Nguồn tin từ đâu

Một phần của tài liệu Kỹ năng xử lý đề tài pháp luật trên báo in hiện nay (Trang 33)

7. Kết cấu của luận văn

2.1.1. Nguồn tin từ đâu

a.Cơ quan công an

Cơ quan công an là nơi cung cấp nhiều thông tin về mảng hình sự nhất cho các nhà báo. Mỗi ngày trên cả nƣớc xảy ra hàng trăm vụ án lớn nhỏ, đó chính là nguồn thông tin vô tận cho các phóng viên hình sự có thể yên tâm “rủng rỉnh” nhuận bút. Công an bắt một kẻ buôn bán heroin có thể làm tin, một băng cƣớp bị xóa xổ có thể làm một bài; Theo chân cảnh sát đƣờng thủy triệt phá băng cƣớp chuyên uy hiếp thuyền buôn trên sông, phóng viên có thể tạo ra một phóng sự thú vị. Nhƣ trên đã nói, con ngƣời luôn có xu hƣớng tò mò, luôn muốn biết những vụ án ly kì rùng rợn, luôn muốn biết những điều bí mật về thủ đoạn phạm tội, về những thủ thuật phá án của công an.. . Đề tài về hình sự luôn có sức hấp dẫn lớn với bạn đọc và biên tập viên rất khó để bỏ những tin hình sự nóng hổi.

Lực lƣợng trong ngành công an chia làm hai ngạch, an ninh và cảnh sát. Thông tin từ Bộ Công an (để có thể đăng trên báo) có nhiều nhất tại cơ

33

quan Cảnh sát trong đó có các cục nhƣ: Cục cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội (C14), Bộ công an; Cục cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ (C15); Cục cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy (C17); Cục cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng (C37); Cục cảnh sát điều tra tội phạm về môi trƣờng (C36). ..

Ngòai ra, theo phân cấp, tại các địa phƣơng (các tỉnh) cũng có các đơn vị này ở cấp phòng nhƣ PC 14, PC 15, PC 17, PC 37, PC 36 .. .

Trong các lực lƣợng cảnh sát, lực lƣợng cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội, thƣờng gọi là cảnh sát hình sự (phiên hiệu là C14) và các đơn vị cảnh sát hình sự cấp tỉnh (PC 14) là nơi thƣờng có nhiều thông tin nhất cho báo chí, bởi đây là đơn vị làm án “nổi” gọi chung là cƣớp, giết, hiếp .. . những thông tin liên quan trực tiếp đến đời sống xã hội, ảnh hƣởng đến nhiều ngƣời, nhiều ngƣời biết. Đơn vị này cũng là nơi thƣờng xuyên cung cấp thông tin cho báo chí.

Cơ quan cảnh sát kinh tế cũng là đơn vị hay có những chuyên án lớn về tham ô, đƣa nhận hối lộ, cố ý làm trái, lợi dụng chức vụ quyến hạn.. . tuy nhiên, cơ quan này thƣờng không cởi mở với báo chí. Những vụ án về kinh tế thƣờng kéo dài, nhiều phức tạp và có những tranh luận đến phút cuối cùng của các phiên tòa. Với những vụ án kinh tế, phóng viên cần hết sức thận trọng khi đƣa tên tuổi, công ty, bởi rất có thể nhà báo sẽ bị kiện, phải bồi thƣờng số tiền lớn vì làm ảnh hƣởng đến công việc làm ăn tại các doanh nghiệp.

Ngoài ra, lực lƣợng an ninh cũng là đơn vị làm án điểm, những án lớn có liên quan đến an ninh quốc gia (thực tế những thông tin này đƣợc bạn đọc rất quan tâm). Tuy nhiên, đây là đơn vị thƣờng làm án “nhạy cảm” nhƣ phản gián, gián điệp, án có yếu tố nƣớc ngoài nên thƣờng không có nhiều thông tin cho báo chí đăng tải.

34

b.Nguồn tin từ Viện kiểm sát

Viện kiểm sát là cơ quan công tố, giữ vai trò quan trọng trong hệ thống cơ quan pháp luật của Việt Nam. Viện kiểm sát và toà án là hai cơ quan thuộc nhánh Tƣ pháp trong bộ máy nhà nƣớc (Lập pháp, Hành pháp, Tƣ pháp).

