Đối với cơ quan báo chí

Một phần của tài liệu Những sự kiện xã hội chịu ảnh hưởng bởi cơ chế tin đồn trên báo chí (khảo sát một số tờ báo in, 2007 - 2008 (Trang 81)

Thời gian qua, các cơ quan báo chí không chỉ thông tin nhanh nhạy, nhiều chiều, nhiều mặt, phong phú, đa dạng và toàn diện về mọi diễn biến của đời sống kinh tế, xã hội trong nước và quốc tế, thực hiện quyền thông tin và được thông tin của nhân dân mà còn góp phần phát triển, đề xuất, xây dựng và hoàn thiện các quy định về pháp luật và các chính sách phát triển kinh tế- xã hội. Báo chí đóng góp hiệu quả công tác quảng bá ra thế giới hình ảnh về một nước Việt Nam đổi mới, đầy năng động, an toàn và thân thiện. Báo chí tiếp tục phát huy vai trò nòng cốt trong cuộc đấu tranh tư tưởng, hướng dẫn dư luận, chống âm mưu diễn biến hòa bình…

Sự phát triển của nền kinh tế đất nước và những điều kiện thuận lợi về cơ chế chính sách đã giúp hệ thống báo chí nước ta phát triển nhanh cả về số lượng và chất lượng, kỹ thuật, nghiệp vụ, giữ vững định hướng chính trị, góp phần tích cực vào sự nghiệp đổi mới của đất nước. Bên cạnh những kết quả đã đạt được, một số cơ quan báo chí và một số nhà báo cũng có những biểu hiện chưa nghiêm túc trong thực hiện Luật Báo chí, làm hạn chế tính hiệu quả của báo chí, trong đó có hiện tượng thông tin sai sự thật, xâm phạm đời tư công dân. Tình trạng báo chí thông tin sai sự thật chậm được khắc phục. Nhiều trường hợp đăng thông tin sai sự thật nhưng không thực hiện việc cải chính hoặc nếu cải chính thì cải chính không nghiêm túc, vi phạm các quy định của Luật Dân sự, Luật Báo chí. Gần đây, một số thông tin trên báo chí như: nước tương có chất ung thư, bồn đựng nước gây ung thư, ăn bưởi gây ung thư, rau xanh siêu tăng trưởng, trứng gà Trung Quốc, giá gạo tăng, giá xăng dầu tăng… đã có tác động tới tâm lí xã hội, làm ảnh hưởng tới sản xuất của nông dân và việc kinh doanh của các doanh nghiệp…

77

Đứng trước thực tế đó, cơ quan chủ quản và cơ quan báo chí cần thực hiện đồng bộ các giải pháp sau:

Thường xuyên nâng cao kiến thức và năng lực hoạt động nghề nghiệp của người làm báo là điều kiện rất quan trọng để cải tiến chất lượng và nâng cao hiệu quả của báo chí. Nhưng riêng việc ấy thôi chưa đủ. Ngoài vấn đề đó cần giải quyết một vấn đề nữa, đó là cải tiến cơ chế quản lí, chỉ đạo báo chí của cơ quan báo chí và cơ quan chủ quản.

Ở phần nhiều các trường hợp, sự chỉ đạo của Tổng Biên tập, của những người phụ trách đối với phóng viên, biên tập viên là điều kiện không thể thiếu để giữ vững đường hướng của các cơ quan báo chí, đảm bảo làm trọn nhiệm vụ chính trị được giao. Nhưng điều đó không có nghĩa là người làm báo thụ động, lúc nào cũng chờ đợi người phụ trách chỉ ra những việc phải làm, những chủ đề phải viết. Thực tế không ít người làm báo nấp sau tập thể của cơ quan báo, dựa dẫm vào uy tín sẵn có của nó để tồn tại, mà thiếu tính chiến đấu độc lập. Người làm báo ở bất kì đâu muốn thành công cũng phải năng động, dám tìm tòi suy nghĩ và dám chịu trách nhiệm.

Sự chỉ đạo của mỗi cơ quan báo chí nên khuyến khích nhiều hơn tính năng động, sáng tạo, thái độ tôn trọng chân lí, chiến đấu cho chân lí, tinh thần đấu tranh bảo vệ cái mới, bảo vệ sự thật trên tinh thần dám đấu tranh, tránh lối mòn và tránh viết theo ý kiến chỉ đạo của cấp trên.

Người đứng đầu cơ quan báo chí là người trịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động của cơ quan báo chí phải quan tâm hơn nữa trong việc chỉ đạo, thẩm định thông tin, các ấn phẩm xuất bản, các tác phẩm có giá trị. Thông tin trên báo chí phải trung thực, chống hiện tượng lợi dụng báo chí để thực hiện ý đồ cá nhân.

Chủ động xử lí nghiêm các sai phạm của cán bộ, phóng viên; thường xuyên chăm lo công tác giáo dục đội ngũ về nghề nghiệp, luật pháp, về trách nhiệm xã hội và nghĩa vụ công dân của báo chí.

78

Cơ quan chủ quản báo chí cần nâng cao trách nhiệm quản lí của mình, quan tâm chỉ đạo và chấn chỉnh hoạt động báo chí mang tính thương mại hóa, xa rời tôn chỉ, mục đích; phối hợp tốt với các cơ quan chức năng trong việc quản lí đội ngũ nhà báo, cán bộ biên tập, người đứng đầu cơ quan báo chí trong phạm vi, trách nhiệm, quyền hạn theo luật định.

Kịp thời và chủ động phát hiện, ngăn chặn và xử lí thỏa đáng mọi hành vi vi phạm của các cơ quan báo chí, đặc biệt là đối với một số loại vi phạm có tính phổ biến như: thông tin sai sự thật, gây tác động tiêu cực trong dư luận xã hội hoặc thông tin thiếu nhạy cảm về chính trị, không có lợi cho quan hệ đối ngoại và lợi ích quốc gia.

Theo định kì, các cơ quan chủ quản báo chí cần tổng kết, nghiêm túc đánh giá những ưu, khuyết điểm của cơ quan báo chí trực thuộc trong việc thực hiện mục đích, tôn chỉ và chất lượng đội ngũ. Đề ra biện pháp cụ thể nhằm nâng cao chất lượng, khắc phục có hiệu quả xu hướng thương mại hóa, xa rời tôn chỉ, mục đích, đối tượng phục vụ [2, 243].

Một phần của tài liệu Những sự kiện xã hội chịu ảnh hưởng bởi cơ chế tin đồn trên báo chí (khảo sát một số tờ báo in, 2007 - 2008 (Trang 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)