Cần một cái nhìn khoa học và trung thực

Một phần của tài liệu Những sự kiện xã hội chịu ảnh hưởng bởi cơ chế tin đồn trên báo chí (khảo sát một số tờ báo in, 2007 - 2008 (Trang 56)

Sau loạt bài “Thánh vật ở sông Tô Lịch” được đăng tải trên báo Bảo vệ Pháp luật cuối tuần; Tiền Phong, Hànộimới và Khoa học & Đời sống là ba tờ báo đầu tiên đặt vấn đề xung quanh sự việc này. Tuy nhiên ba tờ báo lại có những cách tiếp cận khác nhau.

Báo Tiền phong, số 113, ngày 23/4/2007, trang 3 có bài “Xung quanh bài báo gây xôn xao dư luận “Thánh vật ở sông Tô Lịch”: Đâu là sự thực?”. Đây là bài viết của người đầu tiên được ông Nguyễn Hùng Cường thông tin về vụ việc này- phóng viên Nguyễn Nguyên Thành. Bài báo cho biết toàn bộ sự việc, từ khi tác giả đến hiện trường “thấy một nửa chiếc máy cẩu xúc bùn nằm bên bờ, một nửa dưới sông; mấy chiếc tiểu sành, sứ và một vài hiện vật như bát bị mẻ, vỡ, xương răng động vật được công nhân lấy lên xếp vội trên bờ; những bộ di cốt do máy xúc lấy lên đã được đội thi công đưa đi chôn cất gần đấy” cho tới việc viết bài phản ánh phát hiện di vật, cổ vật tại sông Tô Lịch và sau đó là việc Bảo tàng Hà Nội tổ chức buổi hội thảo “đầu bờ” ghi lại một số ý kiến của những chuyên gia, nhà khoa học đầu ngành về lịch sử, khảo cổ nhằm đưa ra những nhận định mang tính khoa học.

Tác giả cũng đã ghi lại một số ý kiến của các nhà khoa học như GS Trần Quốc Vượng, PGS. TS Đỗ Văn Ninh, TS Phạm Quốc Quân, Nhà khảo cổ Phạm Như Hồ và ông Nguyễn Hùng Cường từ biên bản của cuộc hội thảo để bạn đọc nhận biết. Tác giả cũng cho biết thêm: Cuộc hội thảo “đầu bờ” đã được ghi thành biên bản với 11 chữ kí và sáu con dấu đỏ, thể hiện sự nghiêm túc trong khoa học. Sau cuộc hội thảo “đầu bờ” hôm đó, dường như các cơ quan chức năng và các chuyên gia, nhà khoa học không còn bận tâm nhiều

52

lắm. Có lẽ, họ nghĩ rằng đây là vấn đề cần được nghiên cứu dài dài về sau, báo

Tiền phong, trang 3, số 113, ngày 23/4/2007.

Ngày 24/4/2007, trên trang 3, báo Tiền Phong, số 114, tác giả Nguyễn Nguyên Thành tiếp tục có bài phỏng vấn GS. Trần Lâm Biền- Nhà nghiên cứu lịch sử, văn hóa, truyền thống để có được lời giải thích thỏa đáng. GS. Trần Lâm Biền khẳng định: “Không hề tìm thấy hiện tượng trấn yểm nào trong lịch sử”; “việc GS Trần Quốc Vượng bị ung thư thực quản phải nằm viện trong nhiều tháng bị đồng nhất với hiện tượng “ma ám” do cầm một số hiện vật là không thể chấp nhận được”. GS Trần Lâm Biền cũng nhận định: “Những thông tin như báo Bảo vệ Pháp luật cuối tuần đã đăng phần nào đi ngược lại những nhận thức bản sắc văn hóa của dân tộc”; “ẩn nấp ở đằng sau cách viết của tác giả là hình thức mê tín dị đoan. Nó đánh đúng vào nhu cầu sẵn có của một bộ phận quần chúng”.

