KHẢO SÁT BỐN SỰ KIỆN CHỊU ẢNH HƢỞNG BỞI TIN ĐỒN TRONG 2 NĂM 2007-

Một phần của tài liệu Những sự kiện xã hội chịu ảnh hưởng bởi cơ chế tin đồn trên báo chí (khảo sát một số tờ báo in, 2007 - 2008 (Trang 34)

TRONG 2 NĂM 2007- 2008

Qua khảo sát 50 tin đồn trong hai năm 2007- 2008, chúng tôi nhận thấy: - Tin đồn chính trị (3 tin đồn) chiếm: 6 %

- Tin đồn kinh tế ( 29 tin đồn) chiếm: 58 % - Tin đồn văn hóa- xã hội (18 tin đồn) chiếm: 36 %

Từ kết quả trên, chúng tôi nhận thấy tin đồn trong lĩnh vực kinh tế và văn hóa- xã hội chiếm phần lớn trong tổng số các tin đồn. Nguyên nhân là vì tại thời điểm khảo sát, Việt Nam đứng trước thời cơ mới, vận hội mới, trở thành thành viên chính thức thứ 150 của Tổ chức Thương mại thế giới WTO (11/ 1/2007), trong đời sống kinh tế, văn hóa- xã hội nảy sinh nhiều vấn đề mới.

Tin đồn chính trị ít xuất hiện hơn do nguyên tắc Đảng lãnh đạo, quản lí hệ thống các phương tiện truyền thông đại chúng. Trước những tin đồn vô căn cứ trên lĩnh vực chính trị, các cơ quan báo chí rất thận trọng trong việc xử lí thông tin, vừa đảm báo tính chính xác, kịp thời, vừa có tính định hướng giúp hình thành dư luận xã hội tích cực và đúng đắn. Nói cách khác, các phương tiện truyền thông đại chúng là “bức tường lửa” ngăn chặn những tác động xấu của tin đồn đến đời sống xã hội, trước khi nó xuất hiện trên mặt báo và trở thành sự kiện xã hội gây mất ổn định chính trị và an ninh trật tự quốc gia.

Vì những lí do trên, chúng tôi chọn khảo sát kỹ lưỡng hai nhóm tin đồn trong lĩnh vực kinh tế và văn hóa- xã hội. Trong mỗi nhóm, chúng tôi lựa chọn hai sự kiện xã hội tiêu biểu để phân tích và đánh giá dựa trên tiêu chí đó là những sự kiện được nhiều người quan tâm nhất, khiến báo chí phải tốn nhiều giấy mực nhất và có khả năng tác động tiêu cực nhất đến đời sống xã hội. Đây là những tin đồn khá phổ biến, và có khả năng tái diễn, vì vậy,

30

rất cần khảo sát và nghiên cứu để đưa ra những kết luận khoa học nhằm hạn chế tối đa sự tác động của những tin đồn này.

Trong nền kinh tế nói chung thì thị trường tài chính và ngân hàng chiếm vị trí rất quan trọng. Thị trường chứng khoán ra đời và bùng nổ gắn liền với mật độ xuất hiện tin đồn ngày một nhiều. Năm 2007, quy mô thị trường chứng khoán tăng mạnh. Giá trị giao dịch tăng cao, gấp ba lần so với 2006. Tổng giá trị vốn hóa thị trường tính đến ngày 28/12/2007 đạt gần 500 ngàn tỉ đồng. Tổng giá trị vốn hóa thị trường chứng khoán Việt Nam đạt 43,8%, cao hơn rất nhiều so với năm 2006 (22,7%) và 2005 (1,21%), vượt xa mục tiêu đề ra đến năm 2010.

Năm 2008 là năm ghi dấu bởi nhiều tin đồn trong lĩnh vực chứng khoán, trong đó nổi lên là tin đồn Tổng Giám đốc Công ty chứng khoán Sài Gòn SSI bị bắt. “SSI từng được ví là hình ảnh đẹp về sức bật của doanh nghiệp Việt Nam song hành cùng sự ra đời của thị trường chứng khoán”, phóng viên Tường Vi báo Đầu tư chứng khoán. Vì vậy, những tin đồn về tình trạng tháo chạy của một số lãnh đạo doanh nghiệp SSI, trong đó có Tổng Giám đốc Nguyễn Duy Hưng có khả năng tác động rất lớn đến thị trường chứng khoán Việt Nam. Đó là lí do chúng tôi lựa chọn tin đồn “Tổng Giám đốc SSI bị bắt” để khảo sát.

