7. Kết cấu của luận văn
2.1.3 Xây dựng và duy trì nguồn tin bằng cách nào?
a.Xây dựng nguồn tin
Một nhà báo cần phải có cả hai yếu tố: Nguồn thông tin và cách thể hiện thông tin. Làm tin mảng đề tài pháp luật cái khó nhất là có nguồn tin. Với một số thể loại nhƣ phóng sự, ký chân dung .. . cách thể hiện bài báo (kỹ năng sử dụng tu từ, cách đặt tít, viết sapo, cách ngắt đoạn, cấu trúc bài báo .. .) chiếm vị trí cực kỳ quan trọng. Tuy nhiên, với loại tin hình sự, cách thể hiện không quan trọng bằng nguồn thông tin. Thông tin đầy đủ thì một phóng viên tập sự cũng viết đƣợc tin bài, nhƣng nếu không đủ thông tin, một phóng viên
39
lão làng cũng không thể “phóng bút” mà “tả” ra tin hình sự. Theo tôi, nguồn thông tin chiếm tới 70% sự thành công của một tác phẩm báo chí về đề tài pháp luật.
Vậy cách xây dựng nguồn tin nhƣ thế nào, thiết lập quan hệ với nguồn tin ra sao?
Nhƣ phần trên đã nói, nguồn tin cho đề tài pháp luật rất rộng, từ cơ quan công an đến tòa án, viện kiểm sát, rồi công an phƣờng, trật tự viên, bà hàng nƣớc, hay những ngƣời dân bình thƣờng trong khu phố .. . Với các cơ quan này, việc sử dụng “uy thế” của báo chí hầu nhƣ không có hiệu quả. Bởi lẽ, “Đối với vụ án đang đƣợc điều tra hoặc chƣa xét xử, thì các cơ quan tiến hành tố tụng có quyền không cung cấp thông tin cho báo chí”1
.
Với các nguồn tin là cán bộ các cơ quan công tố, sẽ là rất khó khăn để tiếp cận thông tin bởi hầu hết tin các vụ án thuộc diện tài liệu mật. Trong khi các cán bộ điều tra lại bị chế tài bởi nếu cung cấp thông tin cho báo chí trái quy định sẽ là vi phạm vào điều 286 bộ luật hình sự, tội Cố ý làm lộ bí mật công tác.
Chính vì vậy, cách thiết lập quan hệ với các nguồn tin phải đƣợc xây dựng trên cơ sở cá nhân với cá nhân, giữa cá nhân nhà báo với một số cán bộ các cơ quan chức năng (nhƣ đã nói ở trên). Khi đó, công việc chỉ là cái cớ, nhƣng cũng là mục đích, còn quan hệ giữa hai ngƣời của hai cơ quan xét cho cùng đó là quan hệ cá nhân, bạn bè, anh em.
Để có thông tin từ cơ quan công an đa số phóng viên phải dựa vào quan hệ cá nhân. Cách khai thác nguồn tin từ cơ quan điều tra tốt nhất chính là cách thiết lập mối quan hệ gắn bó chặt chẽ, tin cậy lẫn nhau.
40
Mô hình tốt nhất để có thông tin từ cơ quan pháp luật là một hình cặp đôi (nhƣ đã nói ở trên). Nên thiết kế mối quan hệ thân thiết, tin cậy với lãnh đạo cơ quan pháp luật nhƣ cục trƣởng cục cảnh sát điều tra, thủ trƣởng cơ quan điều tra, trƣởng phòng làm án .. . và đi kèm với đó là một nhân viên ở các cơ quan đó. Nên xây dựng mối quan hệ với càng nhiều nhân viên càng tốt, nhƣng nên có một số ngƣời thân cận để khi có thông tin, những nhân viên đã đƣợc “cài cắm” này sẽ cung cấp thông tin ban đầu cho phóng viên. Sau đó, phóng viên sẽ hỏi lãnh đạo các cơ quan này để xin thông tin đầy đủ, chính thống.
Những vị lãnh đạo cơ quan bảo vệ pháp luật rất ít khi chủ động cung cấp thông tin cho phóng viên, vì các vị này thƣờng rất bận. Tuy nhiên, nếu đã có mối quan hệ tốt và nắm đƣợc thông tin ban đầu, việc phóng viên thu thập thông tin, xác nhận thông tin qua các vị lãnh đạo cơ quan bảo vệ pháp luật sẽ không quá khó.
