Để góp phần ngăn chặn kịp thời tác động của tin đồn, cần tăng cường và thể chế hóa các phát ngôn, cung cấp thông tin chính thức có chất lượng và trách nhiệm pháp lý của các cơ quan đại diện nhà nước, các tổ chức kinh doanh có liên quan, nhất là Bộ Kinh tế- Tài chính- Tổng hợp, cũng như của các ngành và doanh nghiệp đang có độc quyền kinh doanh cao như xăng, dầu, điện... Ngày 28/5/2007, Thủ tưởng Chinh phủ ra Quyết định số 77/2007/QĐ- TTg về ban hành Quy chế phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí, theo đó, các bộ, ngành, địa phương cần quán triệt thực hiện các quy định tại quyết định này như: kịp thời cung cấp thông tin cho báo chí khi có sự việc liên quan lĩnh vực quản lí của Bộ, không né tránh, đùn đẩy trách nhiệm phát ngôn; cần chọn lựa người đảm bảo các tiêu chuẩn về trình độ, năng lực, kinh nghiệm công tác và có kinh nghiệm trong công tác báo chí để theo dõi, phụ trách trực tiếp lĩnh vực báo chí của ngành theo Luật định.
Không nên lạm dụng hoặc nhấn mạnh yêu cầu “bảo mật” trong các phát ngôn chính thức làm tổn hại uy tín và mất lòng tin của xã hội, tránh “một sự bất tín, vạn sự bất tin” kiểu hôm trước tuyên bố thế này, nhưng hôm sau lại
74
làm ngược lại. Điển hình là sự kiện Bộ Tài chính khẳng định trên một số tờ báo ngày 21/7/2008 là không tăng giá các mặt hàng thiết yếu cho đến hết năm. Điều này khiến người dân dễ hiểu rằng, sẽ không có tăng giá xăng dầu. Nhưng thực tế ngay sau đó, cơ quan chức năng đột nhiên tăng giá xăng lên rất cao, tới 31%, làm cho người dân dễ hiểu lầm là giữa lời tuyên bố và việc làm không đồng nhất với nhau.
Cơ quan quản lý cần phát hiện và trừng phạt kịp thời, nghiêm khắc các cá nhân và tổ chức tung tin đồn thất thiệt nhằm mục tiêu phá hoại chính sách, đầu cơ và cạnh tranh không lành mạnh... Có thể áp dụng xử lý hình sự với các vi phạm đặc biệt nghiêm trọng, thông báo rộng rãi làm gương trong dân chúng.