7. Kết cấu của luận văn
2.2.3 Cảnh giác để tránh bị lợi dụng
Trong khi tác nghiệp, đôi khi phóng viên phải đặt mình giữa công việc và “bồi bút” ngay với nguồn tin của mình. Rất nhiều trƣờng hợp nhà báo bị mƣợn tay, vô tình hoặc cố ý trở thành công cụ cho nguồn tin đạt mục đích của họ.
Vụ PMU 18 là một ví dụ, khi các tƣớng lĩnh trong ngành công an mâu thuẫn nhau, tƣớng Cao Ngọc Oánh mâu thuẫn với thiếu tƣớng Phạm Xuân Quắc đã dẫn đến những bi kịch của vụ hậu PMU 18. Thiếu tƣớng Phạm Xuân Quắc đã cung cấp thông tin cho báo chí về những tin tức bất lợi cho thiếu tƣớng Cao Ngọc Oánh dù đó mới chỉ là tình nghi, là lời khai chƣa có căn cứ xác đáng. Trong khi thiếu tƣớng Cao Ngọc Oánh chuẩn bị đƣợc đề cử vào Trung ƣơng đảng, sắp sẵn ghế cho chức thứ trƣởng Bộ công an. Nhƣng sau đó, vì những tai tiếng của vụ PMU 18, ông Oánh đã mất cơ hội của cả cuộc đời. Dù nội tình vụ việc còn đang có nhiều tranh luận, nhƣng thực tế là 2 phóng viên Việt Chiến và Nguyễn Văn Hải đã bị bắt, bị xử tù. Ông Phạm Xuân Quắc đã bị khởi tố bị can, thƣợng tá Đinh Văn Huynh bị khởi tố, bắt giam. Theo cáo trạng mà Viện kiểm sát đƣa ra, ông Quắc đã cố tình cung cấp thông tin không có trong hồ sơ vụ án hoặc những thông tin mới chỉ là tình nghi, tin trinh sát cho phóng viên.
Với ví dụ này cần cân nhắc đến hai trƣờng hợp. Nếu ông Quắc muốn mƣợn báo chí để làm án cho thuận lợi, đỡ bị sức ép từ một số cán bộ cấp cao (chiến thuật này đã đƣợc trung tƣớng Việt Thành sử dụng cực kỳ hiệu quả trong chuyên án Năm Cam nổi đình nổi đám hồi 2001) thì đó là một động cơ tốt. Tuy nhiên, cách hiểu thứ hai, có thể vì ân óan cá nhân mà ông Quắc muốn mƣợn báo chí để hạ bệ ông Oánh và một số cán bộ khác. Dù cả hai động cơ đến giờ (và có thể cả sau này) cũng khó mà tìm ra sự thật nhƣng hệ quả nhỡn tiền là phóng viên đã bị bắt, bị tù đày. Điều này cho thấy, nếu cứ cả tin vào lời
53
nói của một phía, của một nguồn tin duy nhất, dù đó là nguồn tin có thẩm quyền, thì phóng viên cũng có thể bị trả giá.
Trong vụ PMU 18, phóng viên đƣợc một trinh sát ở phòng 4 C14 cung cấp thông tin về chuyện ăn chơi của ông Việt Tiến. Nhiều ngƣời đã biết trinh sát này là em họ của ông Đào Đình Bình, Khi đó là Bộ Trƣởng bộ giao thông vận tải nhƣng nhiều phóng viên vẫn chấp nhận và đăng tải thông tin kiểu mớm đút này mà không hề xác minh.
Báo An ninh thế giới đăng ngày 13.4.2006 viết: “Những trò tiêu tiền không giống ai của ông Nguyễn Việt Tiến”.