Cũng trên trang 3, báo Tiền phong, số 114, ngày 24/4/2007, PGS. TS Đỗ Văn Ninh, Viện Sử học khẳng định: Những chuyện ông Cường kể là bịa đến 90%. Nhà sử học Dương Trung Quốc tỏ ra phẫn nộ khi câu chuyện trên lại bị đưa lên mặt báo, ông nhận định: “Thánh vật sông Tô Lịch, tất cả chỉ là sự quy kết”. Còn theo GS. TS Đỗ Quang Hưng, Viện trưởng Viện nghiên cứu Tôn giáo thuộc Viện Khoa học Xã hội Việt Nam, khi nói đến vấn đề tâm linh phải hết sức khách quan.

Không chỉ đăng tải ý kiến của các nhà khoa học, báo Tiền phong còn đặt vấn đề nghi ngờ về độ chân thực trong bài viết của ông Cường. Tiền phong số 115, trang 3 đã có bài phỏng vấn chính người trong cuộc- ông Nguyễn Hùng Cường- tác giả bài báo “Thánh vật ở sông Tô Lịch” gây xôn xao dư luận, trong đó có những câu hỏi hết sức thẳng thắn: “ Ông có định nhân dịp này thanh minh cho bà Hợp (em gái của ông Cường bị vướng vào vòng lao lí)?”, “Ông viết chuyện “Thánh vật” tường tận như thế để làm gì?”; “Trong bài viết của ông có nêu một số chi tiết khiến người đọc thấy nghi ngờ tính chân thực của sự việc. Vậy ông có thể nói rõ hơn về việc này không?”... tuy nhiên, câu trả lời

53

của ông Cường không đủ sức thuyết phục: “tôi không có cơ sở giải thích vì sao”, “tôi muốn được bạn đọc chia sẻ”...

Ở một góc độ tiếp cận khác, báo Hànộimới đăng tải bài phỏng vấn PGS. TS Phạm Quang Long với trách nhiệm của một nhà quản lí về văn hóa của Hà Nội. Trên trang 7, báo Hànộimới, ngày 23/4/2007, PGS. TS Phạm Quang Long đã chỉ ra 4 chuyện ông Cường nói đều sai, đó là nguyên nhân cái chết của hai người nổi tiếng; chuyện mời ông Ngọc là Giám đốc Bảo tàng Hà Nội đến ngay khi phát hiện ra trận đồ bát quái; chuyện ông mời cố Hòa thượng Thích Viên Thành làm lễ trấn yểm. Cũng trong bài phỏng vấn này, PGS. TS Long cũng đã nhận trách nhiệm vì đã để câu chuyện trở nên ồn ào một cách không cần thiết như thế. Trả lời phóng viên Phan Huy, báo Lao động, ông Long cũng đã nhận khuyết điểm: “Đúng là chúng tôi phản ứng quá chậm trước dư luận xung quanh sự việc này”.

Riêng Khoa học&Đời sống, dù là báo tuần nhưng trong hai số liên tiếp đã đăng tải 11 ý kiến của những người liên quan đến sự việc này trải đều trên sáu trang báo, gồm ý kiến của Đại đức Thích Minh Hiền, Phó ban Văn hóa Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam, trụ trì chùa Hương, đệ tử chân truyền của Thượng tọa Thích Viên Thành; TS Đặng Kim Ngọc, nguyên Giám đốc Bảo tàng Hà Nội, nhà khoa học đầu tiên đến hiện trường “trận đồ trấn yểm”; thầy Tứ phủ Phạm Văn Mão, người “bị thánh vật” theo lời ông Nguyễn Hùng Cường; anh Trần Quốc Hoàn, lái xe của Đại đức Thích Minh Hiền, người trực tiếp đưa đoàn thầy cúng đến lập đàn tế lễ; PGS. TS Nguyễn Trường Tiến, Phó Tổng Giám đốc , TCT Xây dựng Hà Nội là người đứng ra tổ chức các chương trình cúng tế tại khúc sông Tô Lịch; Kỹ sư, nhà địa lí Vũ Văn Bằng; ông Nguyễn Trọng Doanh, nguyên Giám đốc Dự án cải tạo hệ thống thoát nước Hà Nội, người cũng được cho là bị “Thánh vật”; Vợ cố Giáo sư Trần Quốc Vượng; Bác sĩ Bùi Thị Thanh Hà, Phó Viện trưởng Bệnh viện Hữu nghị, Trưởng khoa nội A, người trực tiếp chăm sóc GS Vượng những ngày cuối đời; Nhà nghiên cứu Nguyễn Phúc Giác Hải, Trung tâm

54

nghiên cứu tiềm năng con người; TS Triết học Nguyễn Văn Vịnh, giảng viên Khoa Khoa học cơ bản, Đại học Mỹ thuật công nghiệp, với mong muốn tiệm cận với sự thật dưới góc nhìn khoa học.

