Cơ sở pháp lý liên quan đến hoạt động tác nghiệp của phóng viên

Một phần của tài liệu Kỹ năng xử lý đề tài pháp luật trên báo in hiện nay (Trang 26)

7. Kết cấu của luận văn

1.3. Cơ sở pháp lý liên quan đến hoạt động tác nghiệp của phóng viên

Khi hoạt động nghề nghiệp, một điều đáng buồn là hầu hết các phóng viên đều không hiểu rõ mình có quyền gì, có nghĩa vụ gì. Theo cuộc điều tra nhỏ của chúng tôi với 100 phiếu hỏi phát ra cho 100 phóng viên theo dõi mảng pháp luật, xã hội thì có tới 70% không trả lời đủ quyền và nghĩa vụ của nhà báo. 85% số ngƣời đƣợc hỏi không nêu đủ đƣợc nhiệm vụ của báo chí. 80% số ngƣời đƣợc hỏi không biết quy định về bảo vệ nguồn tin, khi nào nhà báo phải cung cấp nguồn tin, bằng chứng cho cơ quan chức năng. Có thể nói, trình độ hiểu biết pháp luật của các nhà báo Việt Nam hiện nay, nhất là các nhà báo trẻ đang ở mức rất thấp.

Khi họat động báo chí, nhà báo tác nghiệp theo quy định tại luật báo chí (luật năm 1989 sửa đổi năm 1999). Điều 2, luật báo chí quy định: Nhà nƣớc tạo điều kiện thuận lợi để công dân thực hiện quyền tự do báo chí, quyền tự do ngôn luận trên báo chí và để báo chí phát huy đúng vai trò của mình.

Báo chí, nhà báo hoạt động trong khuôn khổ pháp luật và đƣợc Nhà nƣớc bảo hộ; không một tổ chức, cá nhân nào đƣợc hạn chế, cản trở báo chí, nhà báo hoạt động. Không ai đƣợc lạm dụng quyền tự do báo chí, quyền tự do ngôn luận trên báo chí để xâm phạm lợi ích của Nhà nƣớc, tập thể và công dân.

Điều 4 luật báo chí quy định: Quyền tự do báo chí, quyền tự do ngôn luận trên báo chí của công dân, trong đó ghi rõ ngƣời dân có quyền:

1- Đƣợc thông tin qua báo chí về mọi mặt của tình hình đất nƣớc và thế giới; 2- Tiếp xúc, cung cấp thông tin cho cơ quan báo chí và nhà báo; gửi tin, bài, ảnh và tác phẩm khác cho báo chí mà không chịu sự kiểm duyệt của tổ chức, cá nhân nào và chịu trách nhiệm trƣớc pháp luật về nội dung thông tin; 3- Phát biểu ý kiến về tình hình đất nƣớc và thế giới;

26

chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nƣớc;

5- Góp ý kiến, phê bình, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo trên báo chí đối với các tổ chức của Đảng, cơ quan Nhà nƣớc, tổ chức xã hội và thành viên của các tổ chức đó.

Điều 6 luật báo chí quy định về nhiệm vụ và quyền hạn của báo chí:

Báo chí có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:

1- Thông tin trung thực về tình hình trong nƣớc và thế giới phù hợp với lợi ích của đất nƣớc và của nhân dân;

2- Tuyên truyền, phổ biến, góp phần xây dựng và bảo vệ đƣờng lối, chủ

trƣơng, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nƣớc, thành tựu của đất nƣớc và thế giới theo tôn chỉ, mục đích của cơ quan báo chí; góp phần ổn định chính trị, nâng cao dân trí, đáp ứng nhu cầu văn hoá lành mạnh của nhân dân, bảo vệ và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc, xây dựng và phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa, tăng cƣờng khối đoàn kết toàn dân, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa;

3- Phản ánh và hƣớng dẫn dƣ luận xã hội; làm diễn đàn thực hiện quyền tự do ngôn luận của nhân dân;

4- Phát hiện, nêu gƣơng ngƣời tốt, việc tốt, nhân tố mới; đấu tranh phòng, chống các hành vi vi phạm pháp luật và các hiện tƣợng tiêu cực xã hội khác; 5- Góp phần giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, tiếng các dân tộc thiểu số Việt Nam;

6- Mở rộng sự hiểu biết lẫn nhau giữa các nƣớc và các dân tộc, tham gia vào sự nghiệp của nhân dân thế giới vì hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội".

Như vậy, việc chống tiêu cực là quyền nhưng cũng là trách nhiệm của nhà báo.

27

Điều 15 (sửa đổi) quy định quyền và nghĩa vụ của nhà báo, trong đó điểm đ. Khoản 1 quy định rõ: Nhà báo đƣợc pháp luật bảo hộ trong hoạt động nghề nghiệp. Không ai đƣợc đe doạ, uy hiếp tính mạng, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của nhà báo, phá huỷ, thu giữ phƣơng tiện, tài liệu, cản trở nhà báo hoạt động nghề nghiệp đúng pháp luật.