Ngƣời ta bảo những ai đã có tâm thờ phật đều muốn cho tâm mình tĩnh tại. Nhƣng ông Tiến lại không thuộc mô típ ấy dù ông ta xây chùa, dựng tƣợng phật rất to ở quê. Không chỉ nổi tiếng về chuyện bồ bịch với cả tá các em chân dài, nói tới những trò tiêu tiền của Nguyễn Việt Tiến thì những tay chơi sành điệu nhất cũng phải tôn ông ta làm sƣ phụ. Bởi chỉ riêng chuyện ông ta đi cắt tóc gội đầu cũng tốn cả ngàn USD/tháng.
Trong quá trình điều tra về những thói ăn chơi của ông Tiến, chúng tôi tìm ra một địa chỉ mà ông ta thƣờng lui tới để sửa sang sắc đẹp. Đó là quán “Why not”, nghĩa là “Tại sao không”, nằm trên phố Nhà Chung do một anh chàng Việt kiều làm chủ. Nguyễn Việt Tiến là khách thân thiết của quán này. Mỗi tháng, ông Tiến thƣờng đến đây ít nhất 2 lần và đều trong giờ hành chính. Nhƣng cái khác ngƣời là mỗi lần trƣớc khi đến, ông Tiến đều gọi điện báo trƣớc để các nhân viên ở đây chuẩn bị đón tiếp một mình ông (cũng đôi lần ông đi cùng một em chân dài) chứ không đƣợc tiếp bất kỳ khách nào.
Mặc dù giá dịch vụ chăm sóc sắc đẹp ở đây thuộc loại đắt nhất Việt Nam : cắt tóc: 40 USD, cắt móng chân: 20 USD; đấm lƣng: 20USD... Vì vậy mỗi lần ghé vào quán, ông Tiến không bao giờ tiêu dƣới 200 USD. Nhƣng điều khiến hơn chục nhân viên quán này luôn nhớ "sếp" Tiến là sau khi chăm
54
sóc sắc đẹp xong, bao giờ ông ta cũng mời tất cả nhân viên ở đây đi ăn nhà hàng.
Khi vào nhà hàng, nếu vô tình gặp một ngƣời quen, ông Tiến rất hào phóng rút ví cho 1 tờ tiền. Điều đáng nể, trong ví "sếp" Tiến toàn loại tiền mệnh giá 100 USD; không những thế, nếu ngƣời quen đó đi cùng bạn thì cũng đƣợc nhận 100 USD từ "sếp". Vì thế, mỗi tháng chỉ riêng tiền đi “cắt tóc”, ông Tiến cũng tốn vài ngàn USD.
Những thông tin này cơ quan điều tra không điều tra làm rõ, vì vậy cũng không thể kết luận đƣợc là có hay không. Phóng viên hòan toàn chỉ dựa vào lời nói để đăng tải. Chính vì vậy, khi bị kiện phóng viên đã không có gì để tự bảo vệ mình.
Khi đƣa tin hình sự cũng nhƣ khi làm điều tra, những cái gì nhà báo không thể kết luận đƣợc hoặc do thẩm quyền điều tra, làm rõ sự thật không phải trong tay phóng viên mà trong tay công an thì nhà báo không nên khẳng định. Tốt nhất là dẫn nguồn hoặc dùng các từ nhƣ “cần đƣợc làm rõ”, “có những nghi vấn”, có căn cứ để cho rằng . .. những từ này tƣởng là thừa nhƣng nó sẽ là vũ khí hữu ích để bảo vệ phóng viên. Đó cũng là những từ thể hiện tính khách quan của nhà báo, không làm bạn đọc hiểu sai bản chất vấn đề.
2.3. Những lưu ý với phóng viên đưa tin hình sự
2.3.1 Sử dụng công cụ để thu thập chứng cứ
Máy ghi âm: ghi âm qua điện thoại, ghi âm cuộc gọi, sử dụng điện thoại di động để ghi âm, chụp ảnh, quay phim…
Để bảo vệ mình, nhất thiết phóng viên cần phải có bằng chứng, dù đó là bằng chứng về việc đƣợc cung cấp thông tin bởi nguồn tin (bằng chứng gián tiếp) hay các tài liệu hồ sơ vụ án.
