7. Kết cấu của luận văn
3.2.2. Tập hợp chứng cứ
Khi đã có đƣợc những manh mối của vụ việc, đã có đƣợc nền tảng kiến thức cơ bản của vấn đề chuẩn bị điều tra, phóng viên cần tiến hành thu thập chứng cứ. Xuất phát từ những dấu hiệu sai phạm, phóng viên cần tìm cho ra hồ sơ của một công trình, hay một dự án đang có dấu hiệu bê bối. Khi công trình có vấn đề, chủ đầu tƣ sẽ rất ngại cung cấp. Do đó, phóng viên cần có nghệ thuật, đôi khi phải nhờ phóng viên khác đặt vấn đề viết bài khen ngợi một đơn vị, một doanh nghiệp để vào tìm tài liệu, thông tin.. .
Các chứng cứ cần đƣợc sắp xếp cho từng luận điểm, ví dụ: Chuyện sai phạm đất đai tại Tiến Xuân, Lƣơng Sơn, Hòa Bình. Vụ đó bắt đầu bằng đơn thƣ tố cáo của ngƣời dân. Khi tiến hành điều tra, chúng tôi chỉ biết hiện tƣợng chính quyền thu hồi đất không minh bạch, không thực hiện đúng quy trình. Cụ thể, công ty Thành Nhƣ, công ty ánh Dƣơng đƣợc cấp 30 ha đất nhƣng tất cả thủ tục cực kỳ nhanh chóng, chỉ trong 1 ngày đã hòan tất mọi thủ tục từ lập dự án, phê duyệt dự án đến chấp thuận đầu tƣ. . . Khi viết bài: Hòa Bình: Cấp đất siêu tốc trƣớc giờ G, chúng tôi đã để địa chỉ email ở dƣới bài viết. Ngay sau đó, hàng chục email gửi về, qua họ, chúng tôi đƣợc cung cấp thêm nhiều tài liệu trong đó có bản tổng hợp danh sách các dự án UBND tỉnh Hòa Bình cấp trên địa bàn huyện Lƣơng Sơn. Đây là tài liệu do một đại biểu Hôị đồng nhân dân cung cấp cho chúng tôi. Thật bất ngờ, trong bản tổng hợp còn có hơn 2000 ha đất đƣợc ông Bùi Văn Tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh Hòa Bình ký cấp đất trong cùng một ngày 29.2.2008 (5 ngày trƣớc khi có chỉ thị của Thủ tƣớng về việc ngƣng phê duyệt các dự án).
Đôi khi, những ngƣời tố cáo chƣa tin tƣởng phóng viên khi họ mới vào điều tra, bởi lẽ nhiều ngƣời nói rằng họ chƣa biết nhà báo là “địch hay ta” (tức
86
là ngƣời bảo vệ quyền lợi cho ngƣời dân hay là ngƣời thuộc phe của một số cán bộ, chính quyền đƣợc thuê để cài vào, tìm hiểu nội bộ ngƣời tố cáo). Cũng có những ngƣời đã thất vọng với nhà báo, bởi lẽ họ đã kêu cầu nhiều lần, đã cung cấp đủ tài liệu nhƣng nhà báo không viết bài. “Chúng tôi đã cung cấp nhiều rồi, nhƣng các ông nhà báo khi làm việc ở tỉnh lại bị chặn hết, có khi các bác nhận phong bì rồi về, có thấy ai viết cho chúng tôi đâu”, ông Lê Văn Hòa, ở thôn 4, xã Tiến Xuân, Lƣơng Sơn, Hòa Bình từng nói với chúng tôi nhƣ thế.