Và trách nhiệm của nhà báo đƣợc quy định ở điểm đ, khoản 2 điều này: Nhà báo chịu trách nhiệm trƣớc pháp luật và trƣớc ngƣời đứng đầu cơ quan báo chí về nội dung tác phẩm báo chí của mình và về những hành vi vi phạm pháp luật về báo chí".

Một điều quan trọng mà tạo nên “quyền” của nhà đó là điều 7. Cung cấp thông tin cho báo chí: Trong phạm vi quyền hạn, nhiệm vụ của mình, các tổ chức có quyền và nghĩa vụ cung cấp thông tin cho báo chí, giúp cho báo chí thông tin chính xác, kịp thời và chịu trách nhiệm trƣớc pháp luật về nội dung thông tin.

Đối với vụ án đang đƣợc điều tra hoặc chƣa xét xử thì các cơ quan tiến hành tố tụng có quyền không cung cấp thông tin cho báo chí, nhƣng báo chí có quyền thông tin theo các nguồn tài liệu của mình và chịu trách nhiệm trƣớc pháp luật về nội dung thông tin.

Báo chí có quyền và nghĩa vụ không tiết lộ tên ngƣời cung cấp thông tin nếu có hại cho ngƣời đó, trừ trƣờng hợp có yêu cầu của Viện trƣởng Viện kiểm sát nhân dân hoặc Chánh án Toà án nhân dân cấp tỉnh và tƣơng đƣơng trở lên cần thiết cho việc điều tra, xét xử tội phạm nghiêm trọng.

Nhƣ vậy, nhà báo có quyền yêu cầu các cơ quan, tổ chức cung cấp thông tin (trừ cơ quan điều tra khi đang điều tra vụ án). Do đó, nhà báo cần sử dụng tối đa quyền này, với những tài liệu không thuộc danh mục mật, nhà báo có quyền yêu cầu (bằng văn bản) gửi đến cơ quan để yêu cầu đƣợc cung cấp.

28

Luật báo chí đã nêu khá chi tiết về quyền và nghĩa vụ của nhà báo, do đó, khi tác nghiệp nhà báo cần bám sát vào các quy định này để có thể thực hiện tốt nhiệm vụ của mình. Dấu hiệu rõ nhất bạn là nhà báo là bằng thẻ nhà báo, tuy nhiên, nên đi kèm với một giấy giới thiệu, nếu chƣa đƣợc cấp thẻ nhà báo thì việc cầm giấy giới thiệu đi làm việc là một yêu cầu bắt buộc.

Mặc dù là nhà báo, với vị trí vai trò đã đƣợc quy định, nhà báo có quyền đƣợc hoạt động với quyền và nghĩa vụ “đặc thù”, nhƣng trƣớc hết nhà báo cũng là công dân. Vì thế, nhà báo phải tuân thủ mọi quy định của pháp luật nhƣ mọi công dân khác. Điều mà các nhà báo thƣờng băn khoăn nhất chính là những xung đột lợi ích, những nguy cơ vi phạm pháp luật khi tác nghiệp. Ví dụ: Tháng 10.2008, tôi nhận đƣợc phản ánh về một đƣờng dây tiêu thụ xe gian trong đó có sự dính líu của cả cán bộ cảnh sát (ở khâu làm giấy tờ hợp thức hóa cho xe ăn cắp). Những kẻ mổ xe có thể thiện nghệ đến mức khách hàng chỉ bất kỳ xe nào, trong vòng 3 ngày chúng xe lấy chiếc xe đó và làm giấy tờ mang tên ngƣời đặt hàng. Tôi định thâm nhập đƣờng dây trộm xe đó với vai trò là ngƣời đi “đặt hàng” cho chúng mổ một chiếc xe để làm lại giấy tờ.

Khi trao đổi với thƣợng tá Nguyễn Văn Thành, phó trƣởng công an quận Đống Đa, ông Thành cho biết: Nếu nhà báo làm nhƣ vậy, khi công an bắt đƣờng dây kia, nếu chúng khai ra thì nhà báo cũng bị điều tra, xử lý về hành vi tiêu thụ tài sản do ngƣời khác phạm tội mà có. Chính vì vậy, trƣớc khi điều tra hay “nhập vai”, nhà báo cần cân nhắc xem hành động đó có vi phạm pháp luật, có bị xử lý không.

Các tình huống hay gặp khác nhƣ: Nhà báo đƣa tiền cho cảnh sát giao thông, chuyện nhà báo lấy tài liệu điều tra (dạng tài liệu mật) từ cơ quan điều tra.. . là những ranh giới hết sức mong manh mà ngƣời làm báo cần lƣu ý khi tác nghiệp. Một lời khuyên của các nhà báo điều tra lão luyện là: trƣớc khi

29

làm bất cứ việc gì thuộc về nghiệp vụ để điều tra, nhà báo cần tìm hiểu xem việc làm đó có vi phạm pháp luật, có bị xử lý?

