Trong ba số báo 13, 14 và 15 ra ngày 31/3/2007 đến 14/4/2007, báo
Bảo vệ Pháp luật cuối tuần của Viện kiểm sát Nhân dân tối cao đã đăng loạt bài viết “Chuyện khó tin: Thánh vật ở sông Tô Lịch”. Câu chuyện li kì được kể bởi ông Nguyễn Hùng Cường, đội trưởng đội xây dựng số 12, người trực tiếp chỉ huy thi công đoạn sông qua làng An Phú, phường Nghĩa Đô, quận Cầu Giấy, Hà Nội.
Câu chuyện của ông Cường xảy ra bắt đầu từ ngày 15/8/2001, khi ông cùng đội thi công cho máy xúc, máy ủi xuống bờ sông khởi công. Đầu tiên là việc anh em công nhân phát hiện nhiều cọc gỗ lim, chiếc máy xúc từ từ trôi xuống sông không có gì giữ được, rồi việc phát hiện nhiều xương người, xương thú vật, đồ gốm, sắt, đồng... rồi từ đó vô số chuyện rùng rợn đã xảy ra. Nào là anh Hùng, người lái máy xúc bị lên cơn động kinh; nào là chuyện thầy pháp trừ tà khẳng định: “chỗ ấy âm khí nặng nề”; chuyện Giáo sư sử học Trần Quốc Vượng kết luận: đây là trận đồ bát quái yểm trấn giữ cửa thành Đại La từ thế kỉ IX và đề cập đến lực lượng âm binh tại đây; chuyện công việc thi công không tiến triển được; anh em công nhân luôn mơ thấy ác quỷ và thường gặp tai nạn lao động; chuyện các thầy cúng bắc nam đều bất lực; chuyện thượng tọa Thích Viên Thành về làm lễ cúng tại hiện trường, và ba tháng sau mất vì trận đồ trấn yểm; báo Bảo vệ pháp luật cuối tuần, trang 26, số 13, ngày 31/3/2007; chuyện thầy tứ phủ nổi tiếng Phạm Văn Mão thập tử nhất sinh sau khi làm lễ cúng tại đây; chuyện anh Tuấn, người trót xin một bát hoa cúc đời Lý mang về nhà luôn làm ăn thất bát, gia đình lục đục, báo Bảo vệ Pháp luật
49
cuối tuần, trang 26, số 14, ngày 07/4/2007; chuyện Giáo sư sử học Trần Quốc Vượng nhận mấy món đồ cổ nên đã mất đột ngột... Đặc biệt, bài báo trở nên ảm đạm với câu chuyện của chính tác giả với cái sự “từ một tỉ phú trở thành người tay trắng”; cô em gái rơi vào vòng lao lí; ông anh thứ hai gặp sự trớ trêu trong hạnh phúc gia đình; ông anh thứ ba phá sản; người bố hơn 70 tuổi mất đột ngột, báo Bảo vệ Pháp luật cuối tuần, trang 20, 21, số 15, ngày 14/4/2007.
Báo Bảo vệ Pháp luật cuối tuần của Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao là tờ báo đầu tiên và là tờ báo duy nhất đăng loạt bài có tựa đề: “Chuyện khó tin: Thánh vật ở sông Tô Lịch”. Trong khoảng thời gian này không có bất kì tờ báo nào lên tiếng xung quanh sự việc này.
Đáng chú ý là tác giả bài viết này không phải là nhà khoa học đang nghiên cứu một công trình khoa học, mà là một kỹ sư xây dựng nhận thầu khoán công trình. Chi tiết câu chuyện đưa ra khá li kì và theo lối mê tín dị đoan, không có chứng cứ thuyết phục, theo kiểu xâu chuỗi lại một loạt sự kiện ngẫu nhiên chưa được kiểm chứng làm nên cốt truyện. Nhưng không hiểu vì lí do gì mà báo Bảo vệ Pháp luật cuối tuần lại cho đăng những thông tin kiểu này.