Một kinh nghiệm rút ra là khi ngƣời dân chƣa tin thì hãy chứng minh cho họ bằng chính sản phẩm trên báo, đừng quên để lại địa chỉ, số điện thoại liên lạc. Có những khi chúng tôi phát hiện ra sai phạm lớn tại Hải Phòng, nhƣng vì ngƣời tố cáo không dám cung cấp, hoặc cung cấp rất nhỏ giọt, chúng tôi đã lấy lòng tin của họ bằng cách đăng bài nhỏ từ những tài liệu đã có. Sau khi đăng, chúng tôi gửi báo cho ngƣời có tài liệu, qua đó, họ tin tƣởng và bắt đầu cung cấp tài liệu có giá trị để làm tiếp những bài sau. Thực ra, việc tổ chức một loạt bài liền mạch là lý tƣởng nhất, nhƣng không phải vì thế mà quá cầu toàn. Nếu đã đủ tài liệu cho 1, 2 bài thì có thể đăng báo, trên bài báo để địa chỉ liên hệ (tốt nhất là email) ở dƣới bài, rất có thể những ngƣời tố cáo sẽ tìm đến bạn và cung cấp những tài liệu có giá trị.
Có trong tay những thông tin ban đầu về các nghi vấn tiêu cực, phóng viên bắt đầu tiến hành quá trình điều tra. Trƣớc khi điều tra, điều đầu tiền phóng viên cần nghiên cứu các văn bản luật, hỏi các chuyên gia xem “quyền của mình tới đâu”, cái gì nhà báo có thể làm, cái gì là không thể. Điều này cực kỳ quan trọng, thậm chí ảnh hƣởng cả đến tính mạng cũng nhƣ quyền lợi công dân của nhà báo.
Khi tiến hành bài điều tra về nạn kiểm lâm vòi tiền mãi lộ trên quốc lộ 6, nhà báo Huy Minh, thời điểm đó làm báo Gia đình xã hội đã ngồi trên một
87
chiếc xe chở gỗ nhập từ Lào qua Điện Biên về Hà Nội. Anh yêu cầu chủ xe phải viết một bản cam đoan, là xe không chở gỗ lậu, không quá trọng tải, không có bất kỳ loại hàng cấm nào. Sau khi thỏa thuận xong với chủ xe, lái xe, anh mới bắt đầu công việc. Nói về điều này, nhà báo Huy Minh giải thích: “Chỉ cần lái xe chở một khúc gỗ cấm trái quy định (không có hóa đơn chứng từ), rất có thể mình sẽ bị cho là nhà báo đi bảo kê gỗ lậu. Nhƣ vậy là đã bị khống chế, bị vƣớng mắc khi muốn viết bài về nạn tiêu cực của Kiểm lâm rồi. Đó là còn chƣa kể nếu không may, trên xe có 1,2 bánh heroin thì nhà báo khó tránh bị liên lụy”.
Không chỉ có vậy, trong quá trình mặc cả để làm luật với kiểm lâm, đƣa tiền cho kiểm lâm, Huy Minh đều cố gắng tách mình ra, không để là ngƣời liên đới trực tiếp mà chỉ là ngƣời gắn các thiết bị, chỉ cho lái, phụ xe cách nói nhƣ thế nào để thu thập bằng chứng. “Khi nhà báo thể hiện thông tin trên bài với tƣ cách là ngƣời chứng kiến, ngƣời quan sát thì không ai làm gì đƣợc anh. Nhƣng nếu nhà báo là ngƣời trực tiếp mơi cho kiểm lâm vòi tiền hoặc thậm chí anh là ngƣời đàm phán, ngƣời đƣa tiền cũng có thể bị liên đới sau khi bài báo xuất hiện”, nhà báo Huy Minh giải thích.
