Những đề xuất, kiến nghị

Một phần của tài liệu Kỹ năng xử lý đề tài pháp luật trên báo in hiện nay (Trang 131)

7. Kết cấu của luận văn

4.2.2. Những đề xuất, kiến nghị

a. Những kiến nghị sửa luật báo chí

Luật báo chí ban hành từ năm 1989, 10 năm sau, năm 1999, Luật đƣợc sửa đổi bổ sung một số điều của luật này vào năm 1999. Đến nay, đã gần 10 năm đi vào thực tiễn kể từ khi sửa đổi, luật báo chí vẫn còn một số bất cập đòi hỏi tiếp tục đƣợc sửa đổi trong thời gian tới. Tôi xin kiến nghị một số điều sau:

Qua vụ PMU 18 vừa qua, chúng tôi thấy rằng có nhiều điều hết bất cập của luật báo chí: Cần làm rõ thế nào là chứng cứ, chứng cứ cần đƣợc lƣu giữ bao lâu là đủ. Trong vụ PMU 18, khi đăng bài không hề có cơ quan, cá nhân nào kiện, nhƣng sau 2 năm mới điều tra thì chứng cứ phần lớn đã bị thất lạc hoặc không còn nguyên vẹn. Cần có quy định rõ ràng là sau bao lâu thì nhà báo có thể hủy chứng cứ và hết thời hạn truy hồi.

Thêm vào đó, cần quy định rõ thế nào là nguồn tin có thẩm quyền? Trong vụ PMU 18, ông Phạm Xuân Quắc là phó thủ trƣởng cơ quan cánh sát điều tra, Cục trƣởng cục C14, trƣởng ban Chuyên án, vậy ông Quắc có phải là nguồn tin có thẩm quyền, hay phải là ngƣời phát ngôn của Bộ Công an?

Hiện nay, quy định về đính chính trong luật báo chí và quy định về điều kiện khởi kiện trong luật dân sự vẫn chƣa thống nhất. Khi nhà báo viết sai, ảnh hƣởng đến uy tín sau đó là gây thiệt hại về kinh tế cho một công ty, thì tờ báo đó đính chính thông tin sai theo luật báo chí đã đủ chƣa. Và đơn vị bị thiệt hại có quyền khởi kiện đòi bồi thƣờng ra tòa dân sự? Theo tôi, nên quy định đơn vị bị thiệt hại có quyền yêu cầu đính chính, vừa có quyền khởi kiện

131

để bồi thƣờng. Bởi lẽ việc đính chính chỉ có thể giúp “cứu vãn” phần nào uy tín của doanh nghiệp nhƣng không thể bù đắp thiệt hại của doanh nghiệp đó.

Ngoài ra, còn hàng loạt các quy định khác nhƣ về quy chế ngƣời phát ngôn, nếu hỏi mà ngƣời phát ngôn không cung cấp thì nhà báo làm thế nào? Nếu nhà báo cứ đăng tin sau đó lại bị cơ quan đơn vị sai phạm kiện vì cho rằng không hỏi ý kiến họ, đƣa tin không khách quan, đòi đính chính thì nhà báo giải quyết ra sao?

Cần quy định rõ, nếu cơ quan báo chí đã gửi văn bản yêu cầu trả lời mà cơ quan nhận đƣợc văn bản không trả lời thì sẽ không có quyền khiếu kiện cơ quan báo chí về vấn đề đƣợc hỏi.

Theo luật dân sự: Muốn sử dụng ảnh cá nhân phải đƣợc ngƣời đó đồng ý, trừ trƣờng hợp vì lợi ích của nhà nƣớc, lợi ích công cộng hoặc pháp luật có quy định khác. Nghị định 51 hƣớng dẫn thi hành Luật Báo chí thì quy định: Không đƣợc đăng, phát ảnh cá nhân mà không có chú thích rõ ràng làm ảnh hƣởng đến uy tín, danh dự của cá nhân đó (trừ ảnh thông tin các buổi họp công khai, sinh hoạt tập thể, các buổi lao động, biểu diễn nghệ thuật, thể dục thể thao, những ngƣời có lệnh truy nã, các buổi xét xử công khai của tòa án, những ngƣời phạm tội trong các vụ trọng án đã bị tuyên án.

Tuy nhiên, để thực hiện đƣợc việc này cần phải giải thích rõ thế nào là lợi ích của nhà nƣớc, thế nào là lợi ích của công dân, thế nào là các vụ trọng án .. . Trong luật dân sự quy định về quyền bảo vệ bí mật đời tƣ, báo chí trong nhiều trƣờng hợp coi thông tin đời tƣ của những ngƣời nổi tiếng là đề tài hấp dẫn. Trong tình huống Hoàng Thùy Linh bị tung ảnh sex thì coi đó là đời tƣ hay không phải đời tƣ? Liệu Hoàng Thùy Linh (Vàng Anh) kiện báo thì báo có bị thua kiện?

