Báo chí dự đoán xu hướng và tuyên truyền tạo lòng tin

Một phần của tài liệu Những sự kiện xã hội chịu ảnh hưởng bởi cơ chế tin đồn trên báo chí (khảo sát một số tờ báo in, 2007 - 2008 (Trang 80)

Tại cuộc họp sơ kết công tác 6 tháng đầu năm 2009 của Ban chỉ đạo công tác thông tin đối ngoại 13/7, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Gia Khiêm phát biểu: “Các cơ quan báo chí cần phát huy vai trò của mình, Nhà nước sẽ tạo mọi điều kiện cho báo chí phát triển nhưng đồng thời cũng sẽ chấn chỉnh những thông tin sai lệch, đảm bảo đúng định hướng tuyên truyền”.

Hội nghị cũng đã thống nhất cần tăng cường tính chủ động, phối hợp thông tin chặt chẽ hơn nữa giữa Thường trực Ban Chỉ đạo với Bộ, ban, ngành địa phương đối với các vấn đề nảy sinh liên quan đến các vấn đề quan trọng, nhạy cảm cung cấp thông tin kịp thời cho báo chí, hạn chế những dư luận xã hội tiêu cực, đấu tranh với các quan điểm sai trái, phản động, không để xảy ra những sự cố đáng tiếc. Đó là những giải pháp để tạo lòng tin cho độc giả trước những thông tin của báo chí.

Ngày nay, việc quản lý và dẫn dắt thông tin có ý nghĩa rất quan trọng. Người lãnh đạo, quản lý cần nhạy bén trước những hiện tượng xã hội và có những thông tin chính quy, kịp thời, chính xác, và đủ cường độ để kịp thời định hướng các luồng dư luận, dập tắt những tin đồn thất thiệt.

Tin đồn tồn tại ở rất nhiều lĩnh vực... Nó được phát tán theo cách truyền miệng, trên các diễn đàn internet và kể cả báo chí cũng được xem là kênh truyền tin đồn. Có thể nhìn thấy điều này trong đợt tăng giá vàng. Hàng ngày, báo chí đưa tin giá vàng ở thị trường trong nước và thế giới hôm nay tăng so với hôm qua bao nhiêu. Giá vàng tăng trên thị trường là đúng, nhưng chỉ đưa tin thiếu dự báo xu hướng thị trường càng làm cho thị trường

76

nóng hơn và tạo điều kiện cho nhà đầu tư vin vào đó để đẩy giá lên cao hơn nữa.

Một phần của tài liệu Những sự kiện xã hội chịu ảnh hưởng bởi cơ chế tin đồn trên báo chí (khảo sát một số tờ báo in, 2007 - 2008 (Trang 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)