Hai tuần sau khi tờ báo đầu tiên đăng thông tin không kiểm chứng, báo
Khoa học Phổ thông là tờ báo đầu tiên xác định lại: “Bưởi gây nguy cơ ung thư” không có ở Việt Nam. Trang 2, báo Khoa học Phổ thông, ngày 30/7/2007, TS. Nguyễn Minh Châu, Viện trưởng Viện nghiên cứu cây ăn quả miền Nam lên tiếng xác định lại tên khoa học của loại bưởi được nghiên cứu. Ông cho biết: loại bưởi mà báo nước ngoài đưa tin là giống bưởi chùm, có tên khoa học là Citrus paradisi. Giống bưởi này hoàn toàn khác với giống bưởi đang có ở Việt Nam như Năm roi, da xanh, bưởi Long... (có tên khoa học là Citrus maxima hoặc Citrus grandis) và ở Việt Nam không trồng giống bưởi chùm. Như vậy, chúng ta có thể hoàn toàn yên tâm dùng trái bưởi rất ngon, nhiều vị thuốc của Việt Nam mà không phải lo lắng gì.
TS .Châu cũng phân biệt rõ nguồn gốc, xuất xứ cũng như hình thức của loại bưởi chùm so với trái bưởi Việt Nam, đó là: “Cây bưởi chùm không có nguồn gốc ở châu Á, còn gọi là bưởi đắng, cành lá nhỏ, là cây lai giữa cam và bưởi, xuất hiện ở vùng Caribê từ thế kỷ XVIII- XIX. Ruột trái bưởi chùm khi cắt ngang rất giống trái cam, đặc ruột, các múi dính liền nhau, đặc điểm này rất khác với trái bưởi Việt Nam là tâm trái rỗng, tách rời các tép dễ dàng. Người châu Âu và Mỹ ưa ăn bưởi chùm, chỉ cần cắt đôi trái ra và dùng muỗng múc hay ăn vắt lấy nước như cam. Bưởi chùm được sản xuất và tiêu thụ nhiều ở Mỹ, Brazil, Mexico, Argentina, Israel...Giống bưởi được trồng nhiều ở Việt Nam được coi là giống “bản xứ”, có nguồn gốc Đông Dương, Ấn Độ, Trung Quốc”. Để khẳng định thông tin trên, báo Khoa học Phổ thông có đăng ảnh về loại bưởi chùm có xuất xứ từ vùng Caribê, có hình thức bên ngoài không giống với trái bưởi Việt Nam.
60
Ngày 14/8/2007, sau gần một tháng kể từ khi có thông tin sai lệch về việc bưởi có nguy cơ gây ung thư vú, Thanh niên có bài: “Phụ nữ sẽ bị ung thư vú vì ăn bưởi?”. Tít bài đặt vấn đề nghi ngờ những kết quả khoa học trước đó, tuy nhiên trong bài viết lại khẳng định rõ: “Theo ý kiến của lương y Nguyễn Công Đức, giảng viên khoa Y học cổ truyền, Đại học Y Dược, TP. Hồ Chí Minh, chúng ta có thể an tâm dùng trái bưởi trồng ở trong nước- một loại trái cây rất ngon và có nhiều vị thuốc mà không phải lo lắng gì!”. Cùng với khẳng định này, Thanh niên đăng ý kiến của lương y Nguyễn Công Đức về những công dụng của trái bưởi Việt Nam: “Bưởi trồng trong nước có khoảng 9% acid citric, 14% đường, ngoài ra, còn có lycopin, các men amylaza, peroxydaza, vitamin A, B1, vitamin C... Theo y học cổ truyền, nước ép bưởi dùng chữa bệnh tiêu khát, thiếu vitamin C, làm nguyên liệu chế acid citric thiên nhiên. Nếu dùng bưởi thường xuyên sẽ giúp chắc xương, chắc răng, tăng đề kháng, giảm cholesterol xấu trong cơ thể...”.
Ngày 28/8, Công an thành phố Hồ Chí Minh khẳng định: “Ăn bưởi gây ung thư: Tin đồn vô căn cứ”, trong đó nêu rõ: “Hơn một tháng qua, người dân trồng bưởi ở đồng bằng sông Cửu Long sất bất xang bang bởi thông tin từ Hoa Kì ăn bưởi bị ung thư vú gây hiểu nhầm đối với bưởi da xanh Việt Nam”. Tờ báo này cũng trích dẫn ý kiến của thạc sĩ Võ Hữu Thoại, Phó phòng kỹ thuật canh tác thuộc Viện Nghiên cứu cây ăn quả miền Nam (Bộ Nông nghiệp và phát triển Nông thôn): “Bưởi mà hai trường Đại học nghiên cứu là bưởi chùm đang được trồng ở một số nước châu Mỹ, hoàn toàn không liên quan gì với bưởi Việt Nam. Bà con yên tâm. Bưởi Việt Nam đảm bảo sức khỏe”.