Về mặt hình thức, báo Bảo vệ Pháp luật cuối tuần đã đẩy tít của loạt bài này lên trang nhất, kèm theo sapo. Các số báo tiếp sau, ngoài việc tăng trang còn kèm theo nhiều ảnh minh họa. Điển hình trong số 15, ngày 14/4/2007 có 9 ảnh minh họa được trình bày trong hai trang cùng tít, sapo và nội dung bài viết. Với việc đưa thông tin như vậy, báo Bảo vệ Pháp luật cuối tuần đã tạo nên những hiệu ứng xã hội gây xôn xao dư luận trong nhiều ngày liên tiếp.
Trong hai tuần từ đầu tháng 4/2007, người ta đổ xô đi tìm mua bài báo có tít “Thánh vật ở sông Tô Lịch”. Đầu tiên, người ta mua với giá 2.000 đồng rồi lên tới 20.000 đồng, rồi hơn cả giá ấy nữa một bản photo copy bài báo đó. Từ những thông tin chưa được kiểm chứng, người ta đồn đại rất nhiều xung quanh sự việc này. Khắp nơi, nhà nhà, người người đều thì thầm chuyện Thánh đang ở bên mình, Thánh đang theo sát xem mình có lỗi, có tội
50
gì không để mà...vật. Các bài báo được truyền tay nhau, rồi nhân bản, rồi suy luận xung quanh chuyện “Thánh vật sông Tô Lịch”. Có người cứ đêm đến lại lấm la lấm lét như kẻ trộm chọn chỗ nước sâu dưới cầu Long Biên hoặc cầu Chương Dương để trả lại Thánh một cổ vật nào đấy...
Theo một cuộc điều tra nhỏ của phóng viên báo Gia đình& Xã hội, Trong 10 người được hỏi bất kì ở Hà Nội, thì có bảy người biết đến chuyện “Thánh vật” ở sông Tô Lịch qua kênh đọc từ mấy bài báo được phô tô. Đặc biệt, trên các tuyến phố như Thụy Khuê, Bưởi, Cầu Giấy, Kim Mã, Hoàng Quốc Việt... thì hầu hết những người được hỏi bất kì đều nhận mình có biết về bài báo “Thánh vật ở sông Tô Lịch”. Ông Hà Minh Tần, số 109 đường Thụy Khuê cho biết , ngay sau khi bài báo đầu tiên ra, một số người trong xóm đã phô tô thành tập lớn và phát cho bà con lối xóm đọc cho biết, báo
Gia đình & Xã hội, trang 4, ngày 24/4. Hàng ngàn lượt người hiếu kì đổ về nơi “Thánh vật”. Đền Quán Đôi nằm ngay trước khúc sông mà người ta đồn có “Thánh vật” vốn đã hẹp nay còn chật chội hơn bởi lúc nào cũng tấp nập từng đoàn, từng đoàn người lũ lượt ghé qua. Quanh khu vực đền, hầu như tất cả các cửa hàng, ngoài việc bán hương hoa, còn kèm theo việc bán các tập photo có bài “Thánh vật”. Trong cuốn sổ ghi công đức những người đến thăm đền, ngoài khách đến từ các quận Hoàng Mai, Hoàn Kiếm, Long Biên... còn có rất nhiều người công đức đến từ các tỉnh xa như Thái Nguyên, Thái Bình, Nam Định, Hà Tây...Tóm lại là Thánh chưa thấy đâu, chỉ có bài báo đăng không có tính định hướng đã khiến nhiều người mất ăn mất ngủ, tiến thoái lưỡng nan, làm dư luận xôn xao, rối loạn..., Gia đình& Xã hội, trang 4, ngày 24/4/2007.
Từ chuyện “thánh vật” đã nổ ra một cuộc tranh cãi trên các trang web nước ngoài và các trang blog nhật kí điện tử. Blog lazy’s, chủ nhân của nó là nhà báo, biết câu chuyện này “có gì đó không ổn” nhưng vẫn chịu khó đăng tải tất cả các bài có trên mặt báo vừa qua trên nhật ký điện tử của mình cho mọi người bình luận. Lazy’s blog chỉ là một trong hàng trăm, hàng ngàn blog cá
51
nhân như vậy. Họ không phải là những người mua báo và gõ lại chữ đưa lên nhật ký. Họ chỉ copy ở hàng loạt các trang web như vuinet.info, Vietscience... Một đồn mười, mười đồn trăm... tin tức cứ thế truyền đi như vệt dầu loang, Gia đình& Xã hội, trang 6, ngày 24/4/2007.