Một lãnh đạo báo Pháp luật TP Hồ Chí Minh đƣa ra tình huống: “Có vụ đƣơng sự trong một vụ ly hôn cãi lý: Tôi nói vợ tôi ngoại tình là nói với tòa,

132

để tòa xử cho tôi ly hôn chứ không nói với nhà báo, nhà báo đƣa chi tiết này là xâm phạm đời tƣ của tôi. Vụ này nhà báo thua. Để né chuyện bị kiện tụng rắc rối, các báo thƣờng viết tắt tên, đổi tên đƣơng sự nhƣng nhiều khi vẫn lộ, vẫn có cơ sở để quy trách nhiệm. ở các nƣớc, ngƣời ta có khái niệm “ngƣời của công chúng”. Những ngƣời này phải chịu sự giám sát thƣờng trực của công luận, báo chí không phải xin phép khi đƣa ảnh cá nhân, nêu chuyện riêng tƣ. Nên chăng chúng ta nghiên cứu thêm vấn đề này”.

b. Đề xuất mô hình quản lý phóng viên

Nhƣ phần đầu luận văn tôi đã liệt kê, trong thời gian gần đây, hàng loạt vụ phóng viên tống tiền, ép các doanh nghiệp, các cơ quan, tổ chức phải chi tiền để không đăng tải thông tin. Một điều dễ thấy là những tờ báo này thƣờng là báo nhỏ, lƣợng phát hành thấp, bộ máy thiếu chuyên nghiệp. Có thể thấy nguyên nhân xảy ra tình trạng nhà báo tiêu cực là do cách quản lý phóng viên của tòa soạn báo.

Khi quản lý các phóng viên điều tra, để tránh tình trạng phóng viên lợi dụng cơ quan báo chí đi làm việc tƣ lợi, các cán bộ ban biên tập cần lƣu ý đến đề xuất của phóng viên, yêu cầu chế độ báo cáo khi bắt đầu điều tra, đặt dấu hỏi khi tự nhiên phóng viên mang về nộp một bài điều tra doanh nghiệp, một cá nhân, đơn vị nào đó. Bên cạnh đó, các tòa soạn cũng cần hỏi phóng viên rất chi tiết khi thấy phóng viên xin giấy giới thiệu đi các nơi làm điều tra. Với những trƣờng hợp phóng viên đi đánh hội đồng, thấy một vụ việc đăng trên nhiều báo cũng cần phải lƣu ý để có cách giám sát phóng viên chặt hơn.

Nhà báo Nhƣ Phong, Phó tổng biên tập báo An ninh thế giới cho biết: “Muốn quản lý tốt phóng viên thì cần mấy yếu tố, thứ nhất, lãnh đạo phải gƣơng mẫu cả về đạo đức và nghiệp vụ thì phóng viên mới sợ và nể. Nếu lãnh đạo báo chỉ đạo phóng viên đi đánh đấm để ở nhà ăn tiền thì phóng viên kiểu gì cũng “chết”. Thứ hai là đời sống, thu nhập của phóng viên phải ổn định.

133

Nếu tờ báo trả lƣơng, nhuận bút cho phóng viên không đủ sống thì họ dễ bị xao động, dễ làm bậy. Ngƣợc lại, một phóng viên của báo lớn, đƣợc trả 14-15 triệu đồng/tháng sẽ không dại gì đi lấy 2-3 triệu đồng để làm trái với đạo đức và quy định nghề nghiệp. Bởi họ sẽ tính toán rất kỹ khi phải đối mặt với rủi ro, với khả năng bị mất việc làm tốt. Thứ 3 là tòa soạn phải chú ý đào tạo nghiệp vụ, đạo đức cho phóng viên. Tòa soạn nào chăm lo đến đời sống, tâm tƣ, nguyện vọng của anh em phóng viên thì tòa soạn đó sẽ đoàn kết và phóng viên sẽ ít khi dám làm bậy”. Mỗi phóng viên thƣờng chỉ giỏi một hoặc một vài lĩnh vực, phóng viên điều tra có thể giỏi về nghiệp vụ điều tra nhƣng lại không rành về vấn đề chuyên ngành. Do đó, việc kết nối giữa các phóng viên là vô cùng quan trọng. Mỗi phóng viên cần tìm cho mình những cộng sự ăn ý, các thành viên trong tòa soạn cần liên tục gặp gỡ, trao đổi với nhau những đề tài, những vấn đề nghi vấn để từ đó có thể xây dựng lên những bài điều tra tốt. Các phóng viên phụ trách chuyên ngành là những ngƣời biết nhiều thông tin về ngành họ theo dõi hơn bất cứ một phóng viên điều tra nào. Tuy nhiên, họ lại ít khi phát hiện ra những vấn đề bất thƣờng (bởi ngƣời ngoài nhìn vào sẽ thấy vấn đề rõ hơn ngƣời trong cuộc), do đó, các cuộc trao đổi giữa phóng viên làm điều tra với phóng viên theo dõi chuyên ngành là vô cùng cần thiết, phóng viên điều tra luôn đặt ra những câu hỏi hoặc những nghi ngờ về các hiện tƣợng mà anh ta cho là bất thƣờng nhƣ chuyện học sinh các trƣờng dân lập phải nộp học phí quá cao vào đầu năm học hay chuyện ở một số bệnh viên liên tục có phản ánh tình trạng thiếu thuốc hoặc thuốc lên giá .. . Khi đó, các phóng viên y tế, giáo dục sẽ cho phóng viên điều tra các câu trả lời, và đó có thể là những manh mối hết sức có giá trị. Khi phóng viên điều tra đã thực hiện một bài điều tra về một lĩnh vực nào đó thì sự phối hợp với các phóng viên chuyên ngành để mở rộng vụ việc, làm khâu hậu kỳ cho bài điều tra là vô cùng quan trọng, thậm chí nó mang tính quyết định đến tác dụng của

