7. Kết cấu của luận văn
2.2. Kỹ năng xử lý tin hình sự
2.2.1 Dẫn nguồn tin như thế nào?
Cách dẫn nguồn nhƣ thế nào để vừa an toàn, vừa không bị lộ nguồn tin là một trong những điều phóng viên phụ trách việc đƣa tin hình sự cần đặc biệt chú ý.
Thông tin lý tƣởng là thông tin đƣợc dẫn nguồn từ nguồn tin có thẩm quyền và càng chi tiết càng tốt. Ví dụ, một tin dẫn lời Trƣởng ban chuyên án sẽ tốt hơn dẫn lời một trinh sát. Và thông tin sẽ càng đáng tin cậy hơn khi đƣợc nêu đích danh tên, chức vụ ngƣời đƣa ra thông tin. Tuy nhiên, đối với phóng viên đƣa tin hình sự, việc dẫn nguồn tin một cách chi tiết chƣa hẳn đã tốt và không phải lúc nào cũng làm đƣợc. Với một số nguồn tin ở cấp trung hoặc cấp thấp trong cơ quan thi hành pháp luật, họ không đƣợc quyền phát ngôn và hầu nhƣ không bao giờ đồng ý cho bạn nêu tên trên báo (trừ trƣờng hợp có chỉ đạo của cấp trên). Kể cả các sĩ quan cao cấp cũng rất ngại đƣa tên lên báo (đây là kinh nghiệm mà tôi và các đồng nghiệp đã gặp rất nhiều lần). Trong các cơ quan bảo vệ pháp luật có quy định rất chi tiết về việc phát ngôn và chịu trách nhiệm trƣớc các thông tin. Trong khi cơ chế cung cấp thông tin cho báo chí của Bộ Công an lại chƣa tốt, trong vài năm trở lại đây, ngƣời phát ngôn của Bộ gần nhƣ không làm nhiệm vụ cung cấp thông tin cho báo chí một cách chính thống.
Vì lẽ đó, cách trích dẫn nguồn tin cần đƣợc linh hoạt. Ví dụ: Nguồn tin từ cơ quan chức năng cho biết, nguồn tin của báo Thanh Niên cho biết .. .
46
những cách đó dù không phải là lý tƣởng nhƣng có thể chấp nhận đƣợc với các tin hình sự nhạy cảm. Nhƣng đừng quên ghi âm, dù là ghi âm bí mật về ngƣời cung cấp thông tin và nội dung đƣợc cung cấp, bởi đó là bằng chứng bảo vệ phóng viên trƣớc cơ quan và trƣớc tòa, nếu trƣờng hợp xấu nhất xảy ra.
Bên cạnh đó, một trong những cách “đánh lạc hƣớng” các phóng viên khác chính là việc dẫn nguồn tin khác đi. Đôi khi nguồn tin nhận đƣợc ở Hà Nội nhƣng lại có thể dẫn tin từ TP Hồ Chí Minh. Ví dụ, Phòng cảnh sát môi trƣờng công an tỉnh Đồng Nai gửi tin báo cáo ra Cục Cảnh sát môi trƣờng ở Hà Nội. Phóng viên thân với lãnh đạo Cục cảnh sát môi trƣờng, đƣợc tiếp cận văn bản đó. Khi xử lý, có thể viết: “Phòng cảnh sát môi trƣờng Đồng Nai vừa phát hiện sai phạm tại công ty Vedan.. .” thay vì viết: “Cục cảnh sát Môi trƣờng nhận đƣợc báo cáo từ Phòng cảnh sát môi trƣờng Đồng Nai...”. Về bản chất tin tức không khác nhau nhƣng với thủ thuật nhỏ đó có thể tránh đƣợc những rắc rối cho nguồn tin và phóng viên báo khác cũng không biết về ngƣời có thông tin để hỏi và có thể “cạnh tranh” nguồn tin với báo mình. Nếu thông tin là đúng, cảnh sát Đồng Nai cũng không kiện báo chí bởi nhà báo không viết “Lãnh đạo phòng cảnh sát môi trƣờng công an đồng nai cho biết…”. Nếu chỉ viết, “nguồn tin từ Đồng Nai” thì bạn sẽ an tòan.
