7. Kết cấu của luận văn
3.2.3. Đánh giá chứng cứ
Trong quá trình đánh giá chứng cứ thì quá trình thu thập chứng cứ vẫn tiếp tục, hai quá trình thu thập và đánh giá chứng cứ luôn đi cùng nhau, có khi việc đánh giá chứng cứ lại là tiền đề để thu thập chứng cứ khác. Trong luận văn này, tôi tách làm hai qúa trình để dễ phân tích và tiện cho việc theo dõi.
a. Xác định động cơ của người tố cáo
Một trong các bƣớc đầu tiên để thẩm định nguồn tin, đánh giá chứng cứ chính là việc nên xem xét nhân thân, lai lịch, quá trình thăng tiến của nguồn tin. Sau đó, cần tìm hiểu động cơ của ngƣời tố cáo. Đa số các vụ tố cáo trong nội bộ các cơ quan là do mâu thuẫn cá nhân, do bất đồng quan điểm. Rất ít vụ do động cơ vì cái chung, bảo vệ công lý để tố cáo. Tuy nhiên, cũng không nên cực đoan với những động cơ của ngƣời tố cáo, cái quan trọng nhất là thông tin ngƣời tố cáo có chính xác không, bản chất sự việc có nhƣ ngƣời tố cáo nêu ra.
93
Phóng viên Thái Sơn, báo Pháp luật TP Hồ Chí Minh khi tìm hiểu thông tin về những kẻ lừa đảo của một công ty xuất khẩu lao động đã phát hiện ra rằng, đứng sau một ngƣời cung cấp thông tin lại là lãnh đạo một công ty đối thủ. “Tuy nhiên, điều quan trọng là thông tin họ cung cấp chính xác, có căn cứ nói lên bản chất của sai phạm. Không nên vì động cơ của ngƣời này ngƣời kia mà không làm. Nếu có thông tin hay, ta vẫn có thể làm bài, sau đó, nếu phát hiện ra sai phạm của ngƣời mà đƣợc lợi sau khi hạ bệ đối thủ, phóng viên lại có thể chỉ ra sai phạm, làm tiếp”, PV Thái Sơn cho biết.
Một trong những căn cứ quan trọng để tìm hiểu động cơ của ngƣời tố cáo chính là việc tiếp xúc với ngƣời tố cáo, hỏi thẳng những vấn đề mà họ tố cáo. Trong cuộc nói chuyện ngửa bài nhƣ vậy, hoàn toàn có thể phát hiện ra những kẽ hở trong cách nói của ngƣời tố cáo. Bên cạnh đó, nhà báo trƣớc khi tiến hành điều tra cần tìm hiểu mối quan hệ xung quanh ngƣời tố cáo để có đƣợc thông tin chính xác, có cơ sở để xác định động cơ của ngƣời tố cáo. Theo kinh nghiệm của nhiều ngƣời làm điều tra, thƣờng những phe phái muốn mƣợn tay báo chí tấn công nhau thƣờng tuồn tài liệu cho một ngƣời (thƣờng là ngƣời có vị trí thấp) để tố cáo với báo chí. Ngƣời này thƣờng nhân danh cái chung, muốn bảo vệ quyền lợi cho anh em công nhân, cho tài sản nhà nƣớc .. . nên tố cáo với báo chí. Nếu các nhà báo không tìm hiểu đƣợc động cơ, các mối quan hệ của ngƣời tố cáo, rất có thể chỉ có đƣợc thông tin một chiều.