Không chỉ riêng trong lĩnh vực chứng khoán, tin đồn tồn tại ở tất cả các thị trường, từ nông sản đến tiền tệ, bất động sản...Chuyện người tiêu dùng “hoảng hốt” vì các tin đồn thất thiệt là chuyện thường ngày. Chỉ có điều, với các mặt hàng khác thì “ít ồn ào”, còn với gạo, hậu quả lớn hơn nhiều vì đó là món ăn không thể thiếu trong bữa cơm hàng ngày của mọi gia đình. Ai cũng biết, đây không phải là chuyện mới, vì nó đã từng xảy ra với một số mặt hàng khác như: sắt, thép, xi măng... mà nguyên nhân chủ yếu là do các đầu nậu, tư thương găm hàng, đầu cơ để nâng giá. Sau mỗi “cơn sốt”, những người tham gia đầu cơ càng giàu hơn, chỉ có người dân là thiệt. Vì thế, nạn

31

đầu cơ vẫn tồn tại, có dịp là giương “nanh vuốt” ra phá hoại thị trường. Sự kiện “Tăng giá gạo” là một ví dụ điển hình.

Trong lĩnh vực văn hóa- xã hội, tin đồn đa dạng hơn. Tuy nhiên trong năm 2007, người dân không thể quên sự kiện “Thánh vật ở sông Tô Lịch” gây xôn xao dư luận. Tại Hà Nội và các tỉnh lân cận, từ người lái xe ôm, khách gội đầu cắt tóc, bà cụ bán hoa quả cho đến công chức, viên chức, cán bộ về hưu, đâu đâu cũng bàn tán xôn xao về chuyện “Thánh vật ở sông Tô Lịch”. Hàng vạn bản photocopy với nội dung bị cắt xén, thậm chí sai chính tả bán chạy như tôm tươi với giá khoảng 2000 đồng được truyền tay nhau. Không ít trang web nước ngoài đăng tải lại gần như nguyên xi những gì một vài tờ báo trong nước đề cập, đồng thời cũng tổ chức phân tích khoa học về vấn đề này. Các trang nhật kí điện tử (blog cá nhân) đua nhau đăng lại các bài về “Thánh vật” để thu hút lượng truy cập và bình luận của những người thân quen.

Chúng tôi chọn sự kiện này để khảo sát vì trong trường hợp này, tin đồn không chỉ tác động đến một nhóm nhỏ trong xã hội, mà nó đã lan tỏa và trở thành một vấn đề của dư luận xã hội. Nghĩa là, tin đồn, thông qua báo chí tạo dư luận xã hội. Vậy, trong trường hợp đó, các cơ quan báo chí đã vào cuộc và xử lí tin đồn như thế nào?

Cũng trong năm 2007, từ một sai lầm trong dịch thuật của cơ quan báo chí, chủ các sạp bưởi và người nông dân đã một phen lao đao vì thông tin “Bưởi gây ung thư”. Nó không chỉ tác động đến đời sống của những người nông dân trồng bưởi mà còn khiến người tiêu dùng một phen bất an vì trót ăn trái bưởi vốn nổi tiếng của đồng bằng sông Cửu Long. Thông tin này đã gây thiệt hại đến mức không ngờ. Và báo chí đã phải vào cuộc, đính chính trước những thông tin sai lệch. Điều này đã đặt ra cho những người làm báo những bài học kinh nghiệm về việc kiểm chứng, thẩm định và xử lí thông tin.

32

Từ những lí do trên, chúng tôi đi vào khảo sát chi tiết bốn sự kiện xã hội chịu ảnh hưởng bởi cơ chế tin đồn ở hai lĩnh vực kinh tế và văn hóa- xã hội như sau:

Một phần của tài liệu Những sự kiện xã hội chịu ảnh hưởng bởi cơ chế tin đồn trên báo chí (khảo sát một số tờ báo in, 2007 - 2008 (Trang 34)