Một trong những lý do mà nhiều phóng viên gạo cội có thể thiết lập đƣợc nhiều mối quan hệ với các cơ quan bảo vệ pháp luật chính là nhờ họ đã có nhiều “va chạm” với các cơ quan này. Phóng viên Chí Tùng, báo Lao Động đƣa ra một kinh nghiệm: Ban đầu, khi mới vào ngành này, nên làm các vụ việc theo đơn thƣ, trong đó có nhiều vụ tố cáo những uẩn khúc của vụ án, những tình huống hiềm nghi, thậm chí cả những lời tố cáo cơ quan bảo vệ pháp luật làm sai lệch hồ sơ vụ án .. . Phóng viên có thể căn cứ vào đơn đó, làm giấy giới thiệu đến gặp những ngƣời bị tố cáo, các cơ quan chức năng .. . nghe họ giải thích. Qua những lần nhƣ thế này có thể chứng minh đƣợc việc phóng viên là ngƣời đàng hoàng, nghe thông tin hai chiều, qua đó gây dựng đƣợc mối quan hệ với các điều tra viên, những vị lãnh đạo cơ quan công an, tòa án .. . Việc còn lại sau đó chính là việc nuôi dƣỡng nguồn tin.
41
Ngòai ra, các mối quan hệ với các sĩ quan cảnh sát cần phải có thời gian. Nhiều ngƣời ngạc nhiên vì sao phóng viên Tùng Duy báo Tiền Phong có thể thân với thiếu tƣớng Triệu Văn Đạt, Phó tổng cục trƣởng tổng cục cảnh sát đến vậy. Họ sẽ không ngạc nhiên khi biếtphóng viên này đã có quan hệ với ông Đạt từ khi ông còn là một cán bộ cảnh sát ở tỉnh Phú Thọ cách đây cả chục năm. Một kinh nghiệm rút ra là, chơi với lính thì dễ hơn chơi với sếp. Nếu phóng viên thân thiết, tạo độ tin cậy với các cán bộ, chiến sĩ công an (và cả các ngành khác nhƣ hải quan, quản lý thị trƣờng, kiểm sát viên, nhân viên tòa án hay nhân viên chính quyền … ) thì khi họ lến chức, mối quan hệ đó mới thực sự bền chặt và có giá trị. Phóng viên nội chính gọi đó là cách nuôi nguồn tin. Với cách suy tính lâu dài, nếu có đƣợc những thông tin viên tốt (họ chỉ là những cán bộ cấp thấp), cả hai đã tin cậy lẫn nhau đến khi những thông tin viên này lên chức, thì đi theo đó, họ lại trở thành ngƣời thứ nhất, thành “ngƣời để hỏi” trong mô hình cặp đôi.
Thêm vào đó, mối quan hệ giữa các đồng nghiệp cũng hết sức quan trọng. Không một ai làm mảng đƣa tin hình sự có thể theo tất cả các “mặt trận”. Để tránh lọt tin, hầu nhƣ bất kỳ phóng viên nào cũng cần xây dựng cho mình một nhóm phóng viên để cùng hợp tác, chia sẻ tin tức. Qua các phóng viên báo khác để tiếp cận các nguồn tin từ cơ quan bảo vệ pháp luật cũng là một cách làm hiệu quả và nhanh chóng. Tuy nhiên, thƣờng các nguồn tin có giá trị không muốn cung cấp cho nhiều ngƣời (đảm bảo tính bí mật). Chính vì vậy, việc có đƣợc mối quan hệ là một chuyện, nhƣng để nuôi dƣỡng nguồn tin và có đƣợc thông tin có giá trị lại cần phải tốn nhiều công sức.
b.Nuôi dưỡng nguồn tin
Cái quan trọng nhất để nuôi dƣỡng nguồn tin của phóng viên pháp luật chính là sự tin cậy. Nếu mất sự tin cây sẽ rất khó để có đƣợc thông tin. Ngoài các vụ họp báo công khai, công bố thông tin vụ án công khai, để có đƣợc
42
những thông tin độc quyền cần phải có đƣợc mối quan hệ tin cẩn và thân thiết. Nhà báo Trần Công Hùng, PV Báo Tiền Phong, ngƣời đã có những mối quan hệ rất tốt với Bộ Công an cũng nhƣ công an Hà Nội khẳng định: Chỉ cần anh đƣa tin sai hoặc để lộ nguồn tin, thì gần nhƣ chắc chắn anh đã mất đi một mối quan hệ, một nguồn tin, lần sau họ sẽ không dám cung cấp thông tin cho anh nữa.