Điều nguy hiểm nhất với phóng viên đƣa tin hình sự là bị cho ăn thông tin giả, nhận thông tin sai hoặc bị lợi dụng. Vụ PMU 18 là một ví dụ điển hình. Ngày 5.10.2007, nhà báo Nguyễn Văn Hải (Phó trƣởng đại diện báo Tuổi Trẻ tại Hà Nội, ngƣời bị triệu tập nhiều lần và bị bắt vào ngày 12.5.2008 vì tội lợi dụng tƣ do dân chủ xâm phạm lợi ích của cá nhâ, tập thể) nói về những sai lầm của anh khi tác nghiệp: "Trong dòng thông tin ầm ầm tuôn chảy ở vụ PMU18, có nhiều lý do để báo chí bị cuốn theo, và không phải ai cũng nhận ra đƣợc mình bị "cuốn đi" nhƣ thế nào - trong đó có tôi".
47
Nhà báo Nguyễn Đức Hiển, Tổng thƣ ký báo Pháp luật TP Hồ Chí Minh viết để bình luận về câu nói của nhà báo Nguyễn Văn Hải nhƣ sau: “Thời gian qua nhiều nhà báo, tờ báo đã đăng bài về vụ PMU 18 thừa nhận mình đã không đủ chứng cứ để bảo vệ điều mình đã viết, đã đăng. Thực tế, nếu làm "căng" hơn, danh sách nhà báo bị khởi tố không chỉ dừng lại ở con số 2. Sẽ có nhiều nhà báo của nhiều tờ báo đứng chung chỗ với Hải và Nguyễn Việt Chiến (báo Thanh Niên) trong phiên tòa này.
Trong vụ này, nhà báo tin những gì mình viết là chính xác, tin vào nguồn tin của mình. Và thông thƣờng trong những vụ án nhƣ PMU 18, thông tin vẫn đƣợc rỉ tai từ các "nguồn tin riêng". Chƣa có một tiền lệ nào về việc xử lý nhà báo trong hoàn cảnh tác nghiệp nhƣ vậy. Và nói nhƣ Nguyễn Hải, anh đã bị cơn lũ thông tin cuốn đi, chỉ ngƣời trong cuộc mới biết mình bị cuốn nhƣ thế nào.
Nếu gọi nghề báo là nguy hiểm, thì có lẽ qua vụ án này, chúng ta thấy sự nguy hiểm nhất là ở chỗ pháp luật đang đòi hỏi nhà báo phải viết ra...chân lý. Nhà báo không thể có chứng cứ nhƣ cơ quan tố tụng, họ cũng không làm thay việc của cơ quan điều tra, họ dẫn nguồn tin từ các nhân mối. Nhƣng nếu thông tin đăng tải khác với kết luận điều tra, thì họ có nguy cơ bị xử lý hình sự vì thông tin sai sự thật.
Điều nguy hiểm kế tiếp là sự cạnh tranh thông tin. Những ngày đó, vụ án đang là tâm điểm dƣ luận. Với những thông tin "của hiếm" gửi về sau 21 giờ, không có thƣ ký tòa soạn nào hỏi phóng viên của mình: có tài liệu hoặc băng ghi âm không? Bởi nếu hỏi cũng không thể có đƣợc. Vặn vẹo, trong trƣờng hợp này cũng giống nhƣ thiếu đồng cảm với phóng viên. Giờ nhìn lại, có lẽ nhiều ngƣời đã trách mình hoặc đồng nghiệp sơ suất, nhƣng ở thời điểm ấy, không một nhà báo nào tỉnh táo nghĩ nhƣ thế. Phiên tòa sắp tới sẽ cho
48
chúng ta rất nhiều bài học, nhƣng có lẽ không nên đem bài học ấy để quy chiếu và trách cứ đồng nghiệp.