134

một bài điều tra. Ví dụ chuyện chạy trƣờng ở TP Hồ Chí Minh, sau khi phóng viên điều tra Hữu Phú, báo Thanh niên phanh phui vụ việc, phóng viên phụ trách giáo dục sẽ phỏng vấn lãnh đạo phóng giáo dục, sở giáo dục, phóng viên nghị trƣờng sẽ hỏi lãnh đạo thành phố để thúc ép các cơ quan chức năng vào cuộc điều tra. ..

Ngòai sự phối hợp giữa các đồng nghiệp trong cơ quan, khi làm bài điều tra, điều quan trọng là phóng viên phải có đƣợc sự ủng hộ của tòa soạn, cả về tinh thần và vật chất. Hơn bất kỳ phóng viên nào khác, những phóng viên làm nội chính, làm điều tra thƣờng là những ngƣời đối mặt nhiều nhất với đạn bọc đƣờng – những vụ đƣa hối lộ. Nhà báo Nhƣ Phong, phó Tổng biên tập báo An ninh thế giới cho rằng, cái quan trọng nhất để giữ đƣợc phóng viên giỏi đó là những ngƣời lãnh đạo phải gƣơng mẫu. Nếu phóng viên làm đúng thì phải bảo vệ phóng viên đến cùng. Thậm chí ngay cả khi phóng viên sai, nhƣng những cái sai đó là tiểu tiết, là những lỗi vô ý thì cũng cần bảo vệ phóng viên để cho họ cơ hội làm lại. Bên cạnh đó, chế độ đãi ngộ của báo với phóng viên, đặc biệt là phóng viên điều tra cần dƣợc chú trọng. Không thể trả nhuận bút một bài phóng sự điều tra cũng tƣơng đƣơng nhƣ một bài phóng sự bình thƣờng. Các tòa soạn cần có một quỹ thực hiện các bài điều tra, để phóng viên có đƣợc điều kiện tác nghiệp tốt nhất nhƣ phƣơng tiện đi lại, phƣơng tiện ghi âm, ghi hình .. . Một số giải pháp thủ tục hành chính cũng góp phần nhỏ để giữ phóng viên. Ví dụ chuyện đi công tác phải báo cáo, phải lên đề cƣơng cho bài đi điều tra, theo dõi xem nhà báo đi về có làm đúng những gì đã dự kiến không, lấy giấy giới thiệu có viết thêm vào không, có lợi dụng việc đi làm của báo mình để tống tiền doanh nghiệp, nhận hối lộ hay làm bài cho báo khác.. .

Bài điều tra tốt sẽ mang lại tiếng vang cho tờ báo và tác giả bài báo, tuy nhiên, phía sau bài báo là cả một tập thể. Nếu phóng viên đúng thì tòa soạn

135

cần ủng hộ đến cùng cho bài báo và cho tác giả, nếu phóng viên sai cần xử lý nghiêm khắc. Tuy nhiên, sự quyết liệt của tòa soạn luôn là động lực tốt nhất để phóng viên dấn thân. Sự cẩn trọng của các biên tập viên cũng là một hàng rào để bảo vệ phóng viên khỏi vƣợt qua ranh giới, vi phạm pháp luật hoặc phạm các lỗi nghiệp vụ. Các biên tập viên cần là ngƣời phản biện cho các phóng viên để họ luôn biết cách bảo vệ mình và bảo vệ các quan điểm trong bài báo.

136

Một phần của tài liệu Kỹ năng xử lý đề tài pháp luật trên báo in hiện nay (Trang 131)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(153 trang)