Máy ghi âm làm thứ gần nhƣ không thể thiếu với nhà báo, đặc biệt là nhà báo làm mảng hình sự. Dù ghi âm vẫn chƣa đƣợc coi là một bằng chứng
55
tại tòa nhƣng đó là chứng cứ tham khảo có giá trị, nó cũng là vũ khí bảo vệ phóng viên trƣớc các cuộc điều tra, các vụ kiện cáo. Hầu hết các nguồn tin đều rất ngại khi nói trƣớc máy ghi âm, do đó, ghi âm bí mật là phƣơng án đƣợc nhiều nhà báo làm mảng hình sự lựa chọn. Hiện nay có nhiều thiết bị ghi âm bí mật rất hiệu quả. Trƣớc đây điện thoại là công cụ ghi âm phổ biến, tuy nhiên, gần đây nhiều công an đã phát hiện ra vũ khí bí mật này của phóng viên nên thƣờng có sự cảnh giác cao. Có thể dùng các thiết bị ghi âm đƣợc ngụy trang nhƣ máy ghi âm hình cây bút, hoặc các loại máy ghi âm cực nhỏ khác. Các phóng viên cẩn trọng thƣờng sau mỗi cuộc ghi âm đều ghi tên file có đánh dấu chi tiết, cất vào kho lƣu trữ, để đề phòng trƣờng hợp bất trắc sau này. Vụ PMU 18, phóng viên Việt Chiến cũng đã rất cẩn trọng khi tìm hiểu thông tin. Từ năm 2006, khi thu thập thông tin về các diễn biến vụ PMU 18, phóng viên này đã ghi âm hầu hết các cuộc nói chuyện với từng tƣớng lĩnh, cán bộ trong ngành cảnh sát. Tuy nhiên, do cách lƣu trữ tài liệu không khoa học (vì chƣa từng gặp chuyện tƣơng tự) nên đến nay dù còn phần lớn các file ghi âm, nhƣng rất khó để bóc tách, xác định chính xác mốc thời gian là khi nào ghi, ghi cho bài nào, cho thông tin nào.
2 năm sau khi những bài báo về PMU 18 đƣợc đăng tải, cơ quan an ninh điều tra mới lật lại vấn đề, điều tra vụ án báo chí, do đó, việc lƣu trữ dữ liệu không nên chủ quan chỉ lƣu trong 6 tháng hay 1 năm, mà cần lƣu từ 3-5 năm để đảm bảo tính an tòan. Hiện chƣa có một quy định cụ thể nào về thời hạn lƣu trữ hồ sơ báo chí.
Phần lớn phóng viên nội chính lấy tin từ cơ quan bảo vệ pháp luật qua điện thoại. Do đó, trang bị cho mình điện thoại có thể ghi âm cuộc gọi là đìêu rất cần thiết. Một lƣu ý nhỏ là khi dùng chế độ này, một số loại điện thoại để lại tiếng tút, tút đếm giây khiến máy của ngƣời nói có thể biết đang bị ghi âm,
56
phóng viên cần lƣu ý khi chọn điện thoại sao cho không phát ra tiếng đếm giây khiến ngƣời cung cấp thông tin bị phát hiện.
Gần đây, một số cán bộ điều tra cao cấp có chế độ chống ghi trộm điện thoại nên dù có ghi âm qua điện thoại, ngƣời nghe nghe rất rõ nhƣng khi mở file ghi âm đều không có tín hiệu. Có thể ứng phó tình huống này bằng cách làm thủ công, bật loa ngoài của điện thoại di động lên và ghi âm âm thanh phát ra từ loa ngòai. Cách làm này hơi bất tiện nhƣng an toàn.