Bên cạnh luật báo chí, luật hình sự, nhà báo cũng cần nắm rõ luật dân sự, luật khiếu nại tố cáo để thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ của nhà báo. Với luật dân sự, nếu không cân nhắc, khi đƣa tin, hình ảnh... làm ảnh hƣởng đến uy tín, danh dự của cá nhân, tổ chức, có thể nhà báo phải đối mặt với những vụ kiện dân sự mà mức bồi thƣờng lên tới hàng chục tỉ đồng.

Nhà báo muốn làm đƣợc việc phải có thông tin, mà thông tin xuất phát từ các nguồn tin. Nguồn tin càng nhiều, càng chất lƣợng thì nhà báo càng có nhiều tin hay. Nhƣng một mâu thuẫn khác là việc bảo vệ nguồn tin nhƣ thế nào. Trên thế giới, vụ Watergate ở Mỹ nổi đình nổi đám nhƣng tới gần nửa thế kỷ sau khi loạt bài điều tra nổi tiếng của Washington Post (đăng tải từ năm 1972) đến tận 2005 nhân vật bí danh “Deepthoart” mới lộ mặt. Tại Việt Nam, việc bảo vệ nguồn tin cũng đƣợc quy định trong luật.

Trong điều 7 luật báo chí quy định: Báo chí có quyền và nghĩa vụ không tiết lộ tên ngƣời cung cấp thông tin nếu có hại cho ngƣời đó, trừ trƣờng hợp có yêu cầu của Viện trƣởng Viện kiểm sát nhân dân hoặc Chánh án Toà án nhân dân cấp tỉnh và tƣơng đƣơng trở lên cần thiết cho việc điều tra, xét xử tội phạm nghiêm trọng.

Điều này có nghĩa là chỉ khi nào viện trƣởng viện KSND hoặc chánh án tòa án nhân dân cấp tỉnh và tƣơng đƣơng trở lên có yêu cầu. việc bảo vệ nguồn tin là quyền nhƣng cũng là nghĩa vụ của nhà báo.

30

Tiểu kết chương 1

Công việc của phóng viên theo dõi mảng pháp luật cũng rất khác nhau ở từng tòa soạn khác nhau. Tùy vào tòa soạn báo mà mỗi phóng viên phụ trách mảng pháp luật sẽ có công việc cụ thể khác nhau, phụ trách những lĩnh vực hẹp khác nhau. Ví dụ: Phóng viên báo Thanh Niên phải phụ trách tòan bộ mảng đƣa tin hình sự (các vụ án mạng, cƣớp tài sản, hiếp dâm, án kinh tế, các diễn biến tố tụng nhƣ khởi tố bị can, bắt tạm giam, đƣa tin các phiên tòa), làm điều tra độc lập. Trong khi đó, phóng viên của một số báo nhƣ báo Tiền Phong lại tách một tổ gồm 3 ngƣời phụ trách mảng an ninh quốc phòng thì có 1 phóng viên chuyên làm tin hình sự, 2 phóng viên khác chuyên làm điều tra độc lập. Báo Tuổi Trẻ thì một phóng viên đƣa tin hình sự còn lại việc điều tra đƣợc khuyến khích tất cả các phóng viên theo dõi các lĩnh vực khác.

Đề tài pháp luật trên báo in thƣờng đƣợc chia thành 2 dạng chính: Tin, bài về các vụ án hình sự, các hành vi vi phạm pháp luật và các bài điều tra độc lập về các hành vi, dấu hiệu hành vi vi phạm pháp luật.

Tin hình sự là cách gọi chung các tin bài đƣa tin theo cơ quan tố tụng (công an, tòa án, viện kiểm sát và các nguồn tin khác nhƣ hải quan, thanh tra) về các hoạt động tố tụng, hoạt động nghiệp vụ điều tra nhƣ khởi tố bị can, bắt tạm giam kẻ phạm tội, phá một chuyên án, khởi tố bị can, truy nã bị can, đƣa ra tòa xét xử, thu giữ hàng hóa, phạt hành chính, chuyền hồ sơ sang cơ quan điều tra.. .

Bài điều tra độc lập là bài điều tra của ngƣời làm báo nhằm chỉ ra những sai phạm của cá nhân, của nhiều cá nhân trong tổ chức đã có những hành vi, quyết định vi phạm quy định của pháp luật, gây tác hại đến cái chung.

Trong luận văn này, chúng tôi nghiên cứu sâu vào công việc của phóng viên theo dõi mảng pháp luật trong đó phải làmh hai mảng việc chính là mảng săn

31

32

Chương 2. Phóng viên săn tin hình sự

Một phần của tài liệu Kỹ năng xử lý đề tài pháp luật trên báo in hiện nay (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(153 trang)