Sử dụng công cụ để thu thập chứng cứ

Một phần của tài liệu Kỹ năng xử lý đề tài pháp luật trên báo in hiện nay (Trang 55)

7. Kết cấu của luận văn

2.3.1 Sử dụng công cụ để thu thập chứng cứ

Máy ghi âm: ghi âm qua điện thoại, ghi âm cuộc gọi, sử dụng điện thoại di động để ghi âm, chụp ảnh, quay phim…

Để bảo vệ mình, nhất thiết phóng viên cần phải có bằng chứng, dù đó là bằng chứng về việc đƣợc cung cấp thông tin bởi nguồn tin (bằng chứng gián tiếp) hay các tài liệu hồ sơ vụ án.

Máy ghi âm làm thứ gần nhƣ không thể thiếu với nhà báo, đặc biệt là nhà báo làm mảng hình sự. Dù ghi âm vẫn chƣa đƣợc coi là một bằng chứng

55

tại tòa nhƣng đó là chứng cứ tham khảo có giá trị, nó cũng là vũ khí bảo vệ phóng viên trƣớc các cuộc điều tra, các vụ kiện cáo. Hầu hết các nguồn tin đều rất ngại khi nói trƣớc máy ghi âm, do đó, ghi âm bí mật là phƣơng án đƣợc nhiều nhà báo làm mảng hình sự lựa chọn. Hiện nay có nhiều thiết bị ghi âm bí mật rất hiệu quả. Trƣớc đây điện thoại là công cụ ghi âm phổ biến, tuy nhiên, gần đây nhiều công an đã phát hiện ra vũ khí bí mật này của phóng viên nên thƣờng có sự cảnh giác cao. Có thể dùng các thiết bị ghi âm đƣợc ngụy trang nhƣ máy ghi âm hình cây bút, hoặc các loại máy ghi âm cực nhỏ khác. Các phóng viên cẩn trọng thƣờng sau mỗi cuộc ghi âm đều ghi tên file có đánh dấu chi tiết, cất vào kho lƣu trữ, để đề phòng trƣờng hợp bất trắc sau này. Vụ PMU 18, phóng viên Việt Chiến cũng đã rất cẩn trọng khi tìm hiểu thông tin. Từ năm 2006, khi thu thập thông tin về các diễn biến vụ PMU 18, phóng viên này đã ghi âm hầu hết các cuộc nói chuyện với từng tƣớng lĩnh, cán bộ trong ngành cảnh sát. Tuy nhiên, do cách lƣu trữ tài liệu không khoa học (vì chƣa từng gặp chuyện tƣơng tự) nên đến nay dù còn phần lớn các file ghi âm, nhƣng rất khó để bóc tách, xác định chính xác mốc thời gian là khi nào ghi, ghi cho bài nào, cho thông tin nào.

2 năm sau khi những bài báo về PMU 18 đƣợc đăng tải, cơ quan an ninh điều tra mới lật lại vấn đề, điều tra vụ án báo chí, do đó, việc lƣu trữ dữ liệu không nên chủ quan chỉ lƣu trong 6 tháng hay 1 năm, mà cần lƣu từ 3-5 năm để đảm bảo tính an tòan. Hiện chƣa có một quy định cụ thể nào về thời hạn lƣu trữ hồ sơ báo chí.

Phần lớn phóng viên nội chính lấy tin từ cơ quan bảo vệ pháp luật qua điện thoại. Do đó, trang bị cho mình điện thoại có thể ghi âm cuộc gọi là đìêu rất cần thiết. Một lƣu ý nhỏ là khi dùng chế độ này, một số loại điện thoại để lại tiếng tút, tút đếm giây khiến máy của ngƣời nói có thể biết đang bị ghi âm,

56

phóng viên cần lƣu ý khi chọn điện thoại sao cho không phát ra tiếng đếm giây khiến ngƣời cung cấp thông tin bị phát hiện.

Gần đây, một số cán bộ điều tra cao cấp có chế độ chống ghi trộm điện thoại nên dù có ghi âm qua điện thoại, ngƣời nghe nghe rất rõ nhƣng khi mở file ghi âm đều không có tín hiệu. Có thể ứng phó tình huống này bằng cách làm thủ công, bật loa ngoài của điện thoại di động lên và ghi âm âm thanh phát ra từ loa ngòai. Cách làm này hơi bất tiện nhƣng an toàn.

Đa số tài liệu nhà báo tiếp cận từ cơ quan điều tra là tài liệu dạng mật. Đó có thể là các bản cung, một bản tƣờng trình của đƣơng sự với cơ quan điều tra, một bản báo cáo án .. . do đó, phóng viên cần hết sức cẩn trọng khi lƣu giữ những tài liệu này. Khi photocopy tài liệu này, cần che chữ “Mật” đi để photo. Nếu bị phát hiện trong ngƣời phóng viên có tài liệu đóng dấu mật, sẽ bị điều tra đến nơi đến chốn, có thể bị khởi tố về tội chiếm đoạt, tàng trữ tài liệu mật… Nếu photo mà che đi chữ mật, dù khi bị điều tra, cũng có thể giải thích là tôi không biết đây là tài liệu mật.. . Nhiều ngƣời thƣờng chọn giải pháp photocopy tài liệu (khi đã che đi chữ mật) để lƣu trữ. Điều này có thể giúp phóng viên có một cách lý giải: Đó là tài liệu do bạn đọc cung cấp cho báo, chúng tôi thấy có căn cứ thì chúng tôi làm.

Một lƣu ý khác, thƣờng các phóng viên hay chụp ảnh tài liệu của cơ quan công an để làm căn cứ viết bài cho chính xác. Nhƣng đây cũng là điều rất dễ bị lộ, do đó, sau khi chụp tài liệu, nhất thiết nên lƣu trữ ra một bộ nhớ khác và cất cẩn thận, đề phòng trƣờng hợp bị kiểm tra máy tính, bị cài các phần mềm gián điệp .. . đó có thể là bằng chứng vi phạm pháp luật của nhà báo.

Các máy quay video là cách rất tốt để ghi lại bằng chứng cho các vi phạm, đặc biệt là các tình huống đƣa nhận hối lộ, đổ chất thải nguy hại, .. . Ngày nay cũng có rất nhiều thiết bị ghi hình hiện đại đƣợc ngụy trang rất

57

khéo nhƣ máy quay camera điều khiển từ xa, máy quay giống nhƣ chiếc bút máy, .. . tùy vào từng tình huống phóng viên có thể sử dụng từng loại thiết bị. Với các loại thiết bị ghi hình, chủ yếu là các thiết bị cần dùng cho bài điều tra độc lập. Chúng tôi sẽ nói kỹ hơn ở phần sau.

Một phần của tài liệu Kỹ năng xử lý đề tài pháp luật trên báo in hiện nay (Trang 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(153 trang)