Trong bộ máy nhà nƣớc của các nƣớc nằm trong hệ thống các nƣớc XHCN trƣớc đây đƣợc xây dựng trên nguyên tắc quyền lực thuộc về nhân dân, nhân nhân thực hiện quyền lực của mình thông qua các cơ quan đại diện là Hội đồng nhân dân các cấp. Quốc hội là cơ quan quyền lực cao nhất. Mọi quyền lực đều tập trung ở Quốc hội, nhƣng Quốc hội không trực tiếp thực thi quyền lực mà giao cho các cơ quan nhà nƣớc, trong đó Viện kiểm sát nhân dân đƣợc giao chức năng kiểm sát việc tuân theo pháp luật nói chung (Hiến pháp 1960, 1980). Hiến pháp 1992 quy định VKSND kiểm sát việc tuân theo pháp luật và thực hành quyền công tố; Hiến pháp 1992 sửa đổi năm 2002 quy định VKSND thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tƣ pháp. chức năng thực hành quyền công tố là chức năng chủ yếu của VKS.

Nếu nguồn tin từ cơ quan điều tra bị tắc thì thông tin từ Viện Kiểm sát có thể là cứu cánh cho phóng viên đƣa tin pháp luật. Bởi lẽ, bất kỳ lệnh bắt giam hay quyết định khởi tố bị can nào cũng đều phải đƣa sang Viện kiểm sát. Trừ lệnh bắt khẩn cấp cơ quan điều tra có thể đƣa sang phê chuẩn sau 24 giờ, còn lại tất cả các lệnh bắt giam bị can đều phải có sự phê chuẩn của Viện kiểm sát.

Nguồn tin từ viện kiểm sát là nơi có thể cho nhà báo những thông tin chính xác về việc cơ quan điều tra của Bộ công an đã khởi tố, bắt tạm giam một bị can nào đó hay chƣa. Cơ quan này cũng là nơi có kết luận điều tra (nếu cơ quan điều tra bộ Công an không cung cấp cho nhà báo), và sau đó là có cáo trạng truy tố bị cáo ra trƣớc tòa.

35

Tòa án nhân dân Việt Nam là cơ quan xét xử của quyền lực nhà nƣớc Việt Nam, thực hiện quyền tƣ pháp. Có 2 cấp:

Tòa án Nhân dân Tối cao, trực thuộc Trung ƣơng, là tòa án nhân dân cấp cao nhất trong hệ thống luật pháp.

Tòa án Nhân dân địa phƣơng, gồm có tòa án cấp tỉnh, cấp huyện, trực thuộc Bộ tƣ pháp và do Tòa án nhân dân tối cao quản lý, trong các phiên xử thƣờng có Hội thẩm nhân dân tham gia.

Tòa án thƣờng không cho phóng viên tin mới (vì các thủ tục tố tụng đã tiến hành trƣớc đó và thƣờng đƣợc đƣa tin, nhƣ việc khởi tố bị can, bắt, khám xét … ). Tuy nhiên, phiên tòa lại có thể cho phóng viên những tình tiết hấp dẫn về thái độ của ngƣời tham gia, những lời khai, quan điểm bào chữa .. . hoặc thậm chí có những vụ đối đáp, tranh luận thú vị mà nhiều bạn đọc thích thú.

Không chỉ có tòa án hình sự, tòa dân sự, mà hiện nay, ngày càng có nhiều phiên tòa hành chính (thƣờng là các vụ dân kiện quan) đƣợc đƣa ra xét xử. Đây là điều rất lý thú và có thể thu hút đƣợc đông đảo bạn đọc. Ví dụ vụ dân ở TP Việt Trì kiện UBND tỉnh Phú Thọ; lái xe Bùi Trung Dung kiện Trƣởng phòng cảnh sát giao thông công an tỉnh Hải Dƣơng .. .

Để không bỏ lọt những vụ án hay, phóng viên cần quan hệ tốt với văn phòng tòa án, để có đƣợc lịch xử án trong tháng, trong đó lƣu ý đến những vụ án lớn, vụ án đặc thù mang tính điển hình. Ngòai ra, việc có mối quan hệ thân thiết với các thẩm phán cũng là cách rất tốt để phóng viên có thể hiểu hơn về các quy định của pháp luật, những nhận định của thẩm phán trong việc đánh giá chứng cứ .. . điều này giúp phóng viên không bị sai sót khi sử dụng các thuật ngữ và có đƣợc những nhận định sâu hơn về bị cáo và các hành vi phạm tội của bị cáo khi tƣờng thuật tại tòa.

