Tin đồn trong lĩnh vực văn hóa xã hộ

Một phần của tài liệu Những sự kiện xã hội chịu ảnh hưởng bởi cơ chế tin đồn trên báo chí (khảo sát một số tờ báo in, 2007 - 2008 (Trang 74)

Trở lại với tin đồn trong lĩnh vực văn hóa, xã hội. Tin đồn loại này thường xuất hiện do sự phân tích, đồn thổi kiểu “tam sao thất bản” từ trí tưởng tượng, sự nhẹ dạ cả tin, sự hiếu kỳ và thói quen xấu “ưa buôn chuyện”...

Vấn đề tâm linh là một trong những vấn đề thuộc cơ sở, cội rễ của văn hóa Phương Đông. Việc tin vào các tôn giáo, tín ngưỡng cũng có thể được coi là vấn đề tâm linh.

Khởi thủy của tôn giáo, tín ngưỡng là hướng thiện, nhưng có một số người đã lợi dụng niềm tin vào tôn giáo đã dẫn dắt người khác vào con đường mê muội, để rồi đưa ra những hiện tượng, sự kiện nhảm nhí nhằm mục đích riêng. Chính những ý đồ xấu xa đó đã trở thành bệ đỡ cho mê tín dị đoan hình thành. Có thể lấy chuyện thánh vật ở sông Tô Lịch làm ví dụ điển hình.

Hiện tượng như báo Bảo vệ Pháp luật cuối tuần đã đề cập trong thời gian gần đây thông qua những câu chuyện, những ý kiến được coi là của người trong cuộc mới chỉ dừng lại ở mức độ hiện tượng mà thôi. Những hiện tượng đó, hầu như đều chưa được kiểm nghiệm bởi những tổ chức chuyên môn và có trách nhiệm nên việc sớm công bố những tình tiết huyền bí đó nhiều khi mang tính dị đoan xã hội và chứa đựng yếu tố tiêu cực cao hơn là bản chất khoa học của vấn đề. Khi chưa có đầy đủ các cơ quan chức năng tham gia nghiên cứu, lí giải bằng cơ sở khoa học thì việc tuyên truyền một chiều như vừa qua cần phải được xem như là ý đồ đằng sau của người viết.

70

Về những điều ông Nguyễn Hùng Cường đã viết trên báo Bảo vệ Pháp luật cuối tuần, ông Nguyễn Trọng Doanh- nguyên Giám đốc Dự án cải tạo hệ thống thoát nước Hà Nội cho rằng: ông Cường đã cố tình lôi các sự kiện vào để giải thích cho thất bại của mình. Đoạn sông mà ông Cường được giao thi công có địa chất phức tạp. Nhưng không vì thế mà không có giải pháp. Nếu biết tổ chức thi công, sau khi bơm cạn phải ngay lập tức kè bờ, không được chậm trễ. Ông Cường đã thất bại vì không nắm được nguyên lí này.

Bài báo càng trở nên ảm đạm với câu chuyện của chính tác giả với cái sự “từ một tỉ phú trở thành người trắng tay”; cô em gái rơi vào vòng lao lí, ông anh thứ hai gặp sự trớ trêu trong hạnh phúc gia đình; ông anh thứ ba phá sản; người bố hơn 70 tuổi mất đột ngột…

Sau câu chuyện “Thánh vật ở sông Tô Lịch” được đăng trên báo Bảo vệ Pháp luật cuối tuần, người dân dường như bị loạn thông tin. Đáng lí ra tờ báo này bên cạnh việc đưa ra những câu chuyện đời tư và những trải nghiệm cá nhân, thì đồng thời phải đăng kèm những phân tích khoa học, những ý kiến phản biện của các nhà khoa học, của các cơ quan chức năng để định hướng dư luận. Tuy nhiên, sau ba kỳ đăng liên tiếp, báo Bảo vệ Pháp luật cuối tuần mới triển khai công việc này, trong khi câu chuyện đã dần đi đến hồi kết. Sau hàng loạt những nỗ lực của một số tờ báo trong quá trình đi tìm sự thật bằng việc gặp gỡ, trao đổi, lấy ý kiến của những nhà khoa học, người trong cuộc và những người liên quan thì câu chuyện đã trở thành vấn đề “Hậu” sông Tô Lịch.