Phần lớn các ý kiến đều cho rằng thông tin mà ông Cường đưa ra là sai sự thật, chỉ có ý kiến của TS Triết học Nguyễn Văn Vịnh là ủng hộ quan điểm của ông Nguyễn Hùng Cường “ chuyện trấn yểm là có thật trong lịch sử”, quan điểm này bất động với ý kiến của một số nhà nghiên cứu khác như: GS Trần Lâm Biền trên báo Tiền Phong: “Không hề tìm thấy hiện tượng trấn yểm nào trong lịch sử”, PGS. TS Đỗ Văn Ninh, Viện sử học: “tôi không tin có trấn yểm”, trang 3, ngày 24/4/2007; nhà nghiên cứu Nguyễn Phúc Giác Hải trên báo Khoa học&Đời sống, trang 6, từ 27- 29/4/2007: “kết luận đây là trận đồ bát quái là quá vội vàng, thiếu bằng chứng khoa học”, “người Việt không bao giờ chôn người sống để trấn yểm”; TS. Đặng Kim Ngọc, nguyên Giám đốc Bảo tàng Hà Nội: “Khó có thể nói đây là nơi yểm”, Lao động, trang 3, ngày 24/4/2007.

Đây có thể coi là một hạn chế trong cách đưa tin của báo Khoa học&Đời sống, vì trong khi các tờ báo khác đồng loạt khẳng định thì báo Khoa học&Đời sống lại đưa ý kiến trái chiều gây hoang mang dư luận. Người dân vừa kịp tin vào các tờ báo đưa tin trước đó, lại chợt hoang mang trước thông tin chuyện trấn yểm là có thật như báo Khoa học& Đời sống đăng tải. Tuy nhiên chỉ với 1 ý kiến duy nhất, được đăng tải trên một tờ báo đã không đủ căn cứ để lôi kéo bạn đọc tin vào sự khẳng định này.

Báo Lao động tuy đề cập sự việc sau một ngày nhưng cũng đăng tải đầy đủ ý kiến của những người có trách nhiệm trên hai trang báo số ra ngày 24/4/2007, gồm ý kiến của PGS. TS Phạm Quang Long; TS sử học Đặng Kim Ngọc; GS.TS Nguyễn Trường Tiến, Phó Tổng Giám đốc TCT Xây dựng Hà Nội; Đại đức Thích Minh Hiền; Hòa thượng Thích Huệ Chí; Nhà sử học Lê Văn Lan; PGS. TS Trịnh Sinh và nhà Hà Nội học Nguyễn Vinh Phúc. Tất cả

55

những ý kiến này đều cho rằng những thông tin ông Nguyễn Hùng Cường đưa ra là thiếu căn cứ.

Báo Gia đình& xã hội trong ngày 24/4, đã dành 5/16 trang báo cho sự kiện này, với các góc độ tiếp cận: Hàng ngàn lượt người hiếu kì đổ xô về nơi Thánh vật, trang 4; Về cái chết của thượng tọa Thích Viên Thành và Giáo sư Trần Quốc Vượng: Những thông tin xuyên tạc, trang 5; Nhà sử học Dương Trung Quốc nói về sự kiện “Thánh vật ở sông Tô Lịch”: Cách đây 5 năm, báo chí đã đề cập nghiêm túc, trang 6; Thánh vật hay... người vật, trang 7; Điều chính yếu là thái độ ứng xử của chúng ta về việc đó, trang 10.