Bài học rút ra khi gặp những tình huống phải tƣờng thuật vụ án lớn, phức tạp kiểu PMU 18, theo tôi, phóng viên cần tỉnh táo, coi thông tin tố tụng (bắt, khám xét .. .) là những nguồn thông tin ban đầu. Nếu xác minh đƣợc từ nguồn tin có thẩm quyền và đáng tin cậy, nhà báo chỉ nên đƣa tin một cách đơn thuần. Sau đó, trên cơ sở các vụ việc của cá nhân đã và đang bị điều tra, phóng viên tiến hành điều tra độc lập theo cách của mình, hoặc coi những thông tin từ điều tra viên là những gợi mở để họ tự điều tra. Ví dụ, trong vụ PMU 18, khi có thông tin về việc cơ quan điều tra các dự án do PMU 18 (Bùi Tiến Dũng là Tổng giám đốc) có nhiều lình xình, các nhà thầu phải lại quả hàng tỉ đồng để đƣợc nhận hợp đồng, nhiều dự án bê bối có sự chỉ đạo của ông Việt Tiến thì ngay lập tức, các nhà báo có thể tìm hiểu về các dự án đó nhƣ dự án QL 18, cầu Bãi Cháy .. . hoặc lấy hồ sơ về vụ làm đƣờng vào đền thờ Chu Văn An ở Hải Dƣơng (hồ sơ các công trình này đều là hồ sơ không có dấu mật) và tổ chức các bài điều tra, chỉ ra dấu hiệu sai phạm … Nhà báo sẽ vừa cung cấp thêm thông tin có giá trị cho bạn đọc (qua đó vạch đƣợc những sai phạm của đối tƣợng), vừa cung cấp bằng chứng cho cơ quan điều tra. Điều này sẽ tránh đƣợc những sai sót nhƣ vụ PMU 18 đã xảy ra.
2.2.2. Sự độc lập tương đối của phóng viên với nguồn tin
Một trong những phẩm chất cần có của nghề làm báo là phải biết nghi ngờ. Không nên nguồn tin nói gì thì nghe đấy và đăng cái đó (Vụ PMU 18, nhiều phóng viên phải trả giá về điều này). Việc giữ tính độc lập tƣơng dối với nguồn tin là rất cần thiết để có đƣợc những thông tin khách quan, trung thực nhất có thể. Muốn có sự độc lập với nguồn tin thì một điều kiện cơ bản là phải xác định đƣợc các mối quan hệ của nguồn tin, động cơ nguồn tin cung cấp thông tin cho nhà báo. Khi chúng tôi đƣợc báo tin đội quản lý thị trƣờng
49
đang bắt một vụ phân bón giả cực lớn. Ngƣời cung cấp thông tin cố gắng cho rằng đây là phân bón giả (mạo danh hiệu phân bón B.). Trên thực tế, đó là một loại phân bón có tên, có nhãn hiệu riêng (dù bề ngoài có nét giống với phân bón B.). Nhƣng nếu loại phân bón đó có nhãn mác, có logo riêng, có tên tuổi địa chỉ, có chỉ tiêu chất lƣợng hàng hóa thì không thể coi đó là hàng giả. Sau khi tìm hiểu, chúng tôi đƣợc biết một ngƣời làm trong lực lƣợng điều tra có vợ làm ở phòng marketting công ty phân bón kia. Và việc này thực chất là việc mà công ty phân bón B. mƣợn tay cơ quan điều tra để triệt hạ một đối thủ cạnh tranh.