Trƣờng hợp ngƣời tố cáo đứng ra đại diện cho cái chung, tố cáo những sai phạm của lãnh đạo đơn vị họ công tác thƣờng có ít tài liệu. Tuy nhiên, nếu biết cách khai thác, có thể chỉ đƣờng cho họ tìm kiếm thêm tài liệu để củng cố hồ sơ. Một nguyên tắc quan trọng khi tiến hành điều tra là tình trạng “rút dây động rừng”. Cần xác định việc phóng viên lộ mặt xuống làm việc chỉ là khâu cuối cùng để thẩm định hồ sơ. Khi có phóng viên xuống, ngay lập tức, đối
94
tƣợng bị điều tra sẽ có phƣơng án đề phòng, sẽ chỉ đạo nhân viên tẩu tán tài liệu, bƣng bít chứng cứ hoặc đề phòng với nhân viên. Ngƣợc lại, nếu các giám đốc, chủ doanh nghiệp trù úm nhân viên, hoặc cơ quan chính quyền hách dịch với ngƣời dân, họ sẽ bộc lộ đúng bản chất khi tiếp xúc với nhân viên, ngƣời dân khi họ làm việc. Vì vậy, một cách mà các phóng viên thƣờng làm là chỉ cho ngƣời tố cáo cách sử dụng máy ghi âm, ghi hình để họ có thể thu thập đủ bằng chứng. Chỉ khi đã có đủ bằng chứng, phóng viên mới xuống gặp đối tƣợng bị điều tra để thẩm tra lại hồ sơ, nghe đối tƣợng đó giải thích.
Sau khi xác định đƣợc động cơ của ngƣời tố cáo thì bƣớc tiếp theo là nhà báo cần tìm hiểu chính ngƣời bị tố cáo. Nhƣ trên đã nói, cần gặp cấp trên của ông ta (hoặc chị ta), cấp dƣới của ông ta, ngƣời mâu thuẫn với ông ta, ngƣời bảo vệ ông ta, và ngƣời trung lập. Thậm chí cần thông qua các mối quan hệ khác (tƣ cách không phải nhà báo) để tìm hiểu thông tin khách quan hơn. Ví dụ, khi làm bài về những sai phạm tại công ty Vật tƣ nông nghiệp của ông Trần Văn Khánh, phóng viên Đào Tuấn, báo Đại Đoàn Kết đã nhờ một ngƣời quen, làm ở Bộ Nông nghiệp để hỏi một số nhân viên dƣới quyền ông Khánh xem ông là ngƣời nhƣ thế nào. Chính những thông tin này là thông tin khách quan để có thể đánh giá về một con ngƣời. Ngòai ra, còn cần gặp ngƣời bảo vệ ngƣời bị tố cáo để nghe những điều ngƣời ta nói tốt cho đối tƣợng sắp bị chỉ mặt đặt tên. Những thông tin khách quan sẽ cho bạn sự cân nhắc kỹ lƣỡng khi đặt bút. Và quan trọng hơn là những thông tin đó sẽ cho ta định hƣớng trong việc dùng câu chữ, phân tích tình hình …
Nhà báo Ngô Chí Tùng, báo Lao Động chia sẻ một kinh nghiệm. Khi anh làm bài về vụ sai phạm ở công ty Dâu tằm tơ Việt Nam. Sau khi anh xác minh các mối quan hệ của ông giám đốc này, anh đã đến nhà ông giám đốc, căn biệt thự cực đẹp ở giữa một con phố lớn có giá hàng chục tỷ đồng. Trƣớc đây ông giám đốc này chỉ là ngƣời tỉnh lẻ, bố mẹ không giàu có. Vậy tai sao
95
ông ta có thể mua nhà to nhƣ vậy? Trong khi công ty làm ăn thất bát. Đây có thể là một căn cứ để suy luận rằng ông ta đã tham nhũng, tƣ lợi trong các hợp đồng làm ăn của công ty. Tất nhiên, đây chỉ là một căn cứ, nhƣng nó cho phóng viên một cái nhìn, một luận điểm để suy luận. “Chính những gì mắt thấy tai nghe sẽ khiến anh đánh giá đƣợc phần nào của sự thật. Và có thể có những điều chỉ khi tiếp xúc trực tiếp với đối tƣợng sắp bị anh viết bài mới cho anh những cảm giác chân thật nhất, những nhận xét, những ấn tƣợng rất chính xác nhƣng đôi khi không giải thích đƣợc một cách rõ ràng”, anh Chí Tùng cho biết.