PGS. TS Phạm Quang Long, Giám đốc Sở Văn hóa Thông tin (nay là Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hà Nội) cho rằng: Báo chí phải “kiểm chứng thông tin trước khi đưa, đưa thông tin phải có chủ đích, không chỉ là cho người này, người kia kể rồi đưa, gán ghép sự việc, không cần biết đến hậu quả của nó ra sao”.

Báo chí có vai trò quan trọng trong việc thông tin, tuyên truyền và định hướng dư luận xã hội. Nhưng đôi khi, chính báo chí lại là “người” khơi nguồn

71

dư luận xã hội bằng những thông tin thiếu kiểm chứng, là cơ sở hình thành tin đồn và tác động trở lại đời sống xã hội.

Trở lại với thông tin :Phụ nữ ăn bưởi sẽ bị ung thư vú, được đăng tải trên một số phương tiện thông tin đại chúng. Thông tin trên xuất phát từ những nghiên cứu của 2 trường Đại học là Nam California và Hawaii (Mỹ), được công bố vào giữa tháng 7/2007, rồi được tờ báo Bristish Journal of Cancer đăng tải lại. Đến cuối tháng 7, nhiều hãng thông tấn như BBC, CNN, Reuter cùng các tạp chí như Time, Se’curite’ Alimentaire, Daily Mail..., đồng loạt trích đăng. Một số tờ báo trong nước, kể cả một số đài truyền hình cũng sốt sắng khẳng định: “Ăn bưởi bị ung thư”, “Bưởi là nguồn gốc gây ra ung thư vú”, “Nguy cơ từ trái bưởi”...

Trên thực tế, loại quả mà các website quốc tế đề cập đến có tên khoa học Citrus Paradisi (có thể tạm dịch là một loại bưởi chùm), hoàn toàn không liên quan gì đến trái bưởi Việt Nam (có tên khoa học là Citrus maxima). Việc nhầm lẫn khi dịch thuật đã gây thiệt hại lớn đến mức không ngờ, đã khiến người nông dân điêu đứng vì giá bưởi đã giảm từ 12.000- 14.000 đồng/1 kg xuống còn 3.000 – 4.000 đồng/1 kg, thậm chí có thời điểm giảm xuống “kịch sàn”, còn 1.000 đồng/1 kg. Không chỉ 2000 ha trồng bưởi da xanh bị thiệt hại hàng trăm tỷ đồng mà cả những vùng trồng bưởi Nam Roi tại Cần Thơ, Vĩnh Long, Hậu Giang cũng bị thiệt hại.

Như vậy, từ một sai lầm trong dịch thuật, thông tin về sự việc này đã làm cho nghề trồng bưởi lao đao. Tính đến thời điểm một tháng sau khi có thông tin sai lệch trên, người nông dân trồng bưởi ở Nam Bộ đã bị thiệt hại vài chục tỷ đồng. Vấn đề đặt ra là, các cơ quan thông tin đại chúng có liên quan cũng như các ngành chức năng đã có những động thái gì để khắc phục hậu quả và giúp đỡ người nông dân- đối tượng bị thiệt hại và có nguy cơ trắng tay vì thông tin thiếu chính xác này.

72

Trong trường hợp này, vi phạm về việc thông tin sai lệch, dẫn đến việc nảy sinh tin đồn chỉ được kiểm soát và hạn chế khi bản thân tin đồn đã phát huy... hết tác dụng. Mà như vậy, việc đưa ra giải pháp có lẽ chỉ mang tính “chữa cháy” cho một đám lửa đã tàn. Thiệt hại vẫn cứ xảy ra.

Một phần của tài liệu Những sự kiện xã hội chịu ảnh hưởng bởi cơ chế tin đồn trên báo chí (khảo sát một số tờ báo in, 2007 - 2008 (Trang 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)