Các biểu hiện gắn kết bên ngoài công việc nhƣ mời nguồn tin đi ăn, uống café, tặng quà sinh nhật .. . cũng cần đƣợc chăm lo một cách chân tình nhƣ bất kỳ một mối quan hệ thân mật nào khác. Chính những hành động, cử chỉ chân tình (chứ không phải tiền bạc) sẽ có đƣợc những mối quan hệ tốt. Một điều cần lƣu ý, với cả lực lƣợng an ninh, cảnh sát, kiểm sát, tòa án .. . đều có các ngày truyền thống của ngành. Đây cũng là dịp nên thăm hỏi, chúc mừng để tỏ rõ sự tôn trọng lẫn nhau.
Một mẹo nhỏ với phóng viên, một số nguồn tin là lãnh đạo cơ quan bảo vệ pháp luật thƣờng rất thích đọc báo để nắm thông tin, do đó, phóng viên có thể chủ động đặt báo biếu để nguồn tin theo dõi đƣợc các sản phẩm mà phóng viên làm ra cũng nhƣ là một lời nhắc nhở mỗi sàng thắt chặt thêm mối quan hệ giữa phóng viên và nguồn tin.
Liên quan đến tờ báo, đó có thể là món quà rẻ tiền, ý nghĩa mà phóng viên cần chú ý tận dụng. Không nên để bẵng đi thời gian dài mới điện thoại hoặc qua lại thăm hỏi nguồn tin. Ít nhất từ 3-5 ngày nên gọi điện thoại hỏi thăm các nguồn tin, hoặc chủ động sang gặp, ngồi nói chuyện với nguồn tin để chia sẻ công việc và nắm đƣợc lịch trình của các cơ quan bảo vệ pháp luật. Mỗi lần gặp mặt, nên mang theo khoảng chục tờ báo biếu nguồn tin và cả các cán bộ làm án, những ngƣời dù chƣa thể cung cấp thông tin cho phóng viên nhƣng có thể họ sẽ là những ngƣời cho phóng viên tin tức quý giá sau này. Vì vậy, đừng tiếc tờ báo làm quà, hãy biếu nó cho cả những cán bộ trẻ, những
43
“Cần biết nguồn tin cần gỡ thỡ ta cố gắng đáp ứng trong khả năng có thể. Một điểm chung là nguồn tin nào cũng muốn thông tin của họ được PV tiếp nhận một cách trân trọng và xử lý khoa học, chính xác”, NB Phạm Hiếu, Phó tổng biên tập Vnexpress.net
thiếu úy, trung úy (cấp bậc thấp) với sự chân thành và để lại số điện thoại, có thể nó sẽ phát huy tác dụng trong một tƣơng lai gần.
Tiền bạc không thắt chặt đƣợc nguồn tin, biến nguồn tin thành bạn chí cốt nhƣng nhà báo cũng không nên “bỏ qua” yếu tố này. Thực tế một số cán bộ chiến sĩ cảnh sát cấp thấp rất khó khăn về mặt kinh tế, đôi khi họ chỉ sống nhờ vào lƣơng từ 1,5-2 triệu đồng/tháng. Do đó, nhà báo cũng cần chú ý đến việc này để có những thăm hỏi động viên kịp thời. Một số ngƣời mặc cả khi cung cấp tin thì trả tiền, đôi khi nhà báo cũng phải chấp nhận, nhƣng không nên lạm dụng việc này, vì khi đó có thể bị điều tra về hành vi chiếm đoạt bí mật nhà nƣớc. Cần biến các mối quan hệ từ công việc thành quan hệ cá nhân, rồi từ quan hệ cá nhân lại phục vụ công việc, đó là điều lý tƣởng nhất. Nhà báo Phạm Hiếu, Phó tổng biên tập báo Vnexpress.net, từng là một phóng viên nội chính trong 9 năm ở báo Lao Động cho rằng: “Không nên trả tiền theo kiểu “bóc bánh trả tiền”, vì khi đó có thể cả ngƣời đƣa tiền và ngƣời nhận tiền đều không thoải mái. Thậm chí, với phóng viên nếu có ngƣời mặc cả nhƣ vậy cũng cần phải hết sức cảnh giác. Có rất nhiều cách nhà báo có thể trả ơn những ngƣời cung cấp thông tin. Ví dụ, việc bạn biếu con trai của cảnh sát khu vực một hộp sữa bột ngoại nhập sẽ tốt hơn nhiều việc bạn đƣa cho anh ta 200 ngàn đồng. Cùng là tiền bạc, vật chất, nhƣng nếu biết cách đƣa thì cả ngƣời nhận và ngƣời đƣa đều cảm thấy thoải mái”.