Bản thân tôi cũng đã làm một bài báo về tình trạng một chủ tịch xã ở Hòa Bình bị lừa khi cho xây cây cầu ở một thôn trong xã. Cây cầu chỉ có giá 200 triệu, nhƣng khi vừa làm xong đã lún, chủ thầu xây dựng cầm tiền chuồn mất. Nhƣng khi đến nhà ông chủ tịch xã, đó là căn nhà cấp 4 lụp xụp, vợ con đầu tắt mặt tối. Nhiều ngƣời hàng xóm bảo ông cũng bảo dù là chủ tịch xã nhƣng ông vẫn phải ra đồng cày cấy, vẫn đi gặt, gánh lúa .. . Khi gặp trực tiếp, ông ta nhận rằng mình đã sai, vì thiếu kinh nghiệm trong đàm phán hợp đồng, vì cả tin nên mới bị lừa. Sau đó tôi đã không viết bài mà chỉ kiến nghị với cơ quan chức năng địa phƣơng truy tìm doanh nghiệp đã thi công ẩu, ăn bớt vật liệu.. .
Khi nêu tên nhân vật có sai phạm lên báo cần hết sức chú ý đến gia đình, ngƣời thân của ngƣời bị nêu tên. Bởi lẽ đã có trƣờng hợp đứa con của một giám đốc tự tử khi cha mình bị nêu tên lên báo. Trƣờng hợp ông Nguyễn Việt Tiến trong vụ PMU 18 cũng là một ví dụ. Nhiều báo đã nêu chuyện ăn chơi của ông Tiến nhƣ chuyện bồ bịch, trai gái, chuyện sa đọa của ông Tiến, mà đa số những chuyện này không có tài liệu, không cơ quan nào làm rõ. Trong khi đó, những bài báo ảnh hƣởng đến cả gia đình, dòng họ của ông. Sau khi báo đăng, dòng họ ông Tiến ở Ninh Bình làm đơn kiện báo, nhiều báo
96
phải đính chính. Ban tƣ tƣởng văn hóa trung ƣơng phải họp để kiểm điểm, nhiều nhà báo bị kỷ luật cũng vì những lỗi tƣơng tự.
Đặc biệt là những bài báo phản ánh tình trạng suy thóai đạo đức, liên quan đến đời tƣ của một con ngƣời cần hết sức cẩn trọng. Cần lƣu ý một điều, ai làm sai, ngƣời đó chịu, do đó, khi viết nội dung gì trong bài báo, ngƣời viết cần trả lời câu hỏi ngoài ngƣời bị tố cáo, bài báo có làm ảnh hƣởng lớn đến gia đình, ngƣời thân của ngƣời bị tố cáo hay không. Họ có đáng bị nhƣ vậy?
b. Nhà báo có bị lợi dụng?
Khi xác định động cơ của ngƣời tố cáo, phóng viên cũng cần đặt câu hỏi với chính bản thân mình: Tôi có bị lợi dụng
Chuyện nhà báo bị lợi dụng trong việc làm đìêu tra là chuyện rất thƣờng xảy ra. Những thông tin bất lợi cho nhân vật bị tố cáo có thể có lợi cho đối thủ của anh ta. Vụ án PMU 18 là một ví dụ điển hình.
Theo kết luận điều tra của cơ quan anh ninh điều tra (A24), Bộ Công an, ông Phạm Xuân Quắc, khi đó là Thiếu tƣớng, Cục trƣởng cục Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội, C14 Bộ Công an cùng với Thƣợng tá Đinh Văn Huynh, trƣởng phòng 9, Cục C14 đã cung cấp một số thông tin không hòan toàn chính xác cho báo chí để tạo áp lực làm án cho ông Quắc, và có thể để phục vụ một số mục đích cá nhân của ông. Thậm chí, một số điều tra viên khác đã chủ động cung cấp nhiều thông tin theo kiểu mớm tin mà không có căn cứ rõ ràng nhƣ chuyện ông Nguyễn Việt Tiến, Thứ trƣởng Bộ giao thông vận tải đi cắt tóc, cắt móng tay hết 200 USD/lần, ông Tiến có nhiều bồ, có nhiều nhà .. . đó là những thông tin theo diện tin đồn, tin tố cáo với cơ quan điều tra, nhƣng đƣợc một số điều tra viên cố tình cung cấp cho phóng viên. Một số phóng viên đã chộp lấy thông tin này đăng tải mà không xác minh kỹ.
