7. Kết cấu của luận văn
4.1.2. Kinh nghiệm làm điều tra
Tiêu chí của bài điều tra là chính xác, khách quan. Một số kinh nghiệm làm điều tra:
1. Quan sát với óc tò mò, đặt thật nhiều câu hỏi “tại sao” để phát hiện đề tài. Trƣớc khi làm đìêu tra cần đặt 2 câu hỏi: Có đáng làm bài điều tra và liệu có làm đƣợc bài điều tra hay không? Nếu không thỏa mãn cả hai câu hỏi, nên tạm gác lại đề tài định điều tra để chờ khi cơ hội đến.
2. Tìm chứng cứ bằng nhiều nguồn: Từ thực tế, từ tài liệu văn bản .. . để thu thập chứng cứ đầy đủ, logic. Các mâu thuẫn trong nội bộ của cơ quan, đơn vị là nơi có nhiều thông tin cho nhà báo, nhƣng cần kiểm chứng hết sức cẩn trọng khi xử dụng tài liệu của những ngƣời trong nội bộ tố cáo nhau. Không nên nhận tiền, quà biếu của ngƣời tố cáo bởi có thể bạn sẽ bị khống chế. Sắp xếp chứng cứ theo từng luận điểm, bảo quản chứng cứ càng lâu càng tốt, tối thiểu phải từ 2 năm trở lên.
3. Xây dựng đội ngũ chuyên gia, đọc các tài liệu chuyên ngành về đề tài điều tra để thẩm định chứng cứ. Thử cố gắng tìm hiểu xem nhà báo có bị lợi dụng, việc đăng bài có lợi cho ai, có hại cho ai? Trƣớc một ngƣời bị tố
125
cáo, cần gặp ngƣời ủng hộ ngƣời đó, ngƣời tố cáo ngƣời đó, ngƣời khách quan để nhận xét về ngƣời đó.
4. Đối chiếu với các văn bản quy phạm pháp luật, các quy định, điều khỏan cam kết .. . và đối chiếu với thực tế để chỉ ra sai phạm. Không nên suy diễn những điều không có căn cứ chắc chắn. Nên dùng nhiều ý kiến nhận xét của các chuyên gia hoặc ngƣời liên quan thay vì phán xét bằng lời của phóng viên. Cảnh giác với các từ: Cả, tất cả, tòan bộ, không có ai, bất kỳ ai .. . Nếu có thể, nên thay bằng các từ: Hầu hết, đa số .. . để tránh bị kiện.
5. Đặt câu hỏi: Tôi có bị kiện, tài liệu nào để bảo vệ từng câu, chữ trong bài. Đừng ngại ngần trao đổi với biên tập viên từ khâu bắt đầu đến khi kết thúc bài điều tra. Không nên dùng tòan bộ chứng cứ thu thập đƣợc mà chỉ dùng tối đa 7/10 số lƣợng chứng cứ đã có. Để lại một vài chi tiết để nuôi bài sau hoặc để đối phó với các vụ kiện có thể xảy ra.