Cũng nhƣ nhà báo phải biết bạn đọc cần gì để cung cấp thông tin cho họ thì với nguồn tin cũng vậy, nhà báo cần biết nguồn tin cần gì để cho họ cái đó phù hợp với khả năng của nhà báo. Có
ngƣời không cần tiền (và nhà báo cũng không thể có số tiền lớn hàng chục triệu, hàng trăm triệu đồng để cho nguồn tin). Đôi khi nguồn tin chỉ cần thấy thông tin của họ
44
cung cấp đã đƣợc xử lý khéo léo, chính xác và đƣa lên mặt báo. Có những khi nhà báo tặng họ tờ báo có thông tin của họ là đủ. “Với PV Vnexpress.net, sau khi đƣợc cung cấp thông tin về việc phòng PC 14, công an TP Hà Nội phá một chuyên án, 1 tiếng sau khi có thông tin, bài đã lên báo điện tử, phóng viên của chúng tôi in bài báo ra mang sang tặng các chiến sĩ công an. Họ thấy rất vui vì tin lên rất sớm và chính xác”, anh Phạm Hiếu cho biết.
Đó là với công an, còn với những nguồn tin dân sự, những thông tin viên nhƣ bà hàng nƣớc, trực ban cứu hỏa hay trực ban cứu hộ giao thông … nhà báo hòan toàn có thể đƣa ra cơ chế mua tin theo diện trả lƣơng tháng cộng với nhuận bút cho từng thông tin. Với một số tòa soạn báo lớn, phóng viên có thể đề xuất chi trả với một mức hợp lý. Ví dụ trả cho mỗi nguồn tin 100.000 đ khi họ báo tin về một vụ ẩu đả lớn có thể viết bài, phóng viên nhận đƣợc 400.000 đ nhuận bút. Hoặc nói thẳng với nguồn tin là khi anh cung cấp thông tin, tôi làm bài anh sẽ đƣợc hƣởng 1/3 hoặc 1/2 nhuận bút của tác phẩm ấy. Đó là cách hết sức sòng phẳng, lâu dài bởi nếu không có nguồn tin phóng viên cũng không có nhuận bút, còn ngƣời cung cấp tin họ thấy đƣợc lợi mà chẳng mất gì họ cũng sẽ nhiệt tình hơn, sẽ nhớ đến bạn trong những lần sau.
c.Khai thác nguồn tin
Khi đã có nguồn tin tốt thì việc khai thác sẽ chỉ là vấn đề kỹ thuật. Hằng ngày, phóng viên cần gọi cho các nguồn tin cấp thấp (nhƣ cán bộ trinh sát, cán bộ văn phòng, bộ phận tổng hợp) để hỏi xem trong cơ quan đơn vị có gì đặc biệt không, sắp tới có gì không? Khi đã thân thiết và gắn quyền lợi, nghĩa vụ với nguồn tin thì họ sẽ thƣờng chủ động thông báo tin tức cho phóng viên nếu họ có thông tin.
Quá trình thu thập thông tin từ nguồn cần chú ý ghi âm, nên hỏi rõ xem có thể hỏi ai để khai thác sâu thêm tin này, đơn vị nào làm án.. . Thu thập thông tin là bƣớc thứ nhất, thứ hai là phải lƣu ý đến kỹ năng xử lý nguồn tin.
45
Nhƣ phần 1 đã nói, việc bảo vệ bí mật nguồn tin là quyền nhƣng cũng là nghĩa vụ của nhà báo. Do đó, khi làm tin bài cần đặt câu hỏi: nếu tin này đăng lên có làm ảnh hƣởng đến nguồn tin của mình hay không?