Mặc dù các tờ báo đều tập trung tuyên truyền cải chính như: Bưởi gây ung thư không có ở Việt Nam, Khoa học Phổ thông; Kết quả nghiên cứu chưa phải hoàn toàn chính xác, Thanh niên, Dân trí...nhưng cuối cùng người nông dân vẫn bị thiệt hại nặng nề. Lí do là vì các tờ báo này đã tuyên truyền một cách dàn trải, và khá mờ nhạt, đôi khi là chiếu lệ. Trong khi hơn lúc nào hết, người nông dân trồng bưởi ở Nam Bộ rất cần báo chí có một chiến dịch tuyên
61
truyền đủ tần suất và cường độ để thu hút sự chú ý của người tiêu dùng, giúp họ hiểu được bản chất của sự việc, đồng thời không quay lưng lại với trái bưởi, góp phần làm giảm thiểu thiệt hại cho người nông dân. Bên cạnh đó, các cơ quan chức năng cũng cần vào cuộc sớm. Ngày 17/8, trao đổi với Phóng viên báo Đời sống và Pháp luật, ông Đỗ Quý Doãn, Thứ trưởng Bộ thông tin và truyền thông cho biết: “Trước tiên, Bộ Nông nghiệp và phát triển Nông thôn cần có phát ngôn chính thức về vấn đề này. Sau đó Bộ Thông tin và truyền thông sẽ căn cứ trên phát ngôn và kết luận của cơ quan chức năng sẽ có yêu cầu đối với các cơ quan báo chí đã đưa thông tin trên”, báo Đời sống và Pháp luật, trang 10, ngày 18/8. Như vậy, cơ quan quản lí báo chí đã sẵn sàng “vào cuộc” nhưng dường như cơ quan quản lí nhà nước về Nông nghiệp vẫn khá thờ ơ. Bằng chứng là sau hơn một tháng, Bộ Nông nghiệp và phát triển Nông thôn vẫn chưa có phát ngôn chính thức về vấn đề này. Cũng trong chiều 17/8, trao đổi với phóng viên Đời sống và Pháp luật, ông Ngô Giang, trợ lí báo chí của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển Nông thôn cho biết: “Bộ không có phát ngôn chính thức về vấn đề này vì đã có tờ báo đưa tin lại: trái bưởi Việt Nam không gây ung thư”. Bộ cũng chưa có giải pháp cụ thể nào trước những thiệt hại của người nông dân trồng bưởi”, Đời sống và Pháp luật, trang 10, ngày 18/8.
Chiều 29/8, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã có văn bản chỉ đạo Bộ Thông tin và Truyền thông làm rõ việc một số tờ báo đã đưa tin thất thiệt về việc “ăn bưởi có nguy cơ gây ung thư vú ở phụ nữ”. Trong văn bản gửi Bộ Thông tin và truyền thông, Thủ tướng yêu cầu kiểm tra, làm rõ và xử lí nghiêm cơ quan báo chí, Ban Biên tập và phóng viên đã viết và đăng thông tin sai sự thật nói trên, báo cáo Chính phủ trước ngày 15/9/2007, Đời sống và Pháp luật, trang 2, ngày 30/8 (Nguồn: Công văn 4854?VPCP-TTBC). Theo thông tin từ ICTnews ngày 04/9, cơ quan chức năng đã phát hiện báo đưa tin “ăn bưởi gây ung thư”. Theo Cục báo chí, Bộ Thông tin và truyền thông, các tờ báo thông tin sai là Thanh niên với bài “Bưởi có liên quan đến ung thư vú”, trang 20, ra
62
ngày 17/7; báo điện tử Dân trí đăng bài “Bưởi liên quan đến ung thư vú”, ra ngày 17/7, báo Khoa học phổ thông bài “Ăn bưởi nhiều có nguy có ung thư vú”, trang 3, ngày 27/7, báo điện tử Thời báo Việt bài “Ăn bưởi dễ mắc ung thư vú”, ngày 17/7…Các báo này sẽ phải trình, báo cáo Bộ Thông tin và Truyền thông trước ngày 6/9.