36

Ngòai cơ quan công an, tòa án, viện kiểm sát .. . thì hằng ngày có tới hàng trăm vụ đụng xe, hàng chục vụ cháy hay tai nạn lao động, các vụ côn đồ thanh tóan nhau hay các vụ cƣớp của, giết ngƣời .. . nếu chỉ chờ đến khi công an thông báo thì hầu hết hiện trƣờng đã không còn nguyên vẹn. Thậm chí một số vụ công an không muốn báo tin cho báo chí (ví dụ các vụ cƣớp ngân hàng, các vụ cƣớp có tổ chức khi chƣa tìm ra thủ phạm bởi họ cũng sợ khi báo chí đăng, tội phạm sẽ thấy động và trốn mất, gặp khó khăn trong việc truy bắt). Do đó, một nhu cầu đặt ra là phóng viên cần biết thông tin trƣớc hoặc cùng lúc với công an. Muốn vậy, phóng viên cần có thông tin viên tại các địa bàn trọng điểm. phóng viên Hà Trung báo An ninh thủ đô cho rằng: Khi phóng viên đƣợc phân công địa bàn thì cần cài cắm thông tin viên từ các trật tự viên, các cảnh sát khu vực, công an phƣờng .. . để khi có bất cứ thông tin nào, từ việc hàng xóm đánh nhau đến việc côn đồ hành hung ngƣời dân .. . họ đều báo cho phóng viên với tƣ cách là những ngƣời bạn, những thông tin viên, chứ không phải là theo đƣờng cơ quan hành chính nhà nƣớc. Đặc biệt, tại các địa bàn trọng điểm nhƣ bến xe, chợ, ga tàu càng cần phải có nhiều thông tin viên (có thể là một anh xe ôm quen, một bà hàng nƣớc, một anh tự quản.. .) để đảm bảo rằng bất kỳ khi nào có việc, bạn sẽ không bị lọt tin.

Trong khi tác nghiệp, tôi cũng có một vụ dụ thú vị: “Hồi đầu tháng 9.2008, tại khu vực bến xe Giáp Bát xảy ra vụ xô xát lớn giữa một nhóm phụ xe và một số “cò” ở bến. Cảnh sát khu vực và phía bến xe (vốn là những nguồn tin thƣờng xuyên) không muốn cung cấp thông tin cho báo chí nhƣng rất may có một bà hàng nƣớc mà tôi hay ngồi uống nƣớc (có để lại số điện thoại) đã cung cấp thông tin cho tôi, tôi xuống hiện trƣờng khi máu me, chai lọ, ghế nhựa vẫn còn ngổn ngang và công an quận chƣa kịp đến”.

Một số đơn vị cũng thƣờng xuyên có thông tin và đáng đƣợc phóng viên cài cắm nguồn tin nhƣ ở cơ quan quản lý thị trƣờng (chuyên kiểm tra

37

hàng lậu, hàng giả, phát hiện các vụ đầu cơ, ém hàng tăng giá .. .). Các công ty cứu hộ giao thông cũng ngày càng có nhiều việc để làm trong khi tình hình tai nạn giao thông ngày càng tăng. Họ sẽ là những ngƣời nhận tin và đến hiện trƣờng rất sớm, do đó, nếu có đƣợc thông tin viên tốt, nhà báo hòan tòan có thể đến hiện trƣờng các vụ tai nạn giao thông sớm nhất có thể.

Ngòai ra, cán bộ thuộc lực lƣợng trực ban lực lƣợng phản ứng nhanh, phòng trực ban cơ quan phòng cháy chữa cháy cũng là những nơi có thông tin cực sớm. Nếu bám chặt những cơ quan này, phóng viên hình sự sẽ không sợ thiếu tin bài. Vấn đề là quan hệ nhƣ thế nào và có mô hình nào về việc khai thác nguồn tin?

Một phần của tài liệu Kỹ năng xử lý đề tài pháp luật trên báo in hiện nay (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(153 trang)