà không tự xin chuyển công tác, cơ quan Thanh tra Chính phủ sẽ buộc thôi việc. Một tổ công tác của cơ quan Thanh tra Chính phủ đã lên Tuyên Quang để tìm hiểu vụ việc