Cùng với các tờ báo trên, báo Người Lao độngThể Thao&Văn hóa

cũng lần lượt đưa tin về sự việc này. Người Lao động, ngày 24/4, trang 4 có bài khẳng định: “Thánh vật ở sông Tô lịch: Chuyện không có căn cứ” đăng tải cuộc trao đổi giữa phóng viên Việt Anh với TS. Đặng Kim Ngọc, nguyên Giám đốc Bảo tàng Hà Nội. TS. Ngọc nhấn mạnh: “Gắn những hiện tượng, sự việc trong đời thường vào những việc cụ thể là sự khiên cưỡng, không có cơ sở khoa học”. Thể thao&Văn hóa là tờ báo cuối cùng thông tin về sự việc này với vấn đề “Hậu “Thánh vật sông Tô Lịch”. Bài báo đăng ngày 28/4/2007, đề cập tới vấn đề đang được bạn đọc quan tâm, đó là mê tín dị đoan thời “hiện đại”. Bài báo chỉ ra rằng, khi xã hội càng phát triển, con người càng nảy sinh thêm nhu cầu tự lục vấn bản thân mình. Và nhiều người, hoặc hụt hẫng tinh thần ở mức độ cao, hoặc không tìm được bệ đỡ tinh thần từ những tín ngưỡng cổ truyền. Để thỏa mãn sự thiếu hụt này, cửa mở nhận thức của họ luôn dễ đón nhận và tin vào những thông tin đôi khi là huyễn hoặc. Và những kẻ muốn lợi dụng tôn giáo, tín ngưỡng thì rất biết khai thác tâm lí ấy...

Cũng xin nói thêm, Tiền phong là tờ báo đầu tiên đăng tải về những phát hiện di vật, cổ vật tại sông Tô Lịch và đề nghị chính quyền, cơ quan chuyên môn vào cuộc ngay sau khi sự việc xảy ra. Tiếp đến mới là báo Gia đình&xã hội, Đời sống&Pháp luật, Văn hóa... Vào thời điểm đó, các cơ quan báo chí đã

56

phản ảnh sự việc khá nghiêm túc. Mọi chuyện tưởng đã khép lại từ lâu thì tự nhiên báo Báo vệ Pháp luật cuối tuần lại đăng lại những câu chuyện huyền bí có liên quan đến khúc sông Tô Lịch gây hoang mang cho người dân như là sự “phát hiện” mới trong khoa học. Nếu trở lại sự việc đó trên cơ sở lý giải bằng nghiên cứu khoa học thì chẳng nói làm gì. Đằng này, nó lại được thể hiện bằng những trải nghiệm cá nhân của người trong cuộc với những suy luận, gán ghép thiếu căn cứ.

Sau khi đăng ba kỳ liên tiếp, ngày 21/4/2007, báo Bảo vệ Pháp luật cuối tuần cũng đã dành 2 trang để đưa ý kiến của một số nhà khoa học, nhưng trong cách đưa tin này cũng lại tiếp tục gặp phải một số vấn đề. Theo ý kiến của nhà sử học Dương Trung Quốc trên báo Tiền phong, số 114, trang 3, ngày 24/4/2007: “báo Bảo vệ Pháp luật cuối tuần làm rất ẩu ở chỗ này: GS Vượng đã mất lâu rồi, bây giờ anh đặt ra câu hỏi như phỏng vấn một người đang sống vậy. Về nghiệp vụ báo chí, tôi cho đấy là điều không minh bạch. Anh phải lục lại hồ sơ cũ, nói rõ ai là người chịu trách nhiệm cung cấp và chịu trách nhiệm về tính chính xác của tài liệu”.

Như vậy, sau năm ngày thông tin liên tục, sự thật về Thánh vật sông Tô Lịch đã dần được sáng tỏ. Với sự vào cuộc, tuy có muộn của báo chí, cũng đủ để định hướng dư luận trước những thông tin phần nào chứa đựng yếu tố mê tín dị đoan. Bài học đặt ra là, vì sao, báo Bảo vệ Pháp luật cuối tuần lại đăng tải thông tin như vậy, mục đích của tòa soạn báo là gì, ai là người phải chịu trách nhiệm trước những thông tin không có căn cứ?

Vấn đề đặt ra là sai phạm của báo Bảo vệ Pháp luật cuối tuần xuất phát từ căn nguyên “năng lực”, hay là từ vấn đề “đạo đức của người làm báo”?

Một phần của tài liệu Những sự kiện xã hội chịu ảnh hưởng bởi cơ chế tin đồn trên báo chí (khảo sát một số tờ báo in, 2007 - 2008 (Trang 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)