Hiện nay vẫn còn nhiều tranh cãi về pháp lý cũng nhƣ quy định của hội nhà báo về những gì đƣợc làm và không đƣợc làm với nhà báo. Năm 2005, một loạt phóng viên của các báo Thanh Niên, Lao Động, Tiền Phong, Pháp Luật, Đài tiếng nói Việt Nam .. . làm bài về mãi lộ trên quốc lộ 1A đoạn Tuyên Quang, Phú Thọ. Hàng chục cảnh sát giao thông đã bị nêu tên lên mặt báo cùng các đọan băng ghi hình, ghi âm cuộc vòi tiền mãi lộ. Để có bằng chứng, các nhà báo đã đóng vai lơ xe, chủ hàng để đƣa tiền làm luật. Sau khi vụ việc nổ ra, một số vị lãnh đạo ngành công an đã nói rằng cùng với việc khởi tố các cán bộ chiến sĩ cảnh sát giao thông nhận hối lộ, công an cũng sẽ khởi tố các nhà báo về tội đƣa hối lộ. Sau đó, do nhiều báo cùng lên tiếng nên
88
việc khởi tố các nhà báo không diễn ra. Nhƣng ở đây đặt ra một tranh cãi pháp lý, nhà báo có phạm tội đƣa hối lộ?
Nhiều luật sƣ cho rằng, về mặt hành vi thì đã cấu thành tội phạm nhƣng về động cơ của hành vi phạm tội thì không. Trong tình huống này, nếu phóng viên có làm báo cáo đề tài, lên kế hoạch thực hiện bài điều tra với ban biên tập trƣớc khi đi điều tra thì có thể yên tâm phần nào. Chính việc báo cáo đề xuất phƣơng thức điều tra đó sẽ chứng minh sự trong sáng của phóng viên trƣớc cơ quan pháp luật.
Một trƣờng hợp khác, khi chúng tôi (tác giả luận văn này) nắm đƣợc một đƣờng dây ăn cắp, làm giả hồ sơ xe máy, tiêu thụ xe máy trong đó có cả một số chiến sĩ công an từ công an phƣờng đến cảnh sát giao thông. Những tên trộm chỉ cần “khách” đặt hàng lấy chiếc xe nào bất kỳ, chúng sẽ bố trí lực lƣợng bám theo con mồi liên tục, sau khoảng 1 tuần chúng có thể chôm đƣợc chiếc xe đó, làm lại giấy tờ và bán cho ngƣời đặt hàng. Muốn thâm nhập đƣờng dây, chúng tôi định vào vai khách hàng đi đặt bọn tội phạm ăn cắp xe mà chúng tôi chỉ, nhƣng sau đó, qua tìm hiểu luật, chúng tôi đã phải dừng kế hoạch này vì nếu đặt hàng bọn tội phạm ăn cắp xe, nhà báo đã phạm pháp, ít nhất là bị xử lý với vai trò đồng phạm khi nhóm tội phạm nêu trên bị bắt, bị xét xử.
Việc xác định những giới hạn quyền của nhà báo, nhà báo đƣợc làm gì là một chuyện rất quan trọng nhƣng không hề đơn giản. Để xác định điều này, phóng viên cần có các chuyên gia pháp lý phân tích và giúp cảnh báo những vƣớng mắc pháp lý sau khi bài báo đăng tải. Khi xác định đƣợc ranh giới giới hạn quyền của nhà báo trong từng việc cụ thể, nhà báo có thể yên tâm tiến hành các biện pháp nghiệp vụ điều tra mà không phải lo sợ, cũng không tự mình làm khó mình khi viết, đăng tải bài điều tra.
89
Đa số các bài điều tra đều đòi hỏi phóng viên phải nhập vai, và rất dễ trở thành ngƣời “phạm pháp”, nhƣ ngƣời đƣa hối lộ, ngƣời tiêu thụ của gian, ngƣời có hành vi khuyến khích ngƣời khác phạm tội, không tố giác tội phạm ... Có những điều cũng chƣa đƣợc quy định chặt chẽ trong luật nên phóng viên đôi khi phải tham khảo ý kiến của nhiều ngƣời, chuẩn bị bằng chứng bảo vệ mình nếu gặp vƣớng mắc pháp lý.