Đứng từ phía người nông dân, ông Thành, chủ vườn bưởi Vĩnh Long bức xúc: “Lẽ ra trong trường hợp ấy, các nhà y học, khoa học Việt Nam phải nhanh chóng lên tiếng, giải thích để người tiêu dùng an tâm, và chúng tôi hoặc tiếp tục trồng, hoặc phá bỏ để trồng loại khác nhưng tin tức loan ra cả tuần lễ, mà chẳng thấy ai nói năng gì”, Công an nhân dân, ngày 6/9. Chỉ đến khi báo chí gặp gỡ những chuyên gia về vấn đề này, và đăng tin cải chính, rằng bưởi Việt Nam không hề gây bệnh ung thư vú thì sự đã rồi bởi lẽ có nhà vườn thiệt hại cả trăm triệu đồng. Ngày 29/8, sau hơn một tháng xuất hiện thông tin sai lệch, việc mua bán bưởi đã trở lại bình thường, giá nhích lên chút ít, sau khi báo chí đưa thông tin: Việt Nam không có bưởi gây ung thư. Thực ra, đây không phải lần đầu tiên những thông tin loại này làm người nông dân khốn đốn. Trước đó ít ngày, xuất hiện thông tin “nước mắm có… phân urê” đã khiến nhiều người suýt tan gia bại sản. Vì thế, một thông tin khoa học, nhất là thông tin ấy có liên quan mật thiết đến sức khỏe cộng đồng, đến đời sống người dân thì nên được kiểm chứng kĩ lưỡng trước khi phổ biến.
Ngày 13/9, Thanh tra Bộ Thông tin và Truyền thông đã quyết định xử phạt vi phạm hành chính với các cơ quan báo chí đã đăng thông tin về việc “ăn nhiều bưởi có nguy cư ung thư vú”, gây thiệt hại vật chất cho người trồng bưởi trong nước. Theo quyết định trên, mức phạt báo Khuyến học và Dân trí, cơ quan chủ quản của báo điện tử Dân trí là 15 triệu đồng; báo
Thanh niên 14 triệu đồng; công ty Netnam, cơ quan chủ quản của báo điện tử Thời báo Việt 13 triệu đồng; báo Khoa học Phổ thông 12 triệu đồng.
63
Trước đó, các cơ quan báo chí vi phạm đã báo cáo giải trình vụ việc. Nhận thức sâu sắc những hậu quả do các bài viết mà cơ quan báo chí mình gây ra. Tổng biên tập các cơ quan báo chí có vi phạm đã tổ chức kiểm điểm nghiêm túc đối với phóng viên. Đây là một “tai nạn nghề nghiệp” đáng để những người làm báo rút ra bài học đáng nhớ về việc tiếp nhận thông tin và xử lí thông tin. Bài học đặt ra đối với người làm báo là phải kiểm tra nguồn gốc thông tin: Kiểm tra bài báo gốc. Ngoài việc đọc thông cáo báo chí hay các bản tóm lược, phóng viên cần đọc hoặc truy cập bài báo gốc để có thêm thông tin. Phân biệt sự khác biệt giữa bằng chứng khoa học và ý kiến cá nhân. Nắm vững các khái niệm. Khi dịch lại thông tin từ báo chí nước ngoài cần phân biệt rõ dữ liệu thực tế hay ý kiến bình luận của cá nhân. Kiểm tra kết quả nghiên cứu xem có khả năng thực tế hay không…
Tiểu kết chƣơng 2
Trong hai năm 2007 và 2008, chúng ta sống chung với làn sóng của những tin đồn, trong đó có những tin đồn báo chí vào cuộc và xử lí kịp thời (Tổng Giám đốc SSI bị bắt, Việt Nam và “cơn sốt” tăng giá gạo), nhưng có những tin đồn đã gây thiệt hại không nhỏ đến đời sống người dân (Thánh vật sông Tô Lịch, Bưởi gây ung thư). Ngoài những sự kiện kể trên, còn hàng chục vụ việc vì tin đồn gây xáo động an ninh trật tự, là cơ hội kiếm tiền cho một số kẻ trục lợi hoặc phao tin đồn để cạnh tranh không lành mạnh...
Không chỉ là nguồn sự kiện của báo chí, tin đồn còn thông qua báo chí tạo dư luận xã hội (Thánh vật ở sông Tô Lịch), và trong một số trường hợp, tin đồn là tác nhân làm thay đổi truyền thông đại chúng (Bưởi gây ung thư). Như vậy, báo chí đã có vai trò trong việc “khuếch tán” tin đồn, và sau đó, chính báo chí phải có những động thái để dập tắt tin đồn.
Trong một số trường hợp, mặc dù báo chí vào cuộc xử lí kịp thời, nhưng tin đồn vẫn để lại những thiệt hại nhất định. Tin đồn trong lĩnh vực kinh tế thường có tính đầu cơ cao, vì lợi ích riêng làm ảnh hưởng đến các uy tín của cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp, gây thiệt hại đến nền kinh tế; Tin
64
đồn trong lĩnh vực văn hóa- xã hội thường không có mục đích rõ ràng, nhưng có tác động mạnh đến đông đảo công chúng, làm đời sống xáo động,...