97
Hệ quả là một số phóng viên đã bị kiện, gia đình ông Tiến đã chính thức kiện báo Pháp luật đời sống.. .
Nếu không tỉnh táo, rất có thể phóng viên sẽ bị rơi vào cạm bẫy đƣợc ngụy trang tinh vinh. Tuy nhiên, sẽ là đáng tiếc nếu cho rằng khi nhà báo làm vụ tiêu cực “tấn công” một quan chức nào đó mà có lợi đối thủ của ông ta thì nhà báo sẽ không làm. “Vấn đề quan trọng nhất là bản chất sự việc nhƣ thế nào, có đúng nhƣ trong đơn tố cáo không. Động cơ của hành vi vi phạm của ngƣời gây ra nhƣ thế nào, có vì vụ lợi cá nhân hay không.. .? Nếu thực sự đơn tố cáo là chính xác, ngƣời bị tố cáo có sai phạm thật thì không nên bỏ qua một đề tài tốt. Phóng viên vẫn có thể triển khai đề tài (dù điều đó là theo ý của ngƣời tố cáo, và ngƣời tố cáo đó đƣợc lợi)”, nhà báo Ngọc Nam, phó Tổng biên tập báo Tiền Phong phân tích.
Việc hiểu rõ động cơ của ngƣời bị tố cáo khiến nhà báo có thể đánh giá đƣợc tình hình một cách tòan cục và cẩn trọng hơn khi viết bài. Nếu xác định chính xác động cơ của ngƣời tố cáo là tốt, thì anh có thể yên tâm, tin tƣởng hơn vào tài liệu. Nhƣng khi phát hiện ngƣời tố cáo là một thầy kiện chuyên nghiệp, hoặc là một ngƣời có tƣ thù, có động cơ cá nhân thì càng phải cẩn trọng, và khi đó, rất cần phải gặp ngƣời bị tố cáo để tránh bị sai khi làm điều tra. Đặc biệt, khi phát hiện ra động cơ không trong sáng của ngƣời tố cáo, thậm chí ngƣời tố cáo cũng là ngƣời không tốt,có tội lỗi đầy mình thì nhà báo càng phải cẩn trọng trong quan hệ, tiếp xúc. Những trƣờng hợp này cần hết sức tránh chuyện nhận phong bì, cầm tiền của đối tƣợng tố cáo. Nếu làm nhƣ vậy rất dễ bị trói, bị khống chế khiến cho nhà báo không làm bài theo ý anh ta cũng không đƣợc.