Theo lời khuyên của đa số phóng viên điều tra có kinh nghiệm, trƣớc khi bắt tay vào điều tra, phóng viên cần lên kế hoạch thu thập chứng cứ, trong đó nói rõ các biện pháp nhập vai, đóng giả để xâm nhập thực tế. Bản kế hoạch này cần trình cho ban biên tập và đề nghị lãnh đạo tòa soạn ký duyệt, ghi rõ ngày tháng, vào sổ .. . Đây chính là bằng chứng xác đáng để bảo vệ phóng viên nếu có các xung đột pháp lý xảy ra sau này.
Rất nhiều nhà báo chủ quan khi cho rằng, động cơ của tôi là chống tiêu cực, tôi dù có làm gì cũng phải đƣợc pháp luật bảo vệ. Nhƣng điều quan trọng là mọi công dân đều bình đẳng trƣớc pháp luật, động cơ của nhà báo có thể là trong sáng nhƣng nếu anh vô tình hoặc cố ý phạm tội, nhà báo vẫn có thể bị xử.
Trƣờng hợp phóng viên Lan Anh, báo Tuổi Trẻ là một ví dụ, nữ phóng viên theo dõi mảng y tế này có đƣợc một văn bản đóng dấu mật của ngành Y Tế, Cơ quan điều tra bộ công an đã ra quyết định khởi tố bị can đối với phóng viên Lan Anh vì tội cố ý chiếm đọat tài liệu mật.
Khi tiếp cận các tài liệu điều tra, nhà báo cần đánh giá hết sức chi tiết những tài liệu nào là tài liệu chính thống, tài liệu nào là tài liệu mật, tài liệu tham khảo .. . với những tài liệu mật không phải là không có cách xử lý, đó là những thông tin tham khảo rất tốt cho phóng viên, chỉ có điều không thể trích dẫn một cách chi tiết vào bài. Nếu có nghiệp vụ giải mật tốt, phóng viên hòan toàn có thể sử dụng đƣợc thông tin trong các tài liệu đó.
90
Ngay khi tiếp cận tài liệu đóng dấu mật, tốt nhất phóng viên nên chép nội dung tài liệu ra một văn bản khác, hoặc che dấu “mật” đi và photocopy tòan bộ tài liệu. Khi đó bản photocopy đó không còn dấu mật. Điều này có thể là phƣơng án dự phòng cho tình huống bị cơ quan điều tra hỏi đến, nhà báo có thể nói rằng đó là tài liệu do bạn đọc đƣa cho phóng viên. Tất nhiên, đây cũng chỉ là tình huống đối phó, nhƣng ít nhất cũng tốt hơn tình huống bị phát hiện có tài liệu mật trong ngăn bàn của phóng viên.
Câu hỏi lớn với phóng viên nội chính là: Nếu gặp tài liệu mật thì “giải mật” bằng cách nào? Cách tốt nhất để giải mật tài liệu là nên coi tài liệu mật chỉ là nguồn thông tin đầu mối, thông tin mang tính chất gợi mở, trên cơ sở đó, nhà báo có thể đi khai thác các nguồn khác để hợp thức hóa thông tin. Đa số thông tin trong tài liệu mật là thông tin có tầm quan trọng, đó là những dự thảo kết luận điều tra, những dự thảo báo cáo hay những chỉ thị, ý kiến chỉ đạo trong ngành công an .. . Ví dụ, khi chúng tôi có kết luận thanh tra về vụ nhà tái định cƣ B11 của công ty Đầu tƣ xây dựng nhà Hà Nội, Hadinco, dù tài liệu mật nhƣng nó chỉ cho phóng viên rất nhiều thông tin nhƣ tòa nhà đƣợc xây từ năm nào, đầu tƣ bao nhiêu, trong đó lún nứt thế nào .. . những thông tin về số tiền đầu tƣ, về thời gian hòan thành, việc lún nứt chắc chắn không phải là tài liệu mật (vì có thể thu thập ở nhiều nguồn khác nhƣ hồ sơ dự án, báo cáo khả thi.. .). Chúng tôi hòan toàn có thể sử dụng để tìm ra những thông tin về việc sai phạm tại dự án này. Tôi tìm gặp ngƣời dân, xuống trực tiếp các gia đình, xuống tận công trình để chụp ảnh, quay phim về những sai phạm đó. Sau đó, có thể phỏng vấn chủ đầu tƣ bằng những nội dung lấy từ kết luận thanh tra để buộc ông tra trả lời. Nhƣ vậy, hòan toàn có thể hóa giải tài liệu mật bằng phát ngôn của một ngƣời khác.