Có những tình huống phóng viên vì phải chiều lòng một số ngƣời cung cấp thông tin nên đã cố tình đƣa thông tin có lợi hoặc bất lợi cho một chủ thể nào đó để chiều lòng nguồn tin. Một trƣờng hợp dễ gặp là đối với cơ quan quản lý thị trƣờng, cảnh sát kinh tế.. . Phóng viên Duy Thanh, báo Lao Động cho biết, khi anh gặp một số cán bộ cơ quan quản lý thị trƣờng của một thành phố lớn để tìm hiểu thông tin về một hãng sữa nhái theo hãng sữa Golden F.. Vị cán bộ quản lý thị trƣờng đã nhấn đi nhấn lại câu “Golden F. là một hãng uy tín, có sản phẩm chất lƣợng cao, bán chạy tại thị trƣờng Việt Nam. Biết đƣợc ƣu thế này, ông Nguyễn Văn A đã làm nhái sữa của Golden F. để lừa ngƣời tiêu dùng”. Qua một câu văn, cũng là một phần nội dung vụ việc, nhƣng có thể thấy vị cán bộ quản lý thị trƣờng đã rất muốn phóng viên đƣa thông tin có lợi cho Golden F. lên báo, đó cũng là một cách “quảng cáo” cho hãng sữa này. Phóng viên không khó để nhận ra rằng Golden F. đã nhờ lực lƣợng quản lý thị trƣờng để chống lại hàng nhái. Đây là chuyện hoàn toàn hợp pháp, tuy nhiên, đằng sau đó, theo tìm hiểu của phóng viên, vị cán bộ quản lý thị trƣờng kia đã đƣợc nhận những khoản tiền khá lớn để làm cái việc mà đáng ra anh ta phải làm theo chức trách. Mƣợn tay báo chí, vị cán bộ quản lý thị trƣờng còn muốn tâng công với phía Golden F.
50
Nếu báo chí tỉnh táo sẽ chỉ đƣa vào bài một câu trung tính: “Nguyễn Văn A đã làm nhái sản phẩm của Golden F. để đánh lừa ngƣời tiêu dùng”, vậy là đủ. Nhƣng nếu chủ quan, hoặc cố tình muốn làm vừa lòng ngƣời cung cấp thông tin, phóng viên sẽ phải viết những dòng quảng cáo miễn phí nhƣ lời nguồn tin đã nhắc đi nhắc lại.
Những trƣờng hợp tƣơng tự nhƣ trên, phóng viên đƣa tin từ lực lƣợng quản lý thị trƣờng, cảnh sát kinh tế, cảnh sát môi trƣờng rất thƣờng gặp.
Để có đƣợc sự độc lập tƣơng đối với nguồn tin, phóng viên cần xây dựng cho mình nhiều nguồn tin từ
một cơ quan, và làm sao để các nguồn tin này không biết mối quan hệ của phóng viên với đồng nghiệp của họ là tốt nhất. Thêm vào đó, cần tìm hiểu các mối quan hệ của nguồn tin để có thể đánh gía đƣợc các tin tức mà nguồn tin cung cấp.
Đôi khi nguồn tin cung cấp thông tin hòan tòan vô tƣ, nhƣng có thể họ cũng chỉ nhìn thấy một mặt của vấn đề, phóng viên nếu quá cả tin vào nguồn tin cũng có thể phải đính chính. Trong trƣờng hợp nguồn tin cung cấp thông tin sai (mà bản thân họ cũng không biết), nếu phóng viên nêu tên của ngƣời cung cấp và buộc họ phải chịu trách nhiệm thì đó là trƣờng hợp vạn bất tắc dĩ. Bởi lẽ chỉ cần một lần mất lòng tin, làm liên luỵ đến nguồn tin thì phóng viên đó sẽ không chỉ mất đi một nguồn tin mà còn mất đi nhiều nguồn tin khác, vì sẽ không ai dám quan hệ với một phóng viên làm hại nguồn tin của mình. Chính vì lẽ đó, sự cẩn trọng là tối quan trọng.
Khi tƣờng thuật những vụ án hình sự, đôi khi phóng viên có mặt tại hiện trƣờng nhƣng vẫn không tránh khỏi sai sót. Tƣờng thuật về vụ “bắt cóc con tin” tại Đà Nẵng ngày 7.10.2008, hàng loạt phóng viên các báo từ Tuổi Trẻ, Pháp luật TP Hồ Chí Minh đều khẳng định đây là vụ bắt cóc con tin. Báo
“Càng cú nhiều nguồn tin thỡ PV càng cú cơ sở để kiểm chứng và tạo được tính độc lập tương đối với nguồn tin hiện có”
51
Pháp luật TP Hồ Chí Minh còn giật tít rùng rợn (bài báo đăng kèm ở trang sau). Hai tác giả trên đã có mặt tại hiện trƣờng, đã hỏi nhân chứng là ngƣời dân xung quanh nhƣng rất tiếc, cả hai đã không dẫn nguồn tin mà hòan toàn tin vào những gì mắt thấy, tai nghe. Không có những thông tin do công an nói (đây mới là nguồn tin có thẩm quyền). Nhà báo cũng không có óc phân tích cần thiết, không đặt ra nghi ngờ một ông bố bắt cóc con tin là con trai mình để làm gì. Không thấy “kẻ bắt cóc” đòi tiền hay đƣa ra yêu sách gì nhƣ thƣờng thấy? Nếu phóng viên hỏi hàng xóm về tiểu sử của kẻ bắt cóc, chắc sẽ có đƣợc thông tin là anh ta từng có tiền sử động kinh, hay uống rƣợu, đánh đập vợ con. khi có thông tin đó, phóng viên sẽ nghi ngờ, hỏi thông tin kỹ hơn.