Đa số tài liệu nhà báo tiếp cận từ cơ quan điều tra là tài liệu dạng mật. Đó có thể là các bản cung, một bản tƣờng trình của đƣơng sự với cơ quan điều tra, một bản báo cáo án .. . do đó, phóng viên cần hết sức cẩn trọng khi lƣu giữ những tài liệu này. Khi photocopy tài liệu này, cần che chữ “Mật” đi để photo. Nếu bị phát hiện trong ngƣời phóng viên có tài liệu đóng dấu mật, sẽ bị điều tra đến nơi đến chốn, có thể bị khởi tố về tội chiếm đoạt, tàng trữ tài liệu mật… Nếu photo mà che đi chữ mật, dù khi bị điều tra, cũng có thể giải thích là tôi không biết đây là tài liệu mật.. . Nhiều ngƣời thƣờng chọn giải pháp photocopy tài liệu (khi đã che đi chữ mật) để lƣu trữ. Điều này có thể giúp phóng viên có một cách lý giải: Đó là tài liệu do bạn đọc cung cấp cho báo, chúng tôi thấy có căn cứ thì chúng tôi làm.
Một lƣu ý khác, thƣờng các phóng viên hay chụp ảnh tài liệu của cơ quan công an để làm căn cứ viết bài cho chính xác. Nhƣng đây cũng là điều rất dễ bị lộ, do đó, sau khi chụp tài liệu, nhất thiết nên lƣu trữ ra một bộ nhớ khác và cất cẩn thận, đề phòng trƣờng hợp bị kiểm tra máy tính, bị cài các phần mềm gián điệp .. . đó có thể là bằng chứng vi phạm pháp luật của nhà báo.
Các máy quay video là cách rất tốt để ghi lại bằng chứng cho các vi phạm, đặc biệt là các tình huống đƣa nhận hối lộ, đổ chất thải nguy hại, .. . Ngày nay cũng có rất nhiều thiết bị ghi hình hiện đại đƣợc ngụy trang rất
57
khéo nhƣ máy quay camera điều khiển từ xa, máy quay giống nhƣ chiếc bút máy, .. . tùy vào từng tình huống phóng viên có thể sử dụng từng loại thiết bị. Với các loại thiết bị ghi hình, chủ yếu là các thiết bị cần dùng cho bài điều tra độc lập. Chúng tôi sẽ nói kỹ hơn ở phần sau.
2.3.2. Những lỗi cần tránh
Phóng viên làm mảng điều tra thƣờng mắc một số lỗi về cách dùng các thuật ngữ thuộc chủ đề pháp luật, mắc lỗi về quan điểm đánh giá chứng cứ…
a.Lỗi dùng thuật ngữ pháp luật
Một ngƣời chỉ thực sự phạm tội khi có phán quyết của tòa án (tòa phúc thẩm trở lên) tuy nhiên, nhiều phóng viên ngay từ khi viết bài đã coi tất cả các đối tƣợng tình nghi là kẻ phạm tội. Điều này dễ thấy trên báo an ninh thủ đô, báo công an nhân dân .. . Phóng viên các báo này thƣờng xuyên dùng từ đối tƣợng, hắn, kẻ sát nhân, mụ,.. . Đa số các trƣờng hợp là chính xác, nhƣng cũng có một số trƣờng hợp sau khi điều tra, kẻ tình nghi lại không phải là tội phạm. Nhƣ vậy, phóng viên đã kết án một con ngƣời thay quan tòa.
Nhiều phóng viên trẻ hay sai khi viết các thuật ngữ tố tụng. Một vụ án thƣờng bắt đầu bằng việc khởi tố vụ án, sau đó là khởi tố bị can, bắt tạm giam hoặc khởi tố cho tại ngoại. Việc bắt tạm giam bắt buộc phải có sự phê chuẩn của Viện kiểm sát cùng cấp, nhƣng bắt khẩn cấp lại không cần phê chuẩn ngay mà có thể bắt sau 24 giờ mới đƣa qua Viện kiểm sát cùng cấp phê chuẩn.