Tại Quảng Ninh có chuyện một phóng viên về làm việc với một đại gia ngành than, ông này tố cáo một số công ty khác làm than thổ phỉ, chuyên buôn than lậu ra nƣớc ngoài. Khi phóng viên về làm điều tra, C. (tên đại gia
98
ngành than), sẵn sàng phục vụ ăn uống, cung cấp tài liệu đầy đủ, thậm chí còn cho tiền phóng viên. Tuy nhiên, thực chất ông C. cũng là một trùm buôn lậu than. Chẳng qua việc ông ta tố cáo các công ty khác là muốn mƣợn tay báo chí để triệt hạ đối thủ. Thế Dũng, phóng viên báo Ngƣời Lao Động kể: “Khi tôi về làm việc với ông C. ông ta tiếp đãi cực kỳ chu đáo với hàng loạt phóng viên, sau đó còn mời vào phòng làm việc chơi, cố gắng đút phong bì vào túi từng ngƣời. Khi đó, tôi biết chắc là trong phòng có camera, chúng tôi tuyệt đối không nhận, bởi nếu nhận mà làm không đúng ý ông C. thì sẽ bị khống chế, có thể bị tố cáo với ban biên tập. Quan trọng hơn là sau đó, nếu phát hiện ra sai phạm của ông C. cũng khó có thể viết bài về ông ta. Chúng tôi quyết định vẫn làm bài tấn công các trùm than lậu nhƣ tố cáo, nhƣng sau đó, chính ông C. cũng bị nêu lên báo nhƣ một trùm mafia đất mỏ. Do đó, không nên vì động cơ xấu của ngƣời tố cáo mà bỏ một đề tài hay. Nhƣng nên đánh giá chính xác ngƣời tố cáo để có cách hành xử cho chu đáo. Đặc biệt lƣu ý đến tình huống có thể chính anh ta cũng đầy rẫy sai phạm và một ngày nào đó, chúng ta phải đƣa anh ta nhƣ một chân dung đen trên báo”.
C. Hiện trường, không thể không đến
Gặp “đối tƣợng” là một khâu hết sức quan trọng, nhƣng đối tƣợng ở đây không nên chỉ hiểu đó là ngƣời cụ thể, ngƣời bị tố cáo, mà cần hiểu đối tƣợng là những vấn đề đƣợc nêu ra trong đơn thƣ, những vấn đề mà nhà báo chuẩn bị viết bài điều tra. Đó có thể là những công trình xuống cấp, là thực tế đời sống ngƣời dân khổ cực nhƣ họ tố cáo trong đơn hay là những nhà máy ô nhiễm, những lô đất vàng đƣợc cấp cho quan chức.. .
Trong cuốn sách Thuật làm báo, nhà báo Trần Dzĩ Hạ đã viết rất hay về việc dùng ngũ quan khi lấy tài liệu. Ông kể rằng khi viết về một nhà ăn sinh viên, khi mắt đã nhìn thấy bàn ghế ngay ngắn, nền nhà bóng loáng, nồi niêu
99
gọn gàng nhƣng khi nếm thử một miếng thức ăn, ông biết rằng đó là thức ăn đã thiu đƣợc mang nấu lại. Vị giác khi đó đã giúp ông không bị đánh lừa.
Trần Dĩ Hạ viết: “Con ngƣời có một khả năng nhận biết nữa là trí suy xét. Đó là khả năng nhận biết ngoài ngũ quan đã nói ở trên, nhƣng khả năng này lại bắt nguồn từ ngũ quan. Nói cách khác, thì đây là khả năng nhận biện gián tiếp, thấy cái nọ suy ra cái kia. Trong thiên nhiên, nhìn sự di chuyển của côn trung nhƣ kiến, mối, chuồn chuồn thì có thể suy ra thời tiết. Ngƣời thợ săn có kinh nghiệm chỉ nhìn dấu chân trong rừng mà có thể biết con thú gì đã đi qua. Trong đời sống xã hội, đến một gia dình muốn biết ông bố bà mẹ giỏi thì nhìn vào đàn con. Đến một trƣờng học, muốn biết thầy cô giỏi thì nhìn học trò. Đến một đơn vị quân đội, muốn biết tƣớng giỏi thì nhìn lính. Đến một đất nƣớc muốn biết các nhà lãnh đạo giỏi thì nhìn dân .. .Vì con cái là “gƣơng phản chiếu” của bố mẹ. trò là gƣơng phản chiếu của thầy” 1
.
Đến hiện trƣờng để thu thập thông tin là một việc cực kỳ cần thiết của quá trình điều tra, nó giúp nhà báo tự tin, củng cố thêm những chứng cứ bằng giấy tờ, văn bản, lời nói …
Nhƣ ở trên đã phân tích, khi đến hiện trƣờng cần quan sát sự vật, hiện