Thêm vào đó, khi sự việc kết thúc lúc 20 giờ, lúc đó vẫn đủ thời gian để phóng viên bám theo sự kiện, gặp bà mẹ vợ của “hung thủ”, kiểm tra vết cứa trên cổ vợ hung thủ.. . Nếu phóng viên bám theo nhƣ vậy, chắc chắn sẽ không có sai sót.
52
2.2.3 Cảnh giác để tránh bị lợi dụng
Trong khi tác nghiệp, đôi khi phóng viên phải đặt mình giữa công việc và “bồi bút” ngay với nguồn tin của mình. Rất nhiều trƣờng hợp nhà báo bị mƣợn tay, vô tình hoặc cố ý trở thành công cụ cho nguồn tin đạt mục đích của họ.
Vụ PMU 18 là một ví dụ, khi các tƣớng lĩnh trong ngành công an mâu thuẫn nhau, tƣớng Cao Ngọc Oánh mâu thuẫn với thiếu tƣớng Phạm Xuân Quắc đã dẫn đến những bi kịch của vụ hậu PMU 18. Thiếu tƣớng Phạm Xuân Quắc đã cung cấp thông tin cho báo chí về những tin tức bất lợi cho thiếu tƣớng Cao Ngọc Oánh dù đó mới chỉ là tình nghi, là lời khai chƣa có căn cứ xác đáng. Trong khi thiếu tƣớng Cao Ngọc Oánh chuẩn bị đƣợc đề cử vào Trung ƣơng đảng, sắp sẵn ghế cho chức thứ trƣởng Bộ công an. Nhƣng sau đó, vì những tai tiếng của vụ PMU 18, ông Oánh đã mất cơ hội của cả cuộc đời. Dù nội tình vụ việc còn đang có nhiều tranh luận, nhƣng thực tế là 2 phóng viên Việt Chiến và Nguyễn Văn Hải đã bị bắt, bị xử tù. Ông Phạm Xuân Quắc đã bị khởi tố bị can, thƣợng tá Đinh Văn Huynh bị khởi tố, bắt giam. Theo cáo trạng mà Viện kiểm sát đƣa ra, ông Quắc đã cố tình cung cấp thông tin không có trong hồ sơ vụ án hoặc những thông tin mới chỉ là tình nghi, tin trinh sát cho phóng viên.
Với ví dụ này cần cân nhắc đến hai trƣờng hợp. Nếu ông Quắc muốn mƣợn báo chí để làm án cho thuận lợi, đỡ bị sức ép từ một số cán bộ cấp cao (chiến thuật này đã đƣợc trung tƣớng Việt Thành sử dụng cực kỳ hiệu quả trong chuyên án Năm Cam nổi đình nổi đám hồi 2001) thì đó là một động cơ tốt. Tuy nhiên, cách hiểu thứ hai, có thể vì ân óan cá nhân mà ông Quắc muốn mƣợn báo chí để hạ bệ ông Oánh và một số cán bộ khác. Dù cả hai động cơ đến giờ (và có thể cả sau này) cũng khó mà tìm ra sự thật nhƣng hệ quả nhỡn tiền là phóng viên đã bị bắt, bị tù đày. Điều này cho thấy, nếu cứ cả tin vào lời