Khi một bị cán mới bị khởi tố bị can thì chỉ gọi đó là bị can, nhiều phóng viên trẻ gọi là bị cáo là sai. Bị cáo là gọi ngƣời tình nghi tại tòa. Các bản ghi lời khai của bị can trƣớc điều tra viên gọi là bút lục. Khi kết thúc điều tra, cơ quan điều tra chuyển kết luận sang Viện kiểm sát đề nghị truy tố, nhiều phóng viên gọi là truy tố là không chính xác. Chỉ khi viện kiểm sát căn cứ trên kết luận điều tra, ra cáo trạng truy tố bị can trƣớc vành móng ngựa mới
58
gọi là “truy tố”. Tại phiên tòa hình sự, Kiểm sát viên, đại diện viện kiểm sát giữ quyền công tố, đƣa ra các chứng cứ buộc tội bị cáo, lúc này cơ quan điều tra đã hết nhiệm vụ và không tham gia tại phiên tòa.
Việc hiểu rõ quy trình và các khái niệm trọng luật tố tụng hình sự cũng giúp phóng viên có đƣợc thuận lợi khi tác nghiệp. Nhà báo Nhƣ Phong, Phó tổng biên tập báo Công an nhân dân giải thích: “Hồi làm vụ Mai Văn Dâu, đến 11 giờ đêm vẫn có nhiều phóng viên hỏi tôi: Liệu đêm nay có bắt Mai Văn Dâu không. Trong khi đó, ông Mai Văn Dâu không có dấu hiệu trốn chạy, tiêu hủy chứng cứ, tức là nếu phải bắt khẩn cấp thì ngƣời ta đã bắt ông ta lâu rồi. Nhƣ vậy sẽ chỉ có bắt tạm giam, mà bắt tạm giam thì sẽ không bắt vào buổi đêm mà chỉ bắt trƣớc 6 giờ tối. Vậy thì một phóng viên nắm chắc luật tố tụng hình sự sẽ kê cao gối mà ngủ nếu sau 6 giờ chiều không có bắt bớ”.
b.Bị lừa vì thông tin mớm- đút
Trong khi làm các vụ hình sự, nhiều khi phóng viên đƣợc các điều tra viên cung cấp lời khai của bị can, các đối tƣợng tình nghi. .. điều này đôi khi cực kỳ nguy hiểm, bởi lẽ có thể điều tra viên cung cấp thông tin không có căn cứ, hoặc bị can bị ép cung, mớm cung (có hành vi ép buộc, gợi ý phải viết các lời khai theo ý của điều tra viên) nên thông tin đó không chính xác. Những thông tin này lại tác động đến ngƣời ngƣời thân, gia đình của những ngƣời tình nghi. Đã từng có vụ nhà báo nêu một giám đốc công ty X thừa nhận là đã biển thủ 3 tỷ đồng của nhà nƣớc, đã cho bồ nhí tiền bạc ăn chơi .. . nhƣng thực chất đó là thông tin không chính xác. Con gái của ông giám đốc này sau khi đọc báo đã nhảy lầu tự tử vì không chịu đƣợc sức ép của dƣ luận. Đến khi ông bố đƣợc minh oanh thì con gái đã không còn. Trƣớc những thông tin gián tiếp đƣợc các điều tra viên cung cấp, nhà báo cần hết sức cảnh giác, cân nhắc.
59
Ngƣời viết nên cẩn trọng suy nghĩ về động cơ của ngƣời cung cấp, xét tính logic của vấn đề và nếu đăng tải cũng cần hết sức khéo léo.
Khi đăng tin từ cơ quan điều tra, phóng viên cũng rất dễ bị kiện. Bởi lẽ phóng viên coi các thông tin trinh sát của công an là bằng chứng, viết khơi khơi lên báo. Đến khi doanh nghiệp kiện, phóng viên không có chứng cứ gì. Ví dụ vụ đổ rác thải tại Hải Phòng, các trinh sát cho rằng một công ty xử lý chất thải T. đã hợp đồng với khu công nghiệp Bắc Thăng Long, Nội Bài xử lý chất thải công nghiệp nhƣng công ty này không xử lý mà mang bán cho một công ty làm gạch. Đó chỉ là thông tin trinh sát, nhƣng phóng viên một tờ báo