Ngay nay, với sự phát triển của công nghệ thông tin, nhà báo cần áp dụng triệt để lợi thế của máy tính để có thể tổng hợp, phân tích các số liệu, thu
91
thập các dữ kiện từ quá khứ đến hiện tại, đi sâu tìm hiểu các vấn đề liên quan đến đề tài mà nhà báo đang điều tra. Cuốn Nhà báo hiện đại viết: “.. . Những kẻ thừa kế chuyên nghiệp của họ (những phóng viên điều tra lão làng – tác giả) cũng lao vào phóng sự điều tra với cùng lòng tận tâm muón tố cáo và cải tổ. Họ cũng sử dụng những kỹ thuật cũ nhƣng mức hoàn thiện hơn- phỏng vấn đào sâu, quan sát cá nhân, phân tích tài liệu. Nhƣng những kẻ khuấy bùn thời hiện đại (chữ của tổng thống Theodore Roosevelt gọi các nhà báo – tác giả) còn có một công cụ mạnh mẽ mà tiền nhân không thể có. Chiếc máy tính cho phép phóng viên ngày nay tổng hợp và phân tích những lƣợng dữ kiện khổng lồ, thực thi những tính toán thống kê phức tạo và tạo ra những đồ thị để igúp độc giả hiểu rõ thêm vấn đề. Công cụ này lại đòi hỏi phóng viên những kỹ năng mới (cả về tƣ duy lẫn thực hành) để sử dụng máy tính chi hiệu quả và mọi nhà báo nghiêm túc ngày nay không thể thiếu những kỹ năng ấy trong vốn đồ nghề tác nghiệp của mình” 1
Chứng cứ lý tƣởng nhất cho các bài điều tra là chứng cứ bằng văn bản, bởi đó là những chứng cứ có giá trị pháp lý tại tòa. Tuy nhiên, việc có đƣợc văn bản gốc là điều không dễ, vì vậy, nếu có thể, hãy chụp ảnh tài liệu gốc, có cả dấu đỏ kèm với đó là một bản photocopy. Tránh trƣờng hợp chỉ sử dụng tài liệu photocopy, vì tài liệu đó không có giá trị chứng cứ trƣớc tòa (cũng nhƣ băng ghi âm, tài liệu photocopy chỉ có giá trị tham khảo, nếu phù hợp với các tình tiết, chứng cứ khác sẽ đƣợc xem xét).
Việc thu thập chứng cứ là cực kỳ quan trọng bởi nó khẳng định là bài điều tra có hòan thành đƣợc hay không. Với những bài điều tra nhƣ về nạn hối lộ, nạn mãi lộ.. . thì chứng cứ chiếm tới 90% sự thành công của bài điều tra. Và chính những chứng cứ này sẽ tạo điều kiện cho cơ quan điều tra vào cuộc
92
và xử lý những ngƣời vi phạm. Trong vụ phóng viên báo điện tử Vnexpress.net quay cảnh cảnh sát 113 nhận tiền trên đƣờng Hòang Hoa Thám, ngay sau khi clip này đƣợc phát trên mạng, tổ công tác nhận tiền đã bị xử lý kỷ luật, loại ra khỏi ngành.
Các chứng cứ còn là chỗ dựa cho nhà báo có thể viết chắc tay trong bài,