Tin đồn Tổng Giám đốc SSI Nguyễn Duy Hưng bị bắt không chỉ khiến khách hàng của SSI hoang mang, lo lắng, mà còn tác động đến nhiều Công ty chứng khoán khác tại Thành phố Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, với việc lên tiếng kịp thời của Tổng Giám đốc SSI Nguyễn Duy Hưng ngay trong chiều cùng ngày; cùng với động thái công khai tài chính của SSI và đặc biệt là những thông tin được công bố chính thức từ Tập đoàn tài chính hàng đầu của Mĩ Merrill Lynch được đăng tải kịp thời trên một số tờ báo mạng và một số tờ báo in, những tin đồn liên quan đến SSI đã thực sự bị dập tắt và không còn ảnh hưởng đến thị trường chứng khoán Việt Nam.
Mặc dù không gây tác động lớn, nhưng những tin đồn như vậy cũng luôn tiềm ẩn nguy cơ ảnh hưởng chung tới thị trường chứng khoán Việt Nam. Vấn đề đặt ra với báo in là với tính định kì của mình, cần phải tiếp cận thông tin bằng cách gì để đạt hiệu quả cao nhất, với tốc độ nhanh nhất, khi thị trường chứng khoán ra đời gắn liền với không ít tin đồn ảnh hưởng đến uy tín của cá nhân và doanh nghiệp...
Về “cơn sốt” tăng giá gạo, sau những chỉ đạo kiên quyết và khẳng định về lượng gạo dự trữ của Việt Nam từ người đứng đầu Chính phủ, với sự theo sát của báo chí, giá gạo giảm rất nhanh. Kết quả này cho thấy, những khẳng định về trữ lượng gạo cũng như thái độ kiên quyết của người đứng đầu Chính phủ đã dẹp tan mọi tin đồn. Vấn đề đặt ra là, nếu không có những thông tin kịp thời trấn an dư luận từ phía cơ quan báo chí cùng các giải pháp cấp thời điều hành việc xuất khẩu gạo, ngăn chặn không để xảy ra tình trạng mất cân đối về lương thực trong nước của Bộ trưởng Công thương, Hiệp hội lượng thực Việt Nam, đặc biệt là Công điện khẩn của Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo việc cung ứng đủ gạo cho các địa phương thì có lẽ giá gạo trên thị trường Việt Nam đã không kiểm soát được trong ngày một ngày hai.
65
Sau năm ngày thông tin liên tục và đăng tải những ý kiến khách quan từ các nhà khoa học, các nhà quản lí văn hóa…, sự thật về Thánh vật sông Tô Lịch đã dần được sáng tỏ. Với sự vào cuộc, tuy có muộn của báo chí, cũng đủ để định hướng dư luận trước những thông tin phần nào chứa đựng yếu tố mê tín dị đoan. Bài học đặt ra là, vì sao, báo Bảo vệ Pháp luật cuối tuần lại đăng tải thông tin như vậy, mục đích của tòa soạn báo là gì, ai là người phải chịu trách nhiệm trước những thông tin không có căn cứ?
Trước thông tin “Bưởi gây ung thư” được dịch lại từ một số tờ báo nước ngoài, mặc dù các tờ báo đều tập trung tuyên truyền cải chính như: Bưởi gây ung thư không có ở Việt Nam, Khoa học Phổ thông; Kết quả nghiên cứu chưa phải hoàn toàn chính xác, Thanh niên, Dân trí...nhưng cuối cùng người nông dân vẫn bị thiệt hại nặng nề. Lí do là vì các tờ báo này đã tuyên truyền một cách dàn trải, và khá mờ nhạt, đôi khi là chiếu lệ. Trong khi hơn lúc nào hết, người nông dân trồng bưởi ở Nam Bộ rất cần báo chí có một chiến dịch tuyên truyền đủ tần suất và cường độ để thu hút sự chú ý của người tiêu dùng, giúp họ hiểu được bản chất của sự việc, đồng thời không quay lưng lại với trái bưởi, góp phần làm giảm thiểu thiệt hại cho người nông dân.
Như vậy, dù báo chí vào cuộc kịp thời, chính xác, đủ cường độ thì tin đồn vẫn có tác động tiêu cực đến đời sống xã hội. Tuy nhiên, với những tin đồn không ngăn chặn kịp thời, nó không chỉ gây thiệt hại về kinh tế, đến lợi ích số đông, mà còn gây bất ổn chính trị. Thiệt hại về kinh tế thì có thể khắc phục được, nhưng những tin đồn làm tổn hại đến hệ thống chính trị, đến lợi ích quốc gia, làm mất lòng tin của công chúng thì sẽ để lại những ảnh hưởng lâu dài. Vì vậy, đối với những tin đồn thật sự nguy hại thì phải dập tắt ngay bằng mọi cách.